Top 10+ thông tin chi tiết về ung thư cổ tử cung cần cho người bệnh

Ung thư cổ tử cung là bệnh có tỉ lệ tử vong cao cho phụ nữ mắc phải, cứ 20 người mắc bệnh lại có 11 người tử vong vì căn bệnh này. Như vậy việc tìm hiểu, bổ sung thông tin về bệnh là cách phòng và chữa bệnh hiệu quả nhất.  Cụ thể, có trong bài viết sau:

Xem thêm:

1. Thế nào là ung thư cổ tử cung?

Khái niệm ung thư cổ tử cung có lẽ không còn xa lạ đối với nhiều người, tuy nhiên, hầu hết mọi người chỉ biết đến đây là căn bệnh nguy hiểm. Bản chất của ung thư cổ tử cung là gì lại không phải là thông tin mà ai cũng nắm rõ được. 

dấu hiệu ung thư cổ tử cung

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung

Hiểu 1 cách đơn giản, ung thư cổ tử cung là căn bệnh gây ra do các tế bào ở cổ tử cung (phần dưới của tử cung) phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể gây ra. Các tế bào mới này phát triển quá nhanh chóng và tạo ra khối u trong cổ tử cung.

2. Dấu hiệu, triệu chứng

Giai đoạn đầu, ung thư cổ tử cung chưa có nhiều dấu hiệu nên khá khó phát hiện. Nhiều người chỉ biết mình đã bị bệnh ở các giai đoạn muộn về sau. Các triệu chứng đi kèm căn bệnh sẽ xuất hiện ở giai đoạn này là:

  • Xuất huyết máu âm đạo:

Tình trạng chảy máu âm đạo xuất hiện sau khi quan hệ tình dục, khi đã mãn kinh, khi không trong kỳ kinh nguyệt hoặc khi đi vệ sinh. 

  • Dịch âm đạo ra nhiều:

Dịch âm đạo hay khí hư tiết nhiều hơn mức bình thường, đi kèm đó là màu sắc cũng ngả vàng hay tối màu, có máu. 

  • Vùng xương chậu đau nhức:

Cảm giác đau nhức vùng xương chậu hay vùng bụng dưới 1 cách bất thường cũng là 1 trong những nguyên nhân của bệnh ung thư cổ tử cung. Đặc biệt cảm giác đau nhức tăng lên khi đang quan hệ tình dục hoặc khi đi vệ sinh. 

  • Chu kỳ kinh nguyệt bất thường:

Tình trạng trễ kinh hoặc chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, máu có màu đen sẫm hoặc đỏ ngả đen. 

  • Tiểu tiện bất thường:

Khi hắt hơi hay vận động mạnh, cơ thể có thể bị rò rỉ nước tiểu. Khi tiểu tiện thấy nước tiểu lẫn với máu, có cảm giác đau buốt khi tiểu tiện. 

đau bụng là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung

Đau bụng thường xuyên là dấu hiệu ung thư cổ tử cung

3. Phân loại ung thư cổ tử cung

Trước khi ung thư xâm nhập, người bệnh sẽ trải qua những tổn thương loạn sản tại cổ tử cung. Như đã trình bày phía trên, sự phát triển bất thường từ một hay một nhóm tế bào biểu mô, tiến triển trong thời gian 10 đến 15 năm sẽ gây ra loạn sản và ung thư cổ tử cung. 

Các giai đoạn loạn sản tiến triển từ loạn sản nhẹ, loạn sản trung bình, loạn sản nặng, rồi thành ung thư tại chỗ và ung thư xâm nhập. Vì vậy, ung thư cổ tử cung được phân loại dựa vào các thể mô bệnh học như sau:

chia-se-nguoi-benh-ung-thu-tu-cung
  • Ung thư biểu mô vảy 
  • Ung thư biểu mô tuyến 
  • Ung thư biểu mô tại chỗ
  • Ung thư biểu mô tế bào sáng

4. Đối tượng dễ mắc ung thư cổ tử cung 

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh đặc trưng chỉ có ở nữ giới, đặc biệt là nữ giới đã từng quan hệ tình dục. Hầu hết phụ nữ trên thế giới đều mắc phải căn bệnh này, không loại trừ độ tuổi. Tuy nhiên, phụ nữ từ 30 – 40 tuổi có khả năng mắc ung thư cổ tử cung cao hơn so với những người ở độ tuổi khác. 

