Theo thống kê không chính thức 50% người bị ung thư tuyến giáp ở Việt Nam đều phát hiện bệnh vào giai đoạn muộn, tỉ lệ chữa khỏi hoàn toàn rất thấp. Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối có những dấu hiệu phát hiện sớm như thế nào, cách điều trị, quá trình di căn sang bộ phận khác, thời gian sống của bệnh nhân sau quá trình điều trị. Muốn chủ động trong việc phòng tránh bệnh xin mời tham khảo chi tiết nội dung bài viết:
Nội dung bài viết
1.Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối là gì?
Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối là sự phát triển của khối u đến một kích thước nhất định và những tế bào nang giáp phát triển một cách không thể kiểm soát được sẽ di chuyển và trú ngụ tại những bộ phận khác của cơ thể. Hay còn được gọi là ung thư di căn.
Theo Hiệp hội Ung thư nước Mỹ viết tắt là AJCC – America Joint Committee on Cancer.
Tại Việt Nam, theo thống kê của Trung Tâm Y học Hạt Nhân bệnh viện Bạch Mai 30% người bệnh mắc ung thư tuyến giáp đến thăm khám tại cơ sở này đều đã ở giai đoạn cuối hoặc trực tiếp tới thăm khám hoặc được chuyển từ tuyến dưới nên.
2. Dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối
Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối khi đã di căn sang các bộ phận cơ thể khác nhau sẽ biểu hiện ra bên ngoài là khác nhau. Có những dấu hiệu rất dễ nhận biết vì là đặc trưng của các bệnh liên quan đến tuyến giáp, cũng có những biểu hiện dễ bị nhầm lẫn đối với các căn bệnh nội tiết khác. Theo thống kê từ hàng nghìn trường hợp đến thăm khám điều trị tại các cơ sở y tế. Chúng tôi tổng hợp một số dấu hiệu nhận biết cơ bản như sau.
2.1. Ung thư tuyến giáp di căn não:
- Buồn nôn
- Nhức đầu
- Mất ngủ
- suy giảm trí nhớ
- Mệt mỏi, cáu gắt, trầm cảm.
2.2. Ung thư tuyến giáp di căn gan
- Đau khi nuốt nước bọt
- Đau tức ngực.
- Đau khi ăn, kể cả thức ăn mềm lỏng.
- Tiết nước bọt nhiều.
- Nôn, ho ra máu thường xuyên
- Gan to
- Phù bàn chân, bàn tay.
- Nước tiểu sẫm màu.
- Vàng da, vàng mặt.
2.3. Ung thư tuyến giáp di căn phổi
- Ho ra máu
- Tràn dịch phổi.
- Khó thở
2.4. Ung thư tuyến giáp di căn xương
- Xương giòn
- Dễ gãy
- Đau nhức xương khớp
2.5. Ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ
- Đau vùng cổ
- Hạch nổi lên hai bên vùng cổ
- Cổ sưng to
- Ho liên tục
- Gióng nói thay đổi
- Mất tiếng
- Cảm giác tức, vướng ở vùng cổ
Dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối
Dựa vào những dấu hiệu nhận biết này kết hợp với tiền sử mắc bệnh, bệnh nhân cần chủ động tới các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, xác định có phải là mắc bệnh ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối và đã di căn sang các bộ phận khác hay không.
Xem thêm: Ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ
3. Nguyên nhân dẫn đến ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối
Ở Việt Nam có rất nhiều trường hợp khi phát hiện ung thư tuyến giáp đều ở giai đoạn cuối nguyên nhân chủ yếu là do:
- Người bệnh chủ quan trước các dấu hiệu bệnh: Người bệnh có những dấu hiệu nhưng vì nhiều lý do có thể là do không có thông tin về bệnh, nên chủ quan nhầm lẫn những dấu hiệu thành bệnh khác.
- Người bệnh thường xuyên tiếp xúc với nguồn phóng xạ hoặc môi trường độc hại: Ví dụ như làm việc trong các phòng thí nghiệm, phòng phân tích, bộ đội phòng hóa ….
- Thói quen sinh hoạt vô tổ chức: Thường xuyên rượu bia, thuốc lá, thuốc lào, ngủ muộn, thức khuya…
- Bị căn bệnh khác gây suy giảm miễn dịch….
- Không có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ.
Khi mà ung thư tuyến giáp không được phát hiện và điều trị kịp thời từ giai đoạn đầu, chúng sẽ phát triển, xâm lấn, di căn sang các cơ quan khác và khiến bệnh tình chuyển sang giai đoạn cuối.
