Ung thư hạch bạch huyết có chữa được không là câu hỏi mà tất cả mọi bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư hạch đều băn khoăn. Nhờ sự phát triển của y học, ngày nay, ung thư hạch bạch huyết là bệnh có tỷ lệ chữa khỏi cao nhất trong các loại ung thư, đặc biệt là khi bệnh được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ. Nếu kiên trì và điều trị đúng, kể cả ung thư hạch bạch huyết giai đoạn cuối cũng có cơ hội được chữa khỏi.
Xem thêm:
Thông tin chi tiết với 5 phần nội dung sau đây.
Nội dung bài viết
1. Ung thư hạch bạch huyết là gì
Ung thư hạch bạch huyết (lymphoma) còn có tên gọi là ung thư hạch hay u lympho là dạng bệnh ung thư thường xuất hiện ở tủy xương, các hạch bạch huyết hoặc lá lách. Ung thư hạch bạch huyết xảy ra khi các tế bào lympho (tế bào miễn dịch của cơ thể) phát triển bất thường và mất kiểm soát tạo thành khối u ác tính ảnh hưởng tới các tế bào khác trong cơ thể sống. Tùy theo đặc điểm khối u, ung thư hạch bạch huyết được chia làm hai loại:
- Ung thư hạch bạch huyết Hodgkin (u lympho Hodgkin)
- Ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin (u lympho không Hodgkin) phổ biến hơn chiếm gần 90% các trường hợp ung thư hạch bạch huyết.
2. Nguyên nhân gây ung thư hạch bạch huyết
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới khả năng mắc bệnh ung thư bạch huyết như:
- Tuổi tác: độ tuổi có ảnh hưởng tới nguy cơ mắc ung thư hạch bạch huyết. Những người mắc ung thư hạch bạch huyết Hodgkin thường ở độ tuổi 15-40 hoặc trên 55 tuổi. Những người mắc ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin thường ở độ tuổi từ 60 trở lên.
- Giới tính: Nhìn chung tỷ lệ mắc ung thư hạch bạch huyết ở nam giới cao hơn nhiều so với nữ giới. Tuy nhiên, có một số dạng của ung thư bạch huyết lại phổ biến ở nữ giới hơn nam.
- Suy giảm chức năng miễn dịch: những bệnh nhân mắc HIV/AIDS, các bệnh suy giảm miễn dịch hoặc đã trải qua phẫu thuật cấy ghép thì có nguy cơ bị ung thư hạch bạch huyết cao.
- Các bệnh miễn dịch: những người mắc bệnh celiac, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ…có nguy cơ bị ung thư hạch bạch huyết cao hơn so với những người không mắc bệnh.
- Bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn: nhiễm virus HCV, Epstein-Barr, HTLV-1 hoặc vi khuẩn Helicobacter pylori làm tăng nguy cơ mắc ung thư hạch bạch huyết.
- Hóa chất, phóng xạ: những người từng trải qua xạ trị để điều trị bệnh hoặc tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại như benzen có nguy cơ mắc ung thư hạch bạch huyết cao.
- Béo phì: những người thừa cân, béo phì cũng có xu hướng mắc ung thư hạch bạch huyết cao hơn so với những người có vóc dáng cân đối.
3. Triệu chứng của ung thư hạch bạch huyết
Những người bị ung thư hạch bạch huyết thường có các triệu chứng sau:
- Thiếu máu, suy giảm chức năng miễn dịch
- Nổi hạch (thường ở các vị trí như bẹn, cổ, nách), có thể xuất hiện nhiều hạch to và thường không đau.
