7 cách chữa bệnh ung thư cổ tử cung có thể bệnh nhân chưa biết

Khi mà ngày càng nhiều người mắc bệnh ung thư cổ tử cung hơn thì số người tìm hiểu về các cách chữa bệnh ung thư cổ tử cung cũng ngày càng nhiều hơn. Trên thực tế, tùy vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, giai đoạn, vị trí và loại ung thư,… người bệnh sẽ cần có những phương pháp điều trị chữa bệnh ung thư cổ tử cung khác nhau để điều trị triệt để bệnh. 

1. Ung thư cổ tử cung là gì

Ung thư cổ tử cung là một loại ung thư phụ khoa ở phụ nữ phát sinh do sự phát triển bất thường của các tế bào có khả năng lan truyền sang các bộ phận khác trên cơ thể. Người mới mắc bệnh hầu như không phát hiện được các dấu hiệu rõ ràng. Các triệu chứng về sau có thể bao xuất hiện như chảy máu âm đạo bất thường, đau xương chậu hoặc đau khi quan hệ tình dục. Trên thế giới, ung thư cổ tử cung là nguyên nhân phổ biến thứ tư gây tử vong do ung thư ở phụ nữ. Mức độ phổ biến của ung thư cổ tử cung ở Việt Nam chỉ đứng thứ hai sau ung thư vú.

hình ảnh minh họa cho người bị ung thư cổ tử cung

Human papillomavirus (HPV) là nguyên nhân chủ yếu gây ra hơn 90% trường hợp mắc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp nhiễm HPV đều dẫn đến ung thư. Có nhiều yếu tố khác bao gồm hút thuốc, hệ thống miễn dịch yếu, sử dụng thuốc tránh thai, quan hệ tình dục quá sớm và có nhiều bạn tình. Ung thư cổ tử cung thường phát triển từ giai đoạn tiền ung thư trong vòng 10 đến 20 năm. Có nhiều loại ung thư cổ tử cung, phổ biến nhất là ung thư biểu mô tế bào vảy chiếm khoảng 85% các trường hợp ung thư cổ tử cung, 10% là ung thư biểu mô tuyến và một số lượng nhỏ là các loại khác.

2.  Quá trình phát triển của ung thư cổ tử cung

  • Giai đoạn 0: Ung thư biểu mô tại chỗ (CIS), là giai đoạn sớm nhất của ung thư cổ tử cung. Các tế bào ung thư CIS chỉ nằm ở lớp bề mặt của cổ tử cung, chưa phát triển thành các lớp tế bào sâu hơn. Vì vậy mà nhiều chẩn đoán cũng gọi đây là giai đoạn tiền ung thư. Tất cả các trường hợp ung thư biểu mô tại chỗ đều có thể được chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, đôi khi ung thư biểu mô tại chỗ có thể tái phát vì vậy cần phải theo dõi kỹ càng sau khi điều trị. Có thể sử dụng các phương pháp xét nghiệm thông thường hoặc soi cổ tử cung.

Biểu hiện của ung thư cổ tử cung

  • Giai đoạn I: Các tế bào ung thư đã đi sâu hơn, không chỉ còn ở bề mặt của cổ tử cung

Giai đoạn IA1: Các tế bào ung thư bắt đầu xâm lấn vào cổ tử cung, bề rộng nhỏ hơn 3mm.

Giai đoạn IA2: Tế bào ung thư phát triển rộng hơn và nhỏ hơn 7mm.

Giai đoạn IB1: Tế bào ung thư bắt đầu lan rộng và có thể thấy rõ, nhỏ hơn 4cm theo chiều rộng.

Giai đoạn IB2: Trong giai đoạn này, tế bào ung thư đã phát triển thành khối lớn hơn 4cm.

  • Giai đoạn II: Khối u bắt đầu xâm lấn vào âm đạo và các bộ phận xung quanh tử cung

Giai đoạn IIA: Đây là giai đoạn ung thư phát triển vào trong phần đầu của âm đạo.

Giai đoạn IIB: Tế bào ung thư phát triển lây lan sang các mô xung quanh cổ tử cung

  • Giai đoạn III: Ung thư phát triển lấn sâu vào phần dưới âm đạo.

Giai đoạn IIIA: Ung thư phát triển giới hạn ở phần dưới của âm đạo và vùng chậu.

Giai đoạn IIIB: Trong giai đoạn này, khối u đã lan rộng ra thành vùng chậu và ảnh hưởng đến dòng chảy của nước tiểu tới bàng quang.

  • Giai đoạn IV: Giai đoạn ung thư di căn, ngoài cổ tử cung các bộ phận khác trên cơ thể cũng bị ảnh hưởng

Giai đoạn IVA: Ung thư ảnh hưởng đến bàng quang và trực tràng.

