Sưng hạch bạch huyết là hiện tượng không thể chủ quan ở nhiều người hiện nay. Bởi hạch bạch huyết là bộ phận đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ miễn dịch của con người, chống lại nhiễm trùng, bệnh tật. Liệu khi sưng hạch bạch huyết có gây nguy hiểm cho con người không?
Nội dung bài viết
Sưng hạch bạch huyết là gì?
Rất nhiều người đưa ra câu hỏi sưng hạch bạch huyết là bệnh gì mà nhiều bệnh nhân mắc phải. Đây là tình trạng bệnh diễn ra ở mọi lứa tuổi, nhất là chị em phụ nữ.
Hiện tượng hạch bạch huyết bên trong cơ thể bị sưng thì người ta xác định hạch này có vấn đề. Một khi cơ thể bị nhiễm trùng hoặc có những bệnh tật trong người thì cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều tế bào miễn dịch hơn.
Lúc này các tế bào miễn dịch này tăng lên sẽ khiến các hạch bạch huyết sưng lên. Nhiễm trùng và viêm là những nguyên nhân chính khiến hạch bạch huyết bị sưng. Hạch bạch huyết có rất nhiều trong cơ thể con người và ta có thể chạm vào chúng. Bạn đừng quá lo lắng khi hạch này bị sưng nhé!
Triệu chứng sưng hạch bạch huyết
Hạch bạch huyết bị sưng có thể không xuất phát từ nguyên nhân gây nên bệnh lý nào cả. Khi xuất hiện hiện tượng sưng bệnh nhân sẽ có những triệu chứng cơ bản như sau:
-
Đau khi ấn vào tuyến bị sưng
-
Khu vực sưng nhạy cảm hơn
-
Các hạch sưng rất lớn, to bằng hạt đậu Hà Lan hoặc có thể sưng hơn.
-
Nếu hạch bạch huyết sưng to, lan rộng và không có triệu chứng thuyên giảm thì cần đi khám ngay. Có thể đó là hiện tượng ung thư hạch bạch huyết, các khối u xuất hiện.
-
Các hạch sưng mềm
-
Sốt không biến mất
-
Đổ mồ hôi vào ban đêm
-
Cân nặng giảm dù không ăn kiêng
-
Đau họng
-
Khó nuốt hoặc thở
-
Chẩn đoán u hạch bạch huyết bằng siêu âm
-
Hạch sưng mềm
Nguyên nhân gây nên sưng hạch bạch huyết
Các chuyên gia nhấn mạnh rằng có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng sưng hạch bạch huyết ở tay, ở nách, sau tai, cằm, háng… Viêm và nhiễm trùng là nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng sưng ở hạch bạch huyết này.
Một số nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này phải kể đến là:
-
Trẻ bị nhiễm trùng tai, cũng có thể người lớn bị chứng bệnh này. Phần lớn nhiễm trùng tai do dị ứng hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên gây ra.
-
Người bệnh bị nhiễm virus như virus Varicella-zoster, virus gây ra bệnh thủy đậu và herpes zoster; Rubella, một loại siêu vi gây sởi; Virus HIV, gây ra bệnh AIDS; Herpes simplex, virus gây ra mụn rộp miệng, mụn rộp sinh dục và viêm não mụn rộp; Cúm, siêu vi khuẩn gây bệnh cúm.
-
Người bệnh bị nhiễm khuẩn: Một số loại vi khuẩn tác động vào hạch bạch huyết như Streptococcus hoặc Strep, vi khuẩn gây ra chứng viêm họng hoặc viêm amidan; Staphylococcus hay staph, vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, hội chứng sốc chất độc (TSS) hoặc viêm vú; Mycobacterium tuberculosis, một loại vi khuẩn gây bệnh lao… Các loại vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể có thể gây nhiễm trùng.
-
Người bệnh bị nhiễm HIV/AIDS: Lúc này cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch, xuất hiện những triệu chứng bệnh cụ thể, rõ ràng. Không những vậy việc điều trị trở nên khó khăn hơn, có thể đe dọa tính mạng con người chứ không riêng gì hạch bạch huyết. Biểu hiện rõ là các hạch bạch huyết bị sưng ở cổ, nách hoặc háng, suy nhược, đau cơ và nhức đầu…
-
Bệnh nhân bị nhiễm trùng răng, các bệnh về răng lợi.
-
Người bệnh bị virus Mononucleosis tấn công, khiến người bệnh bị đau họng, sốt, ngứa, vàng da, chảy máu cam và khó thở.
-
Một số người bị nhiễm trùng da, kết hợp với các triệu chứng xuất hiện bệnh như phát ban, da trở nên đỏ, đau hoặc nóng, ngứa.
-
Nguyên nhân phổ biến dẫn tới sưng hạch hạch huyết ở cổ nhất là đau họng, viêm họng do nhiễm virus, nhiễm khuẩn, dị ứng, kích ứng cổ họng, viêm amidan hoặc chấn thương cổ và cổ họng.
-
Một số nguyên nhân khác như: rối loạn hệ miễn dịch, ung thư, các bệnh lây qua đường tình dục như giang mai, lậu, chlamydia.
Sưng hạch bạch huyết có nguy hiểm không?
Tình trạng sưng hạch bạch huyết vô cùng nguy hiểm, dễ dàng lây lan tới những hạch khác và có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như:
-
Viêm mô tế bào, nhiễm trùng da
-
Áp xe
-
Nhiễm khuẩn huyết
-
Nhiễm trùng huyết – nhiễm trùng toàn thân gây nguy hiểm đến tính mạng.
Chính vì vậy bệnh nhân khi gặp tình trạng sưng hạch này thì cần xác định các triệu chứng nguy hiểm như: Cơn đau ngày càng tăng hoặc đỏ tại vị trí nhiễm trùng; vệt đỏ ngày càng lớn; xuất hiện mủ hoặc dịch ở các hạch bạch huyết; sốt trên 38,3°C trong hơn 2 ngày thì đi khám ngay.
Khi điều trị tình trạng hạch bạch huyết sưng bị biến chứng này người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Điều này giúp bệnh nhân ngăn ngừa được tình trạng biến chứng và những ảnh hưởng của viêm, sưng hạch đối với cơ thể.
Chúng tôi hy vọng rằng với những thông tin về sưng hạch bạch huyết trên bệnh nhân đã hiểu hơn về tình trạng bệnh này. Bạn sẽ biết được mức độ nguy hiểm của hạch bạch huyết khi sưng như thế nào và có cách điều trị thích hợp nhất.