- Sưng hạch bạch huyết
- Biến đổi làn da, hay đổ mồ hôi vào ban đêm
- Sụt cân không rõ nguyên nhân, mất cảm giác ngon miệng, vùng bụng phình to, đau
- Ho, khó thở, có lúc cảm thấy đau lồng ngực
- Mệt mỏi kéo dài, sức khỏe suy kiệt
Bị sưng hoặc nổi hạch là một dấu hiệu của ưng thư hạch bạch huyết
4. 4 giai đoạn ung thư hạch bạch huyết
Ung thư hạch được chia thành 4 giai đoạn dựa trên tiến triển của ung thư (giai đoạn 1 đến giai đoạn 4, đôi lúc dùng chữ số La Mã I, II, III, IV)
Các giai đoạn của ung thư hạch bạch huyết
4.1. Giai đoạn 1
Ở giai đoạn này ung thư hạch bạch huyết mới chỉ xuất hiện ở một nhóm hạch bạch huyết (ví dụ tại cổ) và ảnh hưởng ở vùng trên hoặc vùng dưới cơ hoành (tùy theo vị trí khối u).
Ung thư hạch bạch huyết giai đoạn 1 xuất hiện ở cổ hoặc dưới cơ hoành
4.2. Giai đoạn 2
Ở giai đoạn này ung thư hạch bạch huyết xuất hiện ở 2 hoặc nhiều hơn nhóm hạch bạch huyết nhưng ở cùng một vùng so với cơ hoành (có thể trên hoặc dưới cơ hoành).
Ung thư hạch bạch huyết giai đoạn 2 xuất hiện ở 2 hoặc nhiều hơn nhóm hạch bạch huyết trên cùng 1 vùng
4.3. Giai đoạn 3
Ung thư hạch ảnh hưởng tới cả hai phía của cơ hoành (cả phía trên và phía dưới cơ hoành).
Ung thư hạch bạch huyết giai đoạn 3 ảnh hưởng đến cả 2 phía của cơ hoành
4.4. Giai đoạn 4
Ung thư hạch đã tìm thấy ở các cơ quan khác không thuộc hạch bạch huyết hoặc ở tủy xương. Giai đoạn 4 là giai đoạn tiến triển nặng nhất của ung thư hạch. Các tế bào ung thư hạch đã di căn tới ít nhất một cơ quan không thuộc hệ bạch huyết như phổi, gan, tủy xương, hoặc xương.
Lách và tuyến ức là một phần của hệ bạch huyết vì vậy ung thư hạch xảy ra ở hai cơ quan này không được coi là ung thư hạch giai đoạn 4.
Ung thư hạch bạch huyết đã di căn đến các cơ quan không thuộc hệ bạch huyết
5. 5 phương pháp điều trị ung thư hạch bạch huyết
5 phương pháp điều trị ung thư hạch bao gồm các phương pháp liệt kê dưới đây. Cụ thể:
5.1. Phẫu thuật ghép tủy (phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu)
Phẫu thuật ghép tủy gồm 3 bước:
- Bước 1: Thu thập tế bào gốc từ các nguồn như: tế bào gốc ngoại vi, tủy xương, máu cuống rốn. Tiến hành tách tế bào gốc và bảo quản ở điều kiện yêu cầu.
- Bước 2: Hóa trị để tiêu diệt hoàn toàn tế bào ung thư
- Bước 3: Ghép tế bào gốc.
Đây là một phương pháp điều trị hiện đại và cho hiệu quả điều trị ung thư hạch bạch huyết cao.
Phẫu thuật ghép tủy để chữa bệnh ung thư hạch bạch huyết
5.2. Hóa trị liệu
Tùy loại ung thư hạch bác sĩ có thể chỉ định hóa trị (bằng truyền tĩnh mạch hoặc thuốc viên) để tiêu diệt tế bào ung thư.
Hóa trị liệu điều trị ung thư hạch bạch huyệt không Hodgkin
5.3. Xạ trị
Xạ trị là phương pháp tiêu diệt tế bào ung thư hạch bằng tia X hoặc proton.
Phương pháp xạ trị điển hình được sử dụng tại Việt Nam là điều trị bằng cấy hạt phóng xạ. Bác sĩ sẽ cấy hạt phóng xạ 125I vào trong hạch bạch huyết sau đó chiếu xạ vào khối u để tiêu diệt tế bào ung thư.