Giai đoạn IVB: Ung thư cổ tử cung giai đoạn IVB hiện nay chưa có phương pháp nào có thể chữa trị, xạ trị hay hóa trị chỉ có thể làm giảm sự phát triển của ung thư và giảm các triệu chứng.

Xem thêm: Phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất

chia-se-nguoi-benh-ung-thu-tu-cung

3. Cách điều trị ung thư cổ tử cung

Tổng hợp các cách chữa bệnh ung thư cổ tử cung đa dạng và hiệu quả nhất đã được chứng minh qua thực tế, dưới đây là một số cách điều trị ung thư cổ tử cung như thế.

3.1. Chữa bằng thuốc (Chữa ung thư cổ tử cung không phẫu thuật)

Thuốc tây

Dựa trên sự nghiên cứu về biến đổi gen của các tế bào gây ra ung thư. Hiện nay, các chuyên gia đã phát triển được nhiều loại thuốc mới có phương thức hoạt động khác với hóa trị liệu. Những loại thuốc tây dùng để điều trị ung thư cổ tử cung thường có ít tác dụng phụ hơn. Thuốc có thể được sử dụng riêng hoặc kết hợp với hóa trị liệu. Có thể kể đến một số loại thuốc như sau:

thuốc tây chữa ung thư cổ tử cung

  • Bevacizumab (Avastin): Đây là loại thuốc được phát triển đầu tiên để chữa ung thư cổ tử cung. Sử dụng Avastin sẽ ngăn chặn sự hình thành hệ thống mạch máu nuôi dưỡng khối u. Thuốc được chỉ định sử dụng trong trường hợp tái phát ung thư và kết hợp với hóa trị trong giai đoạn ung thư di căn để ngăn chặn sự lây lan tế bào ung thư. Tác dụng phụ của thuốc có thể xuất hiện các tình trạng: đau đầu, mệt mỏi, tăng huyết áp, tăng glucose trong máu, chán ăn, sút cân,…
  • Lapatinib (Tykerb): Là loại thuốc dạng viên, được dùng trong liệu pháp kết hợp với Herceptin, nhằm vào những tế bào ung thư chứa lượng lớn protein gọi là thụ thể HER2. HER2 làm cho các tế bào ung thư phát triển và lan rộng. Lapatinib làm ngưng HER2 để làm cho các tế bào ngừng phát triển hoặc bị phá hủy. Tykerb hiện đang được sử dụng rộng rãi tại châu Âu, kết hợp với thuốc hóa trị để làm chậm sự phát triển của khối u. Tykerb có thể gây ra một số tác dụng phụ như: buồn nôn, tiêu chảy, sức đề kháng yếu, bệnh da liễu, nhắc đầu, khó ngủ, nóng trong, các vấn đề về tim mạch,…

Thuốc nam

Ngoài các loại thuốc tây, người bệnh cũng có thể sử dụng kết hợp các bài thuốc đông y để tăng cường hiệu quả. Dưới đây là một số loại thuốc nam được chứng nhận có hiệu quả trong điều trị ung thư cổ tử cung:

Cây xạ đen chữa ung thư cổ tử cung

  • Cây xạ đen: Cây xạ đen có tên khoa học là Celastrus hindsii, theo các nghiên cứu khoa học, trong cây xạ đen có chứa các chất friedelan triterpen, lupan, clionasterol và axit glucosyringic, được sử dụng trong Đông y và Tây y hỗ trợ chữa trị các bệnh liên quan đến ung thư, các khối u rất hiệu quả. Cách dùng loại thuốc này là sắc kỹ rồi gạn nước nhiều lần để lấy được hết tinh chất. Thuốc sắc uống hết trong ngày, không thể lưu trữ và sử dụng lâu dài. Kiên trì uống thuốc sau 1-2 thắng sẽ thấy giảm các triệu chứng rõ rệt. Tuy nhiên cần phải tiếp tục sử dụng đều đặn cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn để điều trị dứt điểm. Trong quá trình điều trị cần liên tục kiểm tra để theo dõi sự tiến triển của bệnh.
  • Tam thất: Trong tam thất có chứa các hợp chất hỗ trợ hệ miễn dịch, giảm ngăn sự hủy hoại của các tế bào ung thư tác động lên các cơ quan nội tạng bên trong của cơ thể, chống lại virus HPV làm giảm khả năng mắc bệnh ung thư tử cung. Tam thất sử dụng kết hợp với hóa trị, xạ trị giúp người bệnh tăng cường hệ bài tiết cũng như tăng cường sức mạnh cho tế bào lành tính giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn, hạn chế tối đa do quá trình điều trị từ hóa chất gây ra. Bệnh nhân ung thư tử cung dùng tam thất hàng ngày vẫn phải kết hợp với sự điều trị của bác sĩ.
  • Cây trinh nữ hoàng cung: Các nghiên cứu chỉ ra rằng chất lycorin trong lá trinh nữ hoàng cung có thể ức chế tổng hợp protein, làm giảm khả năng phát triển của tế bào khối u. Hơn nữa, lycorin còn có tác dụng kháng virus HPV, ngăn chặn sự phát triển của các virus gây bệnh bằng cách ức chế tổng hợp các tiền chất cần thiết cho sự sinh trưởng của chúng. Trinh nữ hoàng cung có thể dùng trực tiếp lá tươi hoặc phơi khô, sắc với nước để uống hàng ngày, một ngày có thể chia ra uống làm 2 hoặc 3 lần, giúp chữa viêm nhiễm phụ khoa rất tốt. 