Phự nữ ở độ tuổi nào cũng dễ mắc ung thư cổ tử cung

Phụ nữ mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh ung thư cổ tử cung

5. Nguyên nhân

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, virus HPV là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra ung thư cổ tử cung. Với cơ chế miễn dịch, tự đào thải, 90 – 95% người nhiễm virus HPV có thể tự tiêu diệt hoàn toàn virus này. Hầu hết phụ nữ đều bị nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời, và chúng ta đều không thể kiểm soát được virus HPV đã thực sự bị đào thải hay chưa.

Bên cạnh virus HPV, 1 số loại vi khuẩn cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung như: khuẩn Chlamydia, Nấm Trichomonas,… 

6. Cách phòng tránh ung thư cổ tử cung

Để phòng tránh ung thư cổ tử cung, các bạn cần:

  • Giữ tinh thần lạc quan, yêu đời, tập luyện thể dục thể thao 
  • Có chế độ sống và sinh hoạt lành mạnh, ăn nhiều rau củ tươi, cân bằng chế độ dinh dưỡng
  • Thực hiện xét nghiệm Pap nhằm tìm ra tế bào phát triển không bình thường hoặc tìm ra virus HPV ở cổ tử cung. 
  • Tiêm chủng ngừa HPV trước năm 25 tuổi. 
  • Quan hệ tình dục an toàn để tránh lây nhiễm virus HPV. 
  • Không nên mang thai quá sớm, đặc biệt là trước 18 tuổi
  • Không nên mang thai quá 3 lần
  • Không lạm dụng thuốc tránh thai

Không lạm dụng thuốc tránh thai vì dễ gây ung thư cổ tử cung

Không lạm dụng thuốc tránh thai vì làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung

7. Cách chẩn đoán bệnh 

Hiện nay, để chẩn đoán bệnh ung thư cổ tử cung, người ta dựa theo tiêu chí FIGO và TNM (bướu nguyên phát). 

TNM Figo Tình trạng
T0 Không có bằng chứng về khối u nguyên phát
Tis 0 Ung thư tại chỗ
T1 I Ung thư khu trú tại CTC
T1A I1A Ung thư xâm lấn tiền lâm sàng
T1A1 IA1 Xâm nhập dưới lớp màng đáy ≤ 3mm, rộng ≤ 7mm
T1A2 IB Xâm nhập dưới lớp màng đáy ≤ 5mm, rộng ≤ 7mm
T1B IB1 Tổn thương khu trú ở CTC chưa lan đến các túi cùng
T1B1 IB2 Đường kính lớn nhất của tổn thương ≤ 4cm
T1B2 II Đường kính lớn nhất của tổn thương > 4cm
T2 IIA Ung thư xâm lấn quá CTC nhưng chưa đến  thành
khung xương (1/3 dưới âm đạo)
T2A IIB Chưa xâm lấn parametre
T2B III Xâm lấn parametre
T3 IIIA Ung thư ăn lan đến thành khung xương chậu hoặc
tới 1/3 dưới âm đạo hoặc dẫn đến thận ứ nước
T3A IIIB Ung thư ăn lan đến 1/3 dưới âm đạo không lan đến thành khung chậu
T3B IV  Ung thư lan đến thành khung chậu hoặc gây thận
ứ nước hoặc mất chức năng
T4 IVA Ung thư xâm lấn bàng quang, trực tràng hoặc lan ra ngoài khung chậu

Để chẩn đoán chính xác, ngoài thăm khám lâm sàng, các bác sĩ còn sử dụng các kỹ thuật y tế như:

phát hiện ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu để xác định ung thư cổ tử cung

  • Soi cổ tử cung
  • Sinh thiết khoét chóp
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan), cộng hưởng từ (MRI), X-quang và chụp cắt lớp phóng xạ (PET scan)
  • Xét nghiệm máu

8. Các cách điều trị hiệu quả

Điều trị ung thư là vấn đề ngày càng trở nên phổ biến do tỷ lệ mắc ung thư của người Việt Nam ngày càng cao. Và chủ yếu ở những khu vực nông thôn vì phụ nữ khu vực này còn được ít tiếp xúc với các dịch vụ khám bệnh định kỳ.

Tuy nhiên, ung thư cổ tử vốn là căn bệnh phức tạp, vì vậy tại các khoa điều trị tại bệnh viện đều có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn nhằm điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm cũng như ung thư cổ tử cung giai đoạn trễ. Để tiến hành điều trị ung thư, có 3 phương pháp quen thuộc là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.

