Ung thư tuyến giáp là một căn bệnh ung thư phổ biến thứ hai ở nữ giới. Qua bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin để phòng chống, nhận biết chữa trị bệnh một cách tốt nhất. Cùng theo dõi nội dung bài viết theo cấu trúc dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Ung thư tuyến giáp là gì?
Ung thư tuyến giáp là một loại ung thư phổ biến nhất chiếm tới 90% các dạng ung thư tuyến nội tiết. Tại Việt Nam ung thư loại này là căn bệnh phổ biến thứ 9 trong các loại ung thư ở nữ giới với tần suất mắc 5,6/100.000 người, ở nam giới tỷ lệ này nhỏ hơn đạt 1,8/100.000 người.
Bảng tỉ lệ mắc bệnh ung thư tuyến giáp ở Việt Nam
Ung thư tuyến giáp có chữa được không?
Có 4 loại ung thư tuyến giáp trong đó 3 loại ung thư biểu mô tuyến giáp biệt hóa (thể nang, thể nhú và thể tủy) chiếm 90% trường hợp ung thư tuyến giáp và có tiên lượng tốt sau phẫu thuật và xạ trị I-131 do bệnh tiến triển chậm. Ung thư biểu mô tuyến giáp thể không biệt hóa có tiên lượng xấu, thường dưới 1 năm và rất ít cơ hội chữa khỏi.
Người mắc ung thư tuyến giáp có thể tiếp tục sống được bao lâu?
Tiên lượng sống sau 5 năm đối với ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ còn tùy thuộc vào thể ung thư.
- Ung thư biểu mô tuyến giáp biệt hóa thể nhú: Ở những giai đoạn đầu, người mắc bệnh có tỷ lệ sống sau 5 năm là 95%, sau 10 năm là 90%. Ở giai đoạn muộn đã di căn hạch tỷ lệ sống sau 5 năm là 78%.
- Ung thư biểu mô tuyến giáp biệt hóa thể nang: Ở giai đoạn sớm tỷ lệ sống sau 5 năm là 90%, sau 10 năm là 70%. Ở giai đoạn muộn đã di căn hạch tỷ lệ sống sau 5 năm là 56%.
- Ung thư biểu mô tuyến giáp biệt hóa thể tủy: Ở giai đoạn sớm tỷ lệ sống sau 5 năm là 91%, sau 10 năm là 86%. Ở giai đoạn muộn đã di căn hạch tỷ lệ sống sau 5 năm là 37%.
- Ung thư biểu mô tuyến giáp thể không biệt hóa: Đây là loại ung thư hiếm gặp và nguy hiểm, tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ đạt 7% và nhiều trường hợp không quá 1 năm.
2. Các triệu chứng của bệnh ung thư tuyến giáp
Các triệu chứng thường gặp ở người bệnh ung thư tuyến giáp giai đoạn ủ bệnh là:
Khàn giọng: đa số bệnh nhân ung thư tuyến giáp đều chia sẻ là bị khàn giọng. Nguyên nhân là do khối u chèn ép các dây thần kinh thanh quản ở phía sau tuyến giáp khiến các cơ mở và đóng dây thanh âm bị ảnh hưởng nên giọng nói bị thay đổi.
Xuất hiện u cục ở cổ: ở một thời điểm nào đó người bệnh có thể tự nhận thấy sự xuất hiện của nhân giáp ở dạng u cục ở cổ (phía dưới yết hầu) khi soi gương. Nếu thấy xuất hiện của u cục thì cần theo dõi xem khối u có di chuyển lên xuống khi nuốt hay không. Khoảng 90% nhân giáp là lành tính tuy nhiên 10% có thể là u ác tính đặc biệt là những u lớn hoặc có khả năng di chuyển khi nuốt.
Ho kéo dài: một số bệnh nhân ung thư tuyến giáp gặp phải tình trạng ho kéo dài không rõ nguyên nhân, thường không gây sốt hoặc không có đờm.
Khó nuốt, khó thở: khi u tuyến giáp lớn có thể chèn vào thực quản và khiến người bệnh khó nuốt. Việc thở cũng khó khăn hơn do ảnh hưởng của khối u.
