Ung thư hạch nằm trong danh sách 10 bệnh ung thư phổ biến nhất tại Việt Nam và tỷ lệ mắc bệnh hiện đang ngày càng gia tăng. Bởi vậy, việc nâng cao nhận thức trong cộng đồng về căn bệnh này là vô cùng quan trọng. Bệnh ung thư hạch nguy hiểm nhưng cũng có thể được điều trị khỏi, vì vậy việc phát hiện và điều trị kịp thời là rất cần thiết. Vậy ung thư hạch có triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa như thế nào? Xin mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu về bệnh ung thư hạch
Ung thư hạch (hay còn gọi là u lympho, ung thư hạch bạch huyết) có tên tiếng anh là Lymphoma.
Ung thư hạch là một dạng bệnh ung thư xảy ra khi các tế bào miễn dịch của cơ thể (tế bào lympho) phát triển bất thường và mất kiểm soát. Sự ra tăng các tế bào bất thường này sẽ tạo thành khối u ác tính ảnh hưởng tới các tế bào khác trong cơ thể sống.
Ung thư hạch được phân thành 2 loại:
- Ung thư hạch Hodgkin
- Ung thư hạch không Hodgkin: Phổ biến hơn, chiếm tới khoảng 90% các dạng ung thư hạch
Các vị trí thường xuất hiện ung thư hạch là tủy xương, các hạch bạch huyết hoặc lách.
1.1. Các giai đoạn phát triển của ung thư hạch
Ung thư hạch được chia thành 4 giai đoạn dựa trên tiến triển của ung thư.
- Giai đoạn 1: ung thư hạch mới chỉ xuất hiện trong một hạch bạch huyết và chưa xâm lấn tới các cơ quan khác.
- Giai đoạn 2: ung thư hạch đã xuất hiện ở 2 hoặc nhiều hơn 2 hạch bạch huyết. Khối u cũng bắt đầu xâm lấn sang các cơ quan lân cận nhưng chưa tới cơ hoành.
- Giai đoạn 3, 4: ung thư hạch đã bắt đầu di căn khắp cơ thể, tới gan, lá lách, tủy xương và cũng xâm lấn tới cơ hoành.
2. Các triệu chứng của bệnh ung thư hạch
Bệnh ung thư hạch thường biểu hiện các triệu chứng phổ biến sau:
- Thiếu máu
- Nổi hạch: hạch thường xuất hiện ở các vị trí như bẹn, cổ, nách… Có thể xuất hiện một hoặc là nhiều hạch to và thường không đau.
- Suy giảm chức năng miễn dịch
- Sưng hạch bạch huyết
- Biến đổi làn da
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Ho, khó thở, có lúc cảm thấy đau lồng ngực
- Mệt mỏi, suy kiệt kéo dài
- Vùng bụng đau, phình to, có cảm giác đầy bụng
- Đổ mồ hôi đêm
- Mất cảm giác ngon miệng
Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng kể trên bạn hãy đi khám bác sĩ ngay để phát hiện sớm ung thư hạch nếu có
3. Nguyên nhân gây ung thư hạch
Hiện các nhà khoa học chưa thể xác định chính xác nguyên nhân chính gây ra ung thư hạch. Theo kết quả nghiên cứu tổng hợp, có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư hạch.
- Tuổi tác: ung thư hạch không Hodgkin thường xảy ra với tần suất cao hơn ở những người từ 60 tuổi trở lên. Ung thư hạch Hodgkin thường xảy ra nhiều hơn ở người trong độ tuổi từ 15-40 tuổi hoặc trên 55 tuổi.
- Giới tính: Nam giới có xu hướng mắc ung thư hạch nhiều hơn so với nữ giới (mặc dù một số dạng ung thư hạch nhất định có thể phổ biến hơn ở nữ giới).
- Suy giảm chức năng miễn dịch: những người có hệ miễn dịch yếu do một số nguyên nhân như mắc HIV/AIDS, sau phẫu thuật cấy ghép hoặc mắc bệnh về miễn dịch bẩm sinh,… có nguy cơ mắc ung thư hạch cao hơn những người khỏe mạnh
- Mắc bệnh miễn dịch: những người bị bệnh viêm khớp dạng thấp, hội chứng Sjogren, lupus ban đỏ hoặc bệnh celiac có khả năng bị ung thư hạch cao hơn.
- Bị nhiễm virus: những người từng bị nhiễm virus như Epstein-Barr, HCV, human T-cell leukemia/lymphoma (HTLV-1) có nguy cơ mắc ung thư hạch cao. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn gây loét dạ dày tá tràng) cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư hạch không Hodgkin.
- Tiền sử gia đình: những người có người thân thiết trong gia đình mắc bệnh ung thư hạch có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người không có.