Phương pháp xạ trị ung thư hạch bạch huyết
5.4. Liệu pháp điều trị trúng đích
Các loại thuốc điều trị trúng đích dùng trong điều trị ung thư hạch bạch huyết được FDA cấp phép bao gồm:
- Ibritumomab tiuxetan (Zevalin®)
- Vorinostat (Zolinza®)
- Pralatrexate (Folotyn®)
- Belinostat (Beleodaq®)
- Rituximab and hyaluronidase human (Rituxan Hycela™)
- Tisagenlecleucel (Kymriah®)
- Denileukin diftitox (Ontak®)
- Romidepsin (Istodax®), idelalisib (Zydelig®)
- Pembrolizumab (Keytruda®)
- Acalabrutinib (Calquence®)
- Duvelisib (Copiktra™)
- Mogamulizumab-kpkc (Poteligeo®)
- Brentuximab vedotin (Adcetris®)
- Ibrutinib (Imbruvica®)
- Bortezomib (Velcade®)
- Nivolumab (Opdivo®)
- Axicabtagene ciloleucel (Yescarta™)
- Rituximab (Rituxan®)
- Bexarotene (Targretin®)
- Siltuximab (Sylvant®)
- Obinutuzumab (Gazyva®)
- Copanlisib hydrochloride (Aliqopa™)
- Venetoclax (Venclexta™)
Hiện nay, một số loại thuốc điều trị trúng đích đã được sử dụng để điều trị ung thư hạch cho bệnh nhân Việt Nam (nếu bệnh nhân đáp ứng đủ điều kiện về sức khỏe và kinh tế).
Liệu pháp điều trị trúng đích cho ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin.
5.5. Liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp miễn dịch là liệu pháp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Nhờ đó mà hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể có thể nhận biết và tiêu diệt tế bào ung thư mà không cần tới sự can thiệp của các biện pháp y tế khác.
Liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư hạch bạch huyết
6. Ung thư hạch bạch huyết có chữa được không?
Nếu được phát hiện sớm, bệnh ung thư hạch bạch huyết là một trong những bệnh ung thư có tỷ lệ chữa khỏi cao nhất. Trung bình, tỷ lệ sống sau 5 và 10 năm của bệnh nhân mắc ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin tương ứng là 69% và 59%. Đối với bệnh nhân mắc ung thư hạch bạch huyết Hodgkin tỷ lệ này là 85% và 80%.
Tuy nhiên, đối với từng bệnh nhân, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tiên lượng và tuổi thọ của bệnh nhân, bao gồm:
- Tuổi tác: những người ở độ tuổi dưới 60 nhìn chung có hệ miễn dịch và sức khỏe tốt hơn hơn nên tỷ lệ chữa khỏi cao hơn.
- Giai đoạn bệnh: bệnh nhân mắc ung thư hạch bạch huyết giai đoạn 1, 2 có tiên lượng tốt và tỷ lệ chữa khỏi cao, còn nếu bệnh đã giai đoạn 4, khối u đã di căn tới nhiều cơ quan trong cơ thể thì tỷ lệ chữa khỏi rất thấp và tiên lượng xấu.
- Vị trí xuất hiện ung thư hạch bạch huyết: nếu bệnh nhân chưa xuất hiện ung thư hạch ở ngoài hạch bạch huyết hay ung thư hạch mới chỉ khu trú ở một khu vực duy nhất ngoài hạch bạch huyết tạo điều kiện thuận lợi hơn cho chữa trị.
- Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân
- Hàm lượng LDH (lactate dehydrogenase) trong huyết thanh: nếu chỉ số này thấp thì khả năng hồi phục của bệnh nhân sẽ có xu hướng tốt hơn vì LDH chỉ được giải phóng khi tế bào bị tổn thương hoặc bị phá hủy.