Khản cổ là những dấu hiệu bệnh đầu tiên
Xem thêm: 5 dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu
3. Các giai đoạn của ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp có 4 thể (thể nang, thể nhú, thể tủy và thể không biệt hóa). Sự phân chia các giai đoạn tùy từng thể như sau:
3.1 Các giai đoạn ung thư tuyến giáp thể nhú hoặc thể nang
Bệnh nhân dưới 45 tuổi
- Giai đoạn 1: u tuyến giáp ở bất kỳ kích cỡ nào. Khối u có thể đã xâm lấn tới hạch bạch huyết hoặc các mô lân cận nhưng chưa lan tới các cơ quan khác của cơ thể.
- Giai đoạn 2: u tuyến giáp ở bất kỳ kích cỡ nào, đã di căn tới hạch bạch huyết và các cơ quan khác như phổi, xương.
Bệnh nhân từ 45 tuổi trở lên
- Giai đoạn 1: khối u chỉ khu trú ở tuyến giáp, kích thước dưới 2cm
- Giai đoạn 2: khối u chỉ khu trú ở tuyến giáp, kích thước 2-4 cm
- Giai đoạn 3: Khối u lớn hơn 4cm và đã xâm lấn tới các mô lân cận gần tuyến giáp hoặc có kích thước nhỏ hơn 4cm nhưng đã xâm lấn tới các hạch bạch huyết.
- Giai đoạn 4: khối u đã di căn xa tới các cơ quan khác của cơ thể như thực quản, mặt, phổi, xương.
3.2 Ung thư tuyến giáp thể tủy:
- Giai đoạn 1: khối u có kích thước 2cm hoặc nhỏ hơn và mới chỉ khu trú ở tuyến giáp
- Giai đoạn 2: khối u lớn hơn 2cm và chỉ khu trú trong tuyến giáp hoặc ở bất kỳ kích cỡ nào nhưng đã bắt đầu xâm lấn tới các mô lân cận (chưa tới hạch bạch huyết).
- Giai đoạn 3: khối u ở tuyến giáp có thể lớn hoặc nhỏ hơn 2cm và đã bắt đầu di căn tới các hạch bạch huyết gần khí quản.
- Giai đoạn 4: Khối u ở tuyến giáp đã di căn tới các cơ quan khác trong cơ thể như phổi, xương, não…
3.3 Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa
Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa chỉ có giai đoạn 4. Ở thời điểm phát hiện thể không biệt hóa khối u ở tuyến giáp đã di căn cổ. Giai đoạn 4 được chia nhỏ thành 3 giai đoạn tùy thuộc vào vị trí khối u di căn.
Xem thêm: Ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ
4. Cách phát hiện ung thư tuyến giáp
Bệnh có thể được phát hiện khi đi khám và làm các xét nghiệm kiểm tra cần thiết tại các bệnh viện có chuyên khoa về ung bướu.
4.1. Địa chỉ khám ung thư tuyến giáp
Căn bệnh này là một dạng ung thư tuyến nội tiết phổ biến nhất. Bệnh viện nội tiết trung ương là cơ sở y tế đáng tin cậy nhất để khám và chẩn đoán tình trạng bệnh. Tại đây, bạn cũng được chẩn đoán, theo dõi và điều trị các bệnh lý tuyến giáp khác.
Bệnh viện K (Hà Nội) và bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện ung bướu Đà Nẵng cũng là những bệnh viện uy tín hàng đầu trong chẩn đoán ung thư tuyến giáp.
Bệnh viện u bướu đà nẵng
4.2. Các xét nghiệm phát hiện ung thư tuyến giáp
Để chẩn đoán bệnh bác sĩ có thể chỉ định một số loại xét nghiệm bao gồm:
4.2.1. Các xét nghiệm phát hiện bệnh
- Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ khám kiểm tra những u cục, hạch xuất hiện ở cổ và hỏi bệnh nhân về triệu chứng cũng như xác định thông tin xem bạn có thuộc nhóm nguy cơ cao hay không. Các câu hỏi thường là bạn có từng tiếp xúc với bức xạ, chất phóng xạ không, hay người thân trong gia đình bạn có ai bị ung thư tuyến giáp hay bệnh tuyến giáp không.