8.1 Phẫu thuật

phẫu thuật ung thư cổ tử cung

Phẫu thuật để loại bỏ triệt để các khối u

Phẫu thuật là một trong những phương pháp để điều trị ung thư cổ tử cung. Để loại bỏ ung thư, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ 1 trong 3 phần sau tùy vào vị trí của khối u:

  • Cổ tử cung

Phần cổ tử cung sẽ bao gồm cổ tử cung, mô xung quanh và phần trên của âm đạo. Khi phẫu thuật, những phần này sẽ bị loại bỏ, nhưng giữ lại phần tử cung. 

  • Tử cung

Phần tử cung bao gồm cổ tử cung và tử cung. Khi phẫu thuật, buồng trứng và ống dẫn trứng có thể loại bỏ tùy thuộc vào giai đoạn ung thư. Nếu cắt bỏ tử cung, người bệnh sẽ phải đối mặt với vấn đề không thể mang thai, vì vậy, phương pháp này thường áp dụng cho phụ nữ lớn tuổi đã sinh con. 

  • Đoạn chậu

Phẫu thuật phần này, hầu hết loại bỏ đi các nhiều thành tố ở vùng đoạn chậu như cổ tử cung, âm đạo, tử cung, bàng quang, buồng trứng, ống dẫn trứng và trực tràng.

8.2 Xạ trị

Ở giai đoạn căn bệnh phát triển nặng hơn, phương pháp xạ trị là lựa chọn tốt hơn để điều trị ung thư cổ tử cung. 2 phương pháp phẫu thuật và xạ trị có thể sử dụng kết hợp theo sự tư vấn của bác sĩ.

Tương tự, phương pháp xạ trị và hóa trị cũng có thể sử dụng song song nếu ung thư đã tiến sang giai đoạn cuối. Cách điều trị này sẽ giúp bệnh nhân giảm đau đớn và giảm tỷ lệ xuất huyết khi trị liệu. 
Xạ trị là phương pháp chiếu tia xạ vào cơ thể nhằm điều trị từ gốc tế bào. Có 2 cách đặt máy chiếu tia xạ đó là đặt trong cơ thể bệnh nhân hoặc đặt ở ngoài cơ thể bệnh nhân. Trong 1 số trường hợp, cả 2 cách này được sử dụng kết hợp nhằm làm tăng tính hiệu quả trị liệu. Mỗi đợt xạ trị kéo dài từ 5 – 8 tuần.

8.3 Hóa trị

Phương pháp hóa trị thường xuyên được sử dụng nếu căn bệnh ung thư cổ tử cung đang tiến vào giai đoạn cuối. Hóa trị giúp ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển rộng hơn, di căn vào các vùng trên cơ thể. Đối với hóa trị, thuốc sẽ được tiêm vào cơ thể bệnh nhân qua tĩnh mạch. 

Hóa trị điều trị ung thư cổ tử cung

Hóa trị – điều trị ung thư cổ tử cung bằng hóa chất

Xem thêm: Phác đồ điều trị ung thư cổ tử cung như thế nào?

9. Biến chứng của ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung gây ra những nguy hiểm cho cơ thể người, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Lúc đầu, cơ thể chỉ xuất hiện những tình trạng như đau bụng dưới, chảy máu âm đạo hoặc ra khí hư kèm theo máu. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển nặng hơn, cơ thể sẽ xuất hiện thêm những biểu hiện khác như đi tiểu ra máu, xuất huyết trực tràng. 

Nếu không được chữa trị kịp thời ung thư cổ tử cung sẽ diễn tiến nặng hơn, gây ra các biến chứng trầm trọng như suy thận, phù chân, thiếu máu nặng,…

Sau khi bị ung thư cổ tử cung di căn, các vùng khác trên cơ thể như thận, đường tiết niệu, gan,… sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Một số biến chứng có thể dễ dàng thấy được là suy thận, suy gan, phù, thiếu máu,…

10. Các giai đoạn ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung được chia ra làm 5 giai đoạn:

  • Giai đoạn 0: Tế bào dị thường trong lớp tế bào thứ nhất lót cổ tử cung.
  • Giai đoạn 1: Xuất hiện khối u trong các mô của cổ tử cung.
  • Giai đoạn 2: Khối u đã lan đến âm đạo và các mô gần cổ tử cung.
  • Giai đoạn 3: Khối u đã lan ra khắp vùng xương chậu.
  • Giai đoạn 4: Khối u đã đến các bộ phận gần đó như bàng quang hay trực tràng.