Ung thư hạch bạc huyết có chữa được không
7. Điều trị ung thư hạch bạch huyết theo từng giai đoạn
7.1. Điều trị ung thư hạch bạch huyết Hodgkin theo từng giai đoạn
Nhóm 1: Ung thư hạch bạch huyết giai đoạn 1, 2 với nhiều điều kiện thuận lợi
- Khi này, ung thư hạch bạch huyết mới chỉ xuất hiện ở một phía của cơ hoành (trên hoặc dưới), khối u còn nhỏ và xuất hiện với số lượng ít, không có các dấu hiệu như sốt, ra mồ hôi ban đêm, sụt cân không rõ lý do.
- Ở giai đoạn này, tỷ lệ chữa khỏi bệnh rất cao, trên 80% bệnh nhân có thể tiếp tục sống sau 10 năm.
- Đối với bệnh nhân ung thư hạch bạch huyết thuộc nhóm này, phương pháp điều trị thường bao gồm hóa trị (thường từ 2-4 liệu trình), sau đó là xạ trị chọn lọc tại vùng có khối u thường được sử dụng phổ biến nhất.
- Một số bệnh nhân cũng có phải phải hóa trị từ 4-6 liệu trình. Bác sĩ thường thực hiện PET/CT sau vài liệu trình hóa trị để xác định hiệu quả điều trị. Nếu bệnh nhân không thể thực hiện hóa trị do điều kiện sức khỏe, xạ trị có thể là một lựa chọn.
- Nếu bệnh nhân không đáp ứng với hóa trị và xạ trị, bác sĩ có thể phải chỉ định điều trị hóa trị liều cao sau đó thực hiện phẫu thuật ghép tủy.
- Lựa chọn thứ 2 là sử dụng kháng thể đơn dòng brentuximab vedotin (Adcetris®). Liệu pháp cuối cùng bệnh nhân có thể dùng là liệu pháp miễn dịch.
Điều trị ung thư hạch bạch huyết theo các giai đoạn
Nhóm 2: Ung thư hạch bạch huyết giai đoạn 1, 2 với nhiều điều kiện bất lợi
- Bệnh nhân ở nhóm này có ung thư hạch bạch huyết mới chỉ xuất hiện ở một phía của cơ hoành (trên hoặc dưới)
- Những khối u có kích thước lớn, xuất hiện 3 hoặc nhiều hơn 3 hạch bạch huyết và có khối u ngoài hệ bạch huyết
- Các triệu chứng như sốt, ra mồ hôi ban đêm, sụt cân không rõ lý do.
- Với tình hình trên, bệnh nhân thuộc nhóm này cần điều trị tích cực hơn so với nhóm 1.
- Phác đồ điều trị phổ biến nhất là hóa trị bằng ABVD trong 4-6 liệu trình hoặc Stanford V trong 3 liệu trình.
- PET/CT có thể thực hiện để đánh giá hiệu quả sau hóa trị, sau đó bác sĩ có thể chỉ định hóa trị thêm liệu trình hoặc xạ trị vùng tại vị trí có khối u, đặc biệt là đối với các khối u lớn.
- Nếu bệnh nhân không đáp ứng với hóa trị và xạ trị, bác sĩ có thể phải chỉ định điều trị hóa trị liều cao sau đó thực hiện phẫu thuật ghép tủy.
- Lựa chọn thứ 2 là sử dụng kháng thể đơn dòng brentuximab vedotin (Adcetris®). Liệu pháp cuối cùng bệnh nhân có thể dùng là liệu pháp miễn dịch.
Nhóm 3: Ung thư hạch bạch huyết giai đoạn 3, 4 và giai đoạn tiến triển
- Bệnh nhân ở nhóm này có ung thư hạch bạch huyết ở cả hai phía của cơ hoành và khối u có thể đã lan tới các cơ quan khác ngoài hạch bạch huyết như tủy xương, gan, xương…
- Xạ trị là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho bệnh nhân nhóm 3.
- Phác đồ điều trị thường tích cực hơn nhóm 1 và 2.
- Bác sĩ có thể chỉ định hóa trị ABVD ít nhất 6 liệu trình hoặc dùng những liệu pháp mạnh hơn như Stanford V 3 liệu trình hoặc BEACOPP 8 liệu trình.