- Siêu âm
Siêu âm là chẩn đoán hình ảnh hay được sử dụng nhất, giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về u ở tuyến giáp. Khi siêu âm, bác sĩ sẽ thấy được hình ảnh của toàn bộ tuyến giáp và biết được khu vực đó có chứa nhiều dịch lỏng hay ở dạng rắn. Nếu u cục ở dạng rắn thì nguy cơ có là khối u ác tính (ung thư) sẽ cao hơn. Siêu âm cũng có thể cho kết quả về kích cỡ của u cục và số lượng u xuất hiện ở tuyến giáp.
- Sinh thiết chọc hút tế bào bằng kim nhỏ
Nếu phát hiện thấy u cục hoặc bướu ở tuyến giáp, bác sĩ sẽ yêu cầu làm sinh thiết để xem u bướu đó là lành tính hay ác tính. Bác sĩ sẽ dùng một chiếc kim nhỏ để lấy mẫu bệnh phẩm từ vị trí u bướu ở tuyến giáp và các vùng lân cận để tiến hành kiểm tra dưới kính hiển vi xem có sự xuất hiện của các tế bào bất thường hay không. Nếu có tế bào bất thường có nghĩa là người bệnh đã mắc ung thư tuyến giáp.
Sinh chiết để xác định giai đoạn phát triển bệnh
4.2.2. Các xét nghiệm xác nhận bệnh và đánh giá giai đoạn
Các xét nghiệm dưới đây sẽ giúp xác định thông tin về khối u tuyến giáp và đánh giá giai đoạn để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
- Siêu âm
Siêu âm giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về u ở tuyến giáp. Siêu âm cũng có thể cho kết quả về kích cỡ của u cục và số lượng u xuất hiện ở tuyến giáp.
- Chụp CT
Chụp CT sẽ giúp xác định xem khối u ở tuyến giáp có di căn tới các vị trí khác của cơ thể hay không và kích cỡ của khối u ở từng vị trí.
- Chụp PET
Chụp PET có thể giúp đánh giá chuyển hóa ở mức tế bào. PET có thể giúp phát hiện khối u ở giai đoạn sớm hoặc phát hiện sự di căn của khối u tới các vị trí, cơ quan khác trong cơ thể.
5. Nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến giáp
- Tuổi tác: Bệnh này có thể ảnh hưởng tới bất kỳ độ tuổi nào tuy nhiên độ tuổi phổ biến nhất ở người bệnh tuyến giáp là 40-50 ở nữ giới và 60-70 ở nam giới.
- Giới tính: Ung thư tuyến giáp có thể ảnh hưởng tới cả nam giới và phụ nữ tuy nhiên bệnh phổ biến hơn ở nữ giới. Giữa 2 giới, nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp ở nữ giới cao hơn 3 lần so với ở nam giới.
- Hệ miễn dịch suy yếu: Suy giảm miễn dịch được coi là nguyên nhân đầu tiên gây ung thư tuyến giáp do cơ thể không sản xuất các kháng thể giúp chống lại xâm nhập của các mầm bệnh như virus, vi khuẩn một cách hiệu quả. Khi hệ miễn dịch bị suy yếu các mầm bệnh này sẽ có điều kiện xâm nhập và tấn công tuyến giáp, gây tổn thương và ung thư ác tính.
- Bệnh lý tuyến giáp: những người mắc một số bệnh tự miễn như bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto, bệnh basedow (cường giáp), bướu giáp, suy giáp… có nguy cơ cao mắc phải ung thư tuyến giáp.
- Tiền sử gia đình: Yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng tới nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp. Những người có tiền sử gia đình người thân mắc bệnh có nguy cơ bị bệnh này cao hơn. Ngoài ra, một số rối loạn hoặc hội chứng di truyền bao gồm tân sinh đa tuyến nội tiết, hội chứng ung thư đại tràng di truyền, bệnh Cowden cũng có khả năng làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp.
- Nhiễm phóng xạ: những người bị nhiễm phóng xạ do sống và làm việc trong môi trường có bức xạ, chất phóng xạ hoặc đã phải trải qua xạ trị vùng đầu, cổ trước đó để điều trị bệnh có nguy cơ bị ung thư tuyến giáp cao, đặc biệt là trẻ em.
- Béo phì: những người béo phì thường có tỉ lệ mắc bệnh này cao hơn.