11. Bệnh nhân ung thư cổ tử cung sống được bao lâu? 

Ung thư nói chung không diễn ra đột ngột mà âm thầm phát triển theo từng giai đoạn. Thông thường, người ta phát hiện ra ung thư cổ tử cung khi thấy các triệu chứng lạ từ cơ thể, sau đó mới đi thăm khám bác sĩ tìm ra bệnh lý.

Đối với những giai đoạn đầu của bệnh, bệnh nhân có thể chữa khỏi do bệnh chưa chuyển biến xấu. Vì vậy, bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu là tùy vào giai đoạn phát hiện.

12. Vắc xin ung thư cổ tử cung

vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung

Đã có vắc xin để phòng bệnh ung thư cổ tử cung

Virus HPV 16 và HPV 18 là nguyên nhân chính gây nên ung thư cổ tử cung. Vì vậy các chuyên gia đã sáng chế ra vắc xin phòng bệnh, giúp phái nữ ngăn chặn ung thư sớm nhất có thể.

Lưu ý là bạn chỉ tiêm vacxin này trước 26 tuổi, ngoài 26 tuổi, vắc xin sẽ không có hiệu lực. 

13. Tác dụng phụ khi điều trị ung thư cổ tử cung

Các phương pháp kể trên đều được đảm bảo sự hiệu quả khi điều trị ung thư nói chung và điều trị ung thư cổ tử cung nói riêng. Tương tự như các loại thuốc, mỗi phương pháp kể trên đều có thể mang đến tác dụng phụ cho cơ thể bạn.

Một số tác dụng phụ thường gặp là mãn kinh sớm, hẹp âm đạo, tắc nghẽn hạch bạch huyết,… Vì vậy, bạn nên thảo luận trước với bác sĩ để tìm ra phương pháp phù hợp nhất, hạn chế tối đa các tác dụng phụ. 

Xem thêm: Ung thư cổ tử cung có chữa bằng thuốc nam được không?

14. Địa chỉ điều trị

Ung thư đang là căn bệnh phổ biến tại Việt Nam, vì vậy hầu hết các cơ sở y tế đều có các khoa chuyên môn điều trị. Tuy nhiên, để tiến hành điều trị chuyên nghiệp, tại nước ta vẫn có 1 số bệnh viện tuyến trên như:

  • Bệnh viện K Trung Ương
  • Bệnh viện Việt – Đức
  • Bệnh viện Việt Nam – Cuba
  • Bệnh viện Việt – Tiệp

15. Chi phí điều trị

Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà chi phí điều trị ung thư cổ tử cung có sự khác biệt nhau. Người dân nên mua bảo hiểm y tế để được hỗ trợ 1 khoản kinh phí khi điều trị ung thư tại bệnh viện. 

16. Có thể chữa khỏi ung thư cổ tử cung không? 

Y học phát triển khiến một số bệnh nguy hiểm như ung thư, tim mạch, huyết áp có thể điều trị được cho bệnh nhân. Căn cứ vào từng giai đoạn của ung thư cổ tử cung có thể đưa ra tỷ lệ điều trị thành công như sau:

tỉ lệ sống sót của ung thư cổ tử cung

Tỉ lệ sống sau khi phát hiện bệnh ở từng giai đoạn

  • Giai đoạn tại chỗ (insitu): 96%.
  • Giai đoạn 1: 80 – 90%.
  • Giai đoạn 2: 50-60%.
  • Giai đoạn 3: 25-35%.
  • Giai đoạn 4: dưới 15%.

Xem thêm: Ung thư cổ tử cung có chữa được không?

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm mà hầu hết phụ nữ đều dễ dàng mắc phải. Tuy nhiên, mỗi một bệnh lý trước khi có chuyển biến xấu đều có những triệu chứng riêng.

Vì vậy, nắm rõ những dấu hiệu này, tích cực điều trị sớm sẽ giúp quý khách hàng có 1 cơ thể khỏe mạnh, đồng thời ngăn chặn bệnh tái phát. Hy vọng rằng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích đến các bạn nhằm phòng tránh và điều trị được ung thư cổ tử cung.  

4/5 - (1 bình chọn)
Tài liệu tham khảo
Trích dẫn
Bình luận Wordpress

Bình luận Facebook