Xem thêm: Điều trị ung thư giai đoạn đầu như thế nào thì hiệu quả

3.2 Phẫu thuật

Phẫu thuật chữa ung thư cổ tử cung

  • Phẫu thuật không xâm lấn và xâm lấn tối thiểu: Với trình độ phát triển của y học hiện đại, các phương pháp điều trị ung thư không xâm lấn và phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được sử dụng rộng rãi. 

Phương pháp điều trị không xâm lấn là việc sử dụng sóng siêu âm để làm xẹp khối u, không cần phẫu thuật và không để lại biến chứng. 

Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu là phương pháp giảm thiểu tối đa chấn thương tới cơ thể. Thủ thuật hiệu quả này được thực hiện bằng việc đưa các dụng cụ nội soi cao cấp qua 3 – 4 vết rạch kích thước siêu nhỏ. Bác sĩ phẫu thuật có thể nhìn được các hình ảnh chất lượng và chi tiết các cơ quan nội tạng bằng việc đưa ống nội soi quan sát qua các vết rạch này. Các phương pháp trên được áp dụng trong điều trị u xơ tử cung và giai đoạn tiền ung thư cổ tử cung.

  • Phẫu thuật truyền thống: Phẫu thuật có thể được sử dụng để chẩn đoán ung thư cổ tử cung, xác định ung thư đã lan rộng bao xa, điều trị ung thư (đặc biệt đối với ung thư giai đoạn sớm). Phẫu thuật cắt khối u tử cung vẫn giữ được khả năng sinh sản của người bệnh nếu được thực hiện sớm ở giai đoạn I khi khối u chưa lan rộng và di căn, vì lúc này các tế bào ung thư chỉ mới phát triển và chưa lan sang các bộ phận khác trong cơ thể người bệnh. Các phương pháp hóa trị, xạ trị được khuyến khích sử dụng đồng thời để đem lại hiệu quả phẫu thuật. Có nhiều phương pháp để loại bỏ khối u cổ tử cung như: sinh chiết chóp cổ tử cung (xét nghiệm và lấy ra các tế bào bất thường); phẫu thuật lạnh (giết chết các tế bào ung thư bằng cách dùng nitơ làm lạnh); phẫu thuật bằng tia laser (sử dụng chùm tia laser hướng qua âm đạo để đốt cháy các tế bào bất thường hoặc loại bỏ mảnh mô nhỏ; phẫu thuật cắt bỏ bằng điện (LEEP).
  • Phẫu thuật MRI: MRI HIFU là kỹ thuật không xâm lấn dùng để điều trị các bệnh lý u xơ tử cung, lạc nội mạc cơ tử cung, u xương, u tiền liệt tuyến. Phương pháp MRI HIFU không cần gây tê, gây mê, không sử dụng dao mổ nên không gây chảy máu vì vậy có độ an toàn cao và hồi phục nhanh. Sau khi được kiểm tra nếu khối u phù hợp với phương pháp MRI HIFU, bác sĩ sẽ dùng sóng siêu âm cường độ cao tạo hiệu ứng nhiệt đốt tế bào đích dưới kiểm soát định vị bằng hình ảnh cộng hưởng từ. Kỹ thuật này giúp loại trừ tế bào bất thường mà không cần phẫu thuật. Bệnh nhân điều trị bằng phương pháp này có thể trở lại sinh hoạt bình thường trong vòng 24 giờ. Thực hiện MRI được thông qua 3 bước: chụp MRI vùng chậu trước điều trị, dùng HIFU dưới định vị của MRI để điều trị, chụp MRI vùng chậu sau điều trị.
  • Phẫu thuật cắt bỏ tử cung: Ở các giai đoạn sau của ung thư cổ tử cung, phương pháp hiệu quả nhất là cắt bỏ tử cung, điều ngày cũng lấy đi khả năng sinh con của người bệnh. Ở giai đoạn I, phẫu thuật sẽ loại bỏ phần tử cung đơn giản (cả phần thân tử cung và cổ tử cung) nhưng vẫn giữ lại các bộ phận xung quanh (dây chằng tử cung, các hạch bạch huyết âm đạo, vùng chậu, buồng trứng và ống dẫn trứng). Tử cung và một phần âm đạo sẽ bị cắt bỏ khi ung thư đã chuyển sang giai đoạn II, buồng trứng và các hạch bạch huyết âm đạo cũng có thể bị loại bỏ tùy theo mức độ lan rộng của khối u. Khi ung thư đã lan đến vùng chậu thì phẫu thuật cần phải cắt bỏ cơ quan vùng này, bao gồm toàn bộ tử cung, âm đạo, buồng trứng và các bộ phận xung quanh mà tế bào ung thư đã xâm lấn.