Người béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh
6. Cách phòng bệnh ung thư tuyến giáp hiệu quả
- Tránh các yếu tố nguy cơ, nếu bị các bệnh lý tuyến giáp như suy giáp, cường giáp thì cần điều trị tích cực và triệt để theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Ăn uống sinh hoạt lành mạnh và điều độ, hạn chế ăn chất béo. Ăn nhiều hoa quả, rau xanh và tích cực tập luyện thể dục thể thao
- Hạn chế tối đa tiếp xúc với các tia bức xạ, phóng xạ
- Quan sát theo dõi vùng cổ dưới yết hầu xem có xuất hiện các u, cục, bướu hay không. Nếu có thì cần khám bác sĩ để kiểm tra và theo dõi.
- Nếu thấy các triệu chứng lạ như khàn tiếng, khó nuốt, sưng cổ và đau, ho kéo dài…thì cần khám kiểm tra để loại trừ nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp.
- Nếu thuộc nhóm có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao như có tiền sử gia đình có người mắc bệnh, mắc bệnh lý tuyến giáp hoặc xạ trị vùng đầu cổ…thì cần khám định kỳ thường xuyên.
7. Điều trị ung thư tuyến giáp
7.1. Địa chỉ điều trị ung thư tuyến giáp
Dưới đây là địa chỉ điều trị bệnh ung thư có uy tín và chất lượng. Bệnh nhân cũng được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định khi điều trị tại các bệnh viện này.
- Khu vực phía Bắc: bệnh viện nội tiết trung ương, bệnh viện K (cơ sở 1, cơ sở 2, cơ sở 3) có tất cả các phác đồ điều trị ung thư tuyến giáp, bệnh viện Việt Đức (nếu điều trị phẫu thuật).
- Khu vực phía Nam: bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
- Khu vực miền Trung: bệnh viện ung bướu Đà Nẵng.
7.2. Các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp
Hiện nay có 3 phương pháp điều trị bệnh ung thư liên quan đến tuyến giáp như sau:
7.2.1 Phẫu thuật tuyến giáp để cắt bỏ khối u và nạo vét hạch
Phẫu thuật loại bỏ khối u
Sau khi hội chẩn bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật tuyến giáp phù hợp nhất để loại bỏ triệt để khối u bao gồm:
- Phẫu thuật cắt một thùy và eo giáp trạng (nếu ở giai đoạn sớm)
- Cắt toàn bộ tuyến giáp nếu khối u lớn nhưng vẫn chỉ khu trú ở tuyến giáp. Nếu bệnh nhân được chỉ định cắt giáp toàn bộ thì sẽ cần uống hormone tuyến giáp lâu dài cho đến hết đời.
- Cắt toàn bộ tuyến giáp kết hợp nạo vét hạch bạch huyết quanh tuyến giáp (nếu ung thư tuyến giáp đã di căn hạch cổ). Những bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp di căn hạch sẽ được chỉ định điều trị bằng i-ốt phóng xạ sau phẫu thuật.
Phẫu thuật có thể coi là phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp có hiệu quả cao nhất.
Phẫu thuật chỉ có thể tiến hành nếu sức khỏe của bệnh nhân đảm bảo điều kiện phẫu thuật. Nếu số lượng hạch nhiều thì khó có thể phẫu thuật vét hạch triệt để và dễ bỏ sót hạch, do đó bác sĩ sẽ không khuyến cáo phẫu thuật.
Khi bệnh ung thư đã phát triển đến giai đoạn cuối thì cần cần kết hợp nhiều phương án với nhau để điều trị dứt điểm được bệnh ung thư tuyến giáp
7.2.2 Phương pháp xạ trị I-131
Xạ trị I-131 được chỉ định để loại bỏ những tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật hoặc dùng để điều trị kiểm soát khối u tuyến giáp cho bệnh nhân không đủ điều kiện phẫu thuật. Phương pháp này được thiết kế dựa trên đặc điểm đặc biệt của các tế bào tuyến giáp đó là khả năng hấp thụ i-ốt rất hiệu quả.
Sau khi được hấp thu vào tế bào, i-ốt phóng xạ (I-131) sẽ phá hủy ADN và làm chết các tế bào tuyến giáp bao gồm cả tế bào ung thư. Các tế bào trong các mô khác của cơ thể (ngoại trừ mô giáp) không hấp thụ i-ốt 131 nên sẽ ít bị ảnh hưởng bởi chất phóng xạ này.