- Dựa trên kết quả đánh giá hiệu quả hóa trị bằng PET/CT, bác sĩ có thể chỉ định thêm xạ trị sau hóa trị đặc biệt là đối với các khối u có kích thước lớn.
- Nếu khối u không đáp ứng với hóa trị và xạ trị, bệnh nhân có thể phải thực hiện ghép tủy hoặc điều trị bằng kháng thể đơn dòng brentuximab vedotin hoặc liệu pháp miễn dịch nivolumab (Opdivo®) hoặc pembrolizumab (Keytruda®).
7.2 Điều trị ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin theo từng giai đoạn
Hóa trị
- CHOP là liệu pháp điều trị ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin phổ biến nhất. CHOP gồm 4 loại thuốc là cyclophosphamide, doxorubicin, vincristine và prednisone. Liệu pháp hóa trị phổ biến thứ 2 là CVP, có cùng thành phần như CHOP ngoại trừ doxorubicin.
- Khi điều trị ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin, hóa trị thường được sử dụng ở dạng kết hợp với liệu pháp miễn dịch, đặc biệt là rituximab (Rituxan).
- Các bác sĩ thường chỉ định hóa trị theo liệu trình (mỗi liệu trình gồm thời gian điều trị và thời gian nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục giữa 2 liệu trình hóa trị). Mỗi liệu trình hóa trị thường kéo dài vài tuần.
Phẫu thuật
- Đối với ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin, phẫu thuật thường được áp dụng để lấy sinh thiết và phân loại nhưng ít khi sử dụng như liệu pháp điều trị.
- Trong trường hợp ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin mới xuất hiện ở lá lách hoặc các cơ quan ngoài hệ bạch huyết như dạ dày hoặc tuyến giáp nhưng chưa lan tới các cơ quan khác, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật để loại bỏ khối u.
- đa số trường hợp bác sĩ thường áp dụng xạ trị chọn lọc cho các trường hợp này hơn là phẫu thuật.
Xạ trị
- Cùng với hóa trị, xạ trị là biện pháp điều trị ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin phổ biến ở Việt Nam.
- Xạ trị được sử dụng như liệu pháp điều trị chính cho nhiều dạng ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin đặc biệt là giai đoạn sớm (giai đoạn 1, 2) vì khối u đáp ứng rất tốt với xạ trị và bị tiêu diệt hoàn toàn.
- Đối với ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin dạng tiến triển (giai đoạn 4) hóa trị có thể được sử dụng kết hợp với xạ trị. Nếu khối u xuất hiện ở tủy sống hoặc não và gây đau, xạ trị có thể được dùng để điều trị triệu chứng.
Liệu pháp điều trị trúng đích
- Khi ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin không đáp ứng với hóa trị và xạ trị, bác sĩ có thể chỉ định liệu pháp điều trị trúng đích, các loại thuốc này nhắm vào và ức chế các phân tử giúp tế bào ung thư tăng sinh, nhờ đó tiêu diệt ung thư.
- Các loại thuốc điều trị trúng đích có thể kể đến là: Bortezomib (Velcade), Romidepsin (Istodax), Belinostat (Beleodaq), Ibrutinib (Imbruvica), Calquence (acalabrutinib).
Xem thêm: Ung thư hạch có chữa được không?
Nhờ sự phát triển của y học hiện đại, ung thư hạch bạch huyết ở bất kỳ giai đoạn nào cũng có cơ hội chữa khỏi nếu sử dụng phác đồ điều trị phù hợp. Điều quan trọng là bệnh nhân kiên trì điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, chăm chỉ tập luyện và giữ gìn lối sống cùng chế độ ăn lành mạnh, giữ tinh thần lạc quan và không từ bỏ hy vọng. Mong rằng những chia sẻ trên đây đã đủ để trả lời cho nỗi lo “ung thư hạch bạch huyết có chữa được không”.