Xem thêm: Điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 như thế nào?

4. Điều trị ung thư cổ tử cung khi mang thai

Ung thư cổ tử cung cũng xuất hiện ở phụ nữ đang trong thai kỳ, phần lớn nằm ở giai đoạn I. Liệu trình điều trị trong thai kỳ được xây dựng dựa trên: loại ung thư cổ tử cung, kích thước khối u, mang thai bao lâu, ung thư có xuất hiện ở các mạch bạch huyết lân cận hay không.

Nếu ở giai đoạn tiền ung thư hoặc mang kích thước nhỏ, thì có thể hoãn điều trị đến sau khi sinh con vài tuần. Các lựa chọn phẫu thuật sau khi sinh đối với ung thư giai đoạn đầu bao gồm cắt tử cung, phẫu thuật cắt bỏ triệt để hoặc sinh thiết chóp tử cung. Với cách chữa bệnh ung thư cổ tử cung này phụ nữ rất có thể không thể mang thai được nữa.

Nếu ung thư đã phát triển thành khối lớn và lan sang các vùng lân cận, thì bệnh nhân phải lựa chọn tiếp tục mang thai hoặc không. Nếu không, điều trị sẽ là cắt tử cung triệt để kết hợp với xạ trị. Hóa trị cũng có thể sử dụng để thu nhỏ kích thước khối u. Nếu vẫn quyết định tiếp tục mang thai thì cần sinh bằng phương pháp mổ đẻ càng sớm càng tốt. Cần có biện pháp kịp thời khi ung thư phát triển nặng hơn. 

5. Chế độ sinh hoạt khi điều trị ung thư cổ tử cung

Cung cấp cho cơ thể những loại thực phẩm giàu kiềm, loại bỏ căng thẳng, hoạt động nhiều và quan trọng nhất là thái độ sống lạc quan là những điều cần thiết khi điều trị ung thư cổ tử cung.

  • Chế độ ăn uống: chú ý sử dụng các loại thực phẩm ít chất béo, nhấn mạnh vào sự cân bằng pH trong cơ thể bằng cách ăn nhiều hoa quả ít đường, rau sống, uống nhiều nước và các đồ uống bổ sung kiềm. Bằng cách tăng các thực phẩm giàu kiềm cho cơ thể và hạn chế các thực phẩm có tính axit (các loại thịt, đường, tinh bột…), giúp cơ thể giảm viêm, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn và thu nhỏ kích cỡ khối u. Chế độ dinh dưỡng chứa quá nhiều axit sẽ tạo môi trường thuận lợi cho tế bào ung thư phát triển.

Tập thể dục chữa ung thư cổ tử cung

  • Chế độ tập luyện: Tế bào ung thư cần môi trường axit để phát triển, các tế bào khỏe mạnh khác lại cần nhiều oxy, vì vậy ngoài bổ sung kiềm để trung hòa axit, các bài tập hô hấp tăng cường sự hấp thu oxy cho cơ thể là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó chạy bộ, đạp xe và các bài tập hỗ trợ tăng cường sức khỏe một cách thường xuyên cũng làm giảm các triệu chứng ung thư. Tác dụng phụ của điều trị có thể làm cơ thể mệt mỏi nhưng hãy cố gắng duy trì tập luyện để điều trị có hiệu quả.

Khi phát hiện các dấu hiệu của ung thư cổ tử cung, bạn hãy lập tức xét nghiệm kiểm tra để được điều trị kịp thời. Phát hiện bệnh càng sớm thì cơ hội chữa khỏi bệnh càng cao. Hi vọng những thông tin về cách chữa bệnh ung thư cổ tử cung trên đây đã giúp bệnh nhân và gia đình hiểu hơn và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh. 

Rate this post
Tài liệu tham khảo
Trích dẫn
Bình luận Wordpress

Bình luận Facebook