Phương pháp xạ trị I-131 được thực hiện như thế nào:
Một vài tuần trước khi điều trị, bệnh nhân cần đảm bảo kiểm soát chỉ số TSH. Bệnh nhân cũng được khuyến cáo hạn chế ăn i-ốt để có thể hấp thụ tối đa I-131.
Bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân uống I-131 liều thấp và chụp xạ để chẩn đoán với I-131 sau đó sẽ đánh giá liều điều trị thích hợp cho bệnh nhân. Khi điều trị bằng i-ốt phóng xạ, bệnh nhân cần được cách ly để đảm bảo an toàn cho những người xung quanh.
7.2.3 Điều trị ung thư tuyến giáp di căn bằng thuốc điều trị trúng đích.
Vì phương pháp hóa trị không phát huy hiệu quả đối với ung thư tuyến giáp nên đối với các giai đoạn muộn người bệnh ung thư tuyến giáp có thể lựa chọn thuốc điều trị trúng đích.
FDA đã cấp phép một số loại thuốc đích dùng trong điều trị ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ giai đoạn tiến triển: Cabozantinib (Cometriq®), vandetanib (Caprelsa®), sorafenib (Nexavar®), lenvatinib mesylate (Lenvima®), trametinib (Mekinist®), dabrafenib (Tafinlar®).
Liệu pháp điều trị trúng đích chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam và chi phí điều trị cao hơn nhiều so với phẫu thuật và xạ trị I-131 nhưng cũng đem lại nhiều lựa chọn điều trị cho bệnh nhân đặc biệt là giai đoạn muộn.
7.3. Chi phí điều trị ung thư tuyến giáp
Chi phí điều trị ung thư loại này trọn gói vào khoảng 25-27 triệu tùy thể trạng bệnh nhân và nơi điều trị (bệnh viện K, bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Thu Cúc…).
Xem thêm: 7 cơ sở chữa ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối hiệu quả nhất
8. Hình ảnh ung thư tuyến giáp
- Hình ảnh vị trí tuyến giáp
Vị trí tuyến giáp
- Hình ảnh chẩn đoán ung thư tuyến giáp bằng siêu âm
Mô tả vị trí khối u trên tuyến giáp
Hình ảnh ung thư tuyến giáp từng giai đoạn 1, 2, 3…
- Giai đoạn 1
Hình ảnh khối u ở giai đoạn đầu
- Giai đoạn 2:
Hình ảnh khối u ở giai đoạn 2 bắt đầu di căn sang các vị trí khác trên tuyến giáp
- Giai đoạn 3
Di căn toàn bộ sang khu vực tuyến giáp
Đây là giai đoạn các khối u bắt đầu di căn sang các khu vực khác ở cổ tạo thành các hạch cổ rất dễ nhận biết.
- Giai đoạn 4
Kích thước khối u phát triển lớn hơn mức bình thường
- Giai đoạn 5
Di căn sang các bộ phận khác trên toàn cơ thể
9. Một số câu chuyện bệnh nhân chữa khỏi ung thư
Cha xứ Nguyễn Văn Đoàn (giáo xứ Thạch Bích, Thanh Oai, Hà Tây) gặp phải các dấu hiệu như giọng nói khàn, hay ho và phát hiện mắc ung thư tuyến giáp. Ông đã lên bệnh viện ung bướu Hà Nội làm các chụp chiếu, xét nghiệm.
Trong thời gian điều trị, cha xứ được ông Điều giới thiệu về sản phẩm Ancan của tập đoàn Triso. Ông đã uống Ancan và thấy nhiều tiến triển tốt, bệnh ung thư tuyến giáp thuyên giảm. Ông đã dùng Ancan trong suốt 3 năm và thấy các vấn đề bệnh tiểu đường, mỡ máu, men gan đều được cải thiện rất tốt.
Ung thư là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm và không thể coi thường. Tuy nhiên, nếu có biện pháp ngăn chặn, kiểm soát và điều trị kịp thời thì hầu hết các căn bệnh ung thư nói chung và ung thư tuyến giáp đều có thể được đẩy lùi. Do đó, người bệnh không nên nản lòng mà hãy kiên trì quyết tâm điều trị nhé.