- Nhiễm độc, nhiễm phóng xạ: những người làm việc trong môi trường độc hại, tiếp xúc với benzen hoặc các loại hóa chất độc hại, những người trải qua xạ trị để điều trị ung thư trước đó hoặc người đã từng mắc ung thư hạch Hodgkin hoặc không Hodgkin đều có nguy cơ mắc bệnh cao.
- Quá cân, béo phì: một số nghiên cứu chỉ ra rằng tình trạng thừa cân, béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư hạch.
4. Cách phòng ngừa bệnh ung thư hạch
Đa số các yếu tố nguy cơ gây ung thư hạch Hodgkin và không Hodgkin khó có thể thay đổi, tuy nhiên, một số có thể được kiểm soát bằng các biện pháp cụ thể. Thực hiện một số phương pháp và lưu ý sau có thể giúp giảm nguy cơ mắc ung thư hạch:
- Hạn chế tối đa nguy cơ bị lây nhiễm các loại virus như HIV/AIDS, HCV bằng cách duy trì đời sống tình dục an toàn, lành mạnh. Tránh lây nhiễm virus Epstein-Barr, HCV, HTLV-1…nếu bị nhiễm bệnh thì cần điều trị sớm. Tránh tới các khu vực có tỷ lệ nhiễm virus cao ví dụ như Nhật và vùng Caribbean.
- Tránh nguy cơ bị nhiễm Helicobacter pylori hoặc bị lây từ người khác, nếu bị nhiễm thì cần điều trị kịp thời bằng kháng sinh và thuốc đặc trị.
- Những người thực hiện xạ trị hoặc phẫu thuật cấy ghép cần khám sức khỏe định kỳ để sàng lọc ung thư hạch sớm.
- Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ít chất béo có thể giúp giảm nguy cơ mắc ung thư hạch.
- Tránh thừa cân, béo phì, duy trì cân nặng hợp lý.
- Tập thể dục thường xuyên, điều độ và tích cực vận động.
- Những người thuộc nhóm nguy cơ cao cần khám sức khỏe và kiểm tra nguy cơ bị ung thư hạch thường xuyên.
5. Người mắc ung thư hạch có thể sống được bao lâu?
Để tiên lượng ung thư, các bác sĩ và các nhà khoa học sử dụng khái niệm “tỷ lệ bệnh nhân sống sau 5 năm hoặc 10 năm”. Đối với ung thư hạch, nhìn chung hiệu quả điều trị khá cao và tuổi thọ của bệnh nhân nhờ thế cũng cao hơn rất nhiều so với các bệnh ung thư khác (ví dụ ung thư phổi, ung thư gan).
5.1. Người mắc ung thư hạch Hodgkin sống được bao lâu?
Thống kê thực hiện bởi viện ung thư quốc gia SEER thực hiện trên hơn 8000 bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư hạch Hodgkin từ 1988-2001 cho thấy: tỷ lệ bệnh nhân sống sau 5 năm ở từng giai đoạn tương ứng là: 90% ở giai đoạn 1 và 2, 80% ở giai đoạn 3 và 65% ở giai đoạn 4.
5.2 Bệnh nhân ung thư hạch không Hodgkin sống được bao lâu.
Tiên lượng sống cho bệnh nhân thư hạch không Hodgkin tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ nào:
- Những dấu hiệu cho thấy bệnh nhân có tuổi thọ cao: những bệnh nhân ở độ tuổi dưới 60, mắc ung thư giai đoạn 1, 2, Hemoglobin trong máu >= 12g/dL, LDH trong huyết thanh bình thường, có 4 hoặc dưới 4 hạch bị ảnh hưởng.
- Những dấu hiệu ảnh hưởng tới tiên lượng sống của bệnh nhân: trên 60 tuổi, ung thư hạch giai đoạn 3, 4, hemoglobin trong máu dưới 12g/dl, nhiều hơn 4 vùng hạch bị ảnh hưởng và LDH trong huyết thanh cao.
Tiên lượng sống cho ung thư hạch không Hodgkin:
- Nhóm nguy cơ thấp (có các dấu hiệu *): 91% bệnh nhân sống sau 5 năm và 71% bệnh nhân sống sau 10 năm.
- Nhóm nguy cơ trung bình (có 2 trong số các dấu hiệu ảnh hưởng đến tiên lượng sống): 78% bệnh nhân sống sau 5 năm và 51% bệnh nhân sống sau 10 năm.
- Nhóm nguy cơ cao (có trên 2 dấu hiệu ảnh hưởng tới tiên lượng sống): 53% bệnh nhân sống sau 5 năm và 36% bệnh nhân sống sau 10 năm.
6. Phương pháp điều trị ung thư hạch
Lựa chọn phương pháp điều trị ung thư hạch còn tùy thuộc vào việc bệnh ung thư hạch thuộc nhóm nào, giai đoạn nào, tình trạng sức khỏe và mong muốn của bệnh nhân.
Nhìn chung, ung thư hạch là loại ung thư có tỷ lệ chữa khỏi cao nếu được điều trị đúng cách. Các phương pháp điều trị bao gồm:
6.1. Theo dõi tích cực
Một số dạng ung thư hạch phát triển rất chậm và không gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe. Bác sĩ có thể gợi ý tiếp tục theo dõi các dấu hiệu, triệu chứng và tiến triển của bệnh bằng cách khám kiểm tra thường xuyên. Nếu ung thư hạch tiến triển và gây ra triệu chứng cần can thiệp thì mới bắt đầu điều trị.
6.2. Điều trị ung thư hạch bằng hóa trị
Hóa trị sử dụng một số loại thuốc đặc trị có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư hạch để truyền tĩnh mạch hoặc thuốc viên dùng theo đường uống.
6.3. Điều trị ung thư hạch bằng xạ trị
Sử dụng các tia phóng xạ như tia X hoặc proton để tiêu diệt khối u.
6.4. Liệu pháp điều trị trúng đích và liệu pháp miễn dịch
Các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc điều trị trúng đích nếu bệnh nhân đủ điều kiện. Liệu pháp miễn dịch cũng có thể được sử dụng để tăng cường miễn dịch, giúp tế bào miễn dịch nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả.
6.5. Phẫu thuật ghép tủy (phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu)
Đây là một phương pháp hiện đại, có thể giúp điều trị khỏi bệnh hoặc ít nhất cũng giúp kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư hạch.
Trước tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành thu thập tế bào gốc từ máu cuống rốn, tế bào gốc ngoại vi hoặc tủy xương. Sau khi tách tế bào gốc được lưu trữ trong dung dịch HES 12%/DMSO 10%/Albumin 8% ở nhiệt độ -80oC. Bệnh nhân cần thực hiện hóa trị để tiêu diệt hoàn toàn tế bào ung thư (theo phác đồ chỉ định của bác sĩ). Sau khi hồi phục hóa trị, bệnh nhân sẽ được ghép tế bào gốc đã được dự trữ trước đó. Nếu phục hồi thuận lợi, bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường sau 1 tháng.
6.6. Phẫu thuật
Tùy vị trí xuất hiện ung thư hạch, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ một phần bộ phận có chứa khối u (nếu điều kiện sức khỏe bệnh nhân cho phép).
7. Một số câu huyện bệnh nhân chữa khỏi ung thư
Câu chuyện về bà Nguyễn Thị Dần ở Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long là người phụ nữ đã may mắn thoát án tử ung thư hạch ác tính.
Tháng 7/2016, bà Dần được bệnh Viện đa khoa trung ương Cần Thơ và được chẩn đoán mắc bệnh ung thư hạch ác tính. Nhớ lại quãng thời gian đó, anh Nguyễn Văn Thành, con trai bà Dần vẫn nhớ như in sự lo lắng của cả gia đình. Để xác minh lại kết quả xét nghiệm có chính xác hay không, anh đưa mẹ đi khám ở Ung bướu Cần Thơ rồi Ung bướu TP Hồ Chí Minh đều cho biết bà mắc ung thư hạch ác tính. Khi bà nằm điều trị tại bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ thì trên cơ thể đã xuất hiện nhiều hạch. Bác sĩ khuyên bà nên hóa trị nhưng vì bà bị suy thận độ 3 nên gia đình rất e ngại về tác dụng phụ của thuốc. Trong thời gian nằm viện điều trị, bà cũng không ăn được, khó đi lại, sức khỏe yếu.
Thương mẹ, anh Thành đã ra sức tìm hiểu và quyết định mua sản phẩm Ancan để mẹ sử dụng. Thật không ngờ, chỉ sau 3 ngày dùng Ancan, bà Dần đã bắt đầu ăn được trở lại. Sau hơn 2 tháng sử dụng Ancan kết hợp điều trị ung thư tại bệnh viện, sức khỏe của bà Dần đã hồi phục nhanh chóng. Cả gia đình đều vui mừng khi thấy bà khỏe lên và có thể về nhà, sống yên bình với khu vườn nhỏ.
Các bệnh ung thư dù phát triển ở nhiều vùng khác nhau trên cơ thể nhưng nhìn chung đều rất nguy hiểm và có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, tuổi thọ và tính mạng của người bệnh. Do đó, bạn cần theo dõi sát sao sức khỏe của bản thân và nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm để phát hiện và điều trị sớm ung thư hạch nếu có. Hơn tất cả, việc duy trì một lối sống lành mạnh cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh rất nhiều.