Nguyên nhân dẫn đến ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối
4. Cách kiểm tra ung thư tuyến giáp di căn – giai đoạn cuối
Để phát hiện ung thư tuyến giáp đang ở giai đoạn nào, có phải là ác tính hay không, các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp chọc hút tế bào kim nhỏ để đưa vào tế bào ở tuyến giáp. Hay còn gọi là ”sinh thiết”. Cụ thể 3 bước tiến hành như sau:
- Bước 1: Siêu âm xác định vị vị trí kích thước của khối u tuyến giáp.
- Bước 2: Dùng ống kim nhỏ lấy một phần nhỏ mẫu phẩm.
- Bước 3: Mẫu phẩm này sau đó được đem đi xét nghiệm và quan sát dưới kính hiển vi.
Phương pháp này có thể xác định được khối u trong cơ thể là lành tính hay ác tính. Phương pháp siêu âm để xem hình ảnh khối u cũng được sử dụng để xác định tình trạng bệnh.
Ung thư tuyến giáp di căn sang các cơ quan khác trong cơ thể đặc biệt nguy hiểm, ví dụ như gan, xương…. những trường hợp này cần phối hợp nhiều phương pháp với nhau.
Siêu âm xác định vị trí khối ung thư tuyến giáp
Xem thêm: 4 cách kiểm tra ung thư tuyến giáp di căn
5. Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối có chữa được không?
Cũng như nhiều loại ung thư khác, ung thư tuyến giáp gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe của người bệnh. Vào giai đoạn cuối, việc điều trị sẽ khó khăn hơn là khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, so với các loại ung thư khác, ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối là bệnh có thể chữa khỏi.
Theo thông kê của Hiệp hội Ung thư nước Mỹ viết tắt là AJCC – America Joint Committee on Cancer thì tỉ lệ sống của bệnh nhân sau khi khối u di căn sang một bộ phận cơ thể khác là 77,6%. Một tỉ lệ rất cao ở những trường hợp ung thư tương tự khác.
Như vậy, ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối hoàn toàn có cơ hội sống đến cuối đời như những người không mắc bệnh nếu như nghiêm túc thực hiện những phương pháp điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sỹ.
Những cách chữa trị mang lại hiệu quả ra sao phụ thuộc vào từng thể ung thư cũng như từng thể trạng người bệnh. Thông thường, những người bị ung thư tuyến giáp thể nhú có tiên lượng tốt hơn là ung thư tuyến giáp thể nang.
Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối có chữa được không?
Ung thư tuyến giáp di căn sang các bộ phận khác thông qua hạch thường khó dự đoán những tình huống nhất, cần phải kiểm tra bằng nhiều phương pháp như siêu âm, chiếu xạ để xác định vị trí những hạch này dù là nhỏ nhất.
6. 4 Cách điều trị ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối
Khi ung thư tuyến giáp đã chuyển giai đoạn cuối, phương pháp phẫu thuật sẽ không được áp dụng do tế bào ung thư đã xâm lấn và di căn sang các cơ quan khác của cơ thể. Tùy từng sức khỏe của bệnh nhân và tình trạng bệnh cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định từng phương pháp phù hợp dưới đây:
6.1. Phương pháp hóa trị
Nguyên tắc điều trị: Phương pháp này giúp điều trị các triệu chứng khó chịu mà khối u gây ra cho cơ thể và giúp kiểm soát sự phát triển của khối u ung thư. Phương pháp hóa trị sử dụng các hóa chất chống ung thư đặc hiệu bằng cách tiêm, uống…để diệt tế bào ung thư hoặc ngăn ung thư tiếp tục phát triển. Phương pháp này tuy hiệu quả nhưng đồng thời cũng có rất nhiều tác dụng phụ cho cơ thể.
2 bước thực hiện:
- Bước 1: Kiểm tra tình trạng bệnh nhân bằng các phương pháp chẩn đoán như xét nghiệm máu, chụp CT.
- Bước 2: Đưa các hóa chất ung thư bằng cách tiêm, uống…
Thời gian thực hiện:
- Phương án này thực hiện trong một thời gian dài theo từng đợt điều trị
- Mỗi đợt điều trị cách nhau từ 2-3 tuần để cơ thể có khả năng phục hồi.
Chi phí hóa trị ung thư tuyến giáp: sẽ thuộc vào từng loại thuốc sử dụng và phương pháp điều trị cũng như thể trạng của từng bệnh nhân. Chi phí cho một đợt hóa trị ung thư gan khoảng 20 triệu đồng. Người bệnh sẽ phải trải qua nhiều đợt hóa trị trước khi thật sự khỏi bệnh.
Hóa trị điều trị ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối
6.2. Xạ trị
Nguyên tắc điều trị: Phương pháp xạ trị ngoài có hiệu quả khá tốt với bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Phương pháp xạ trị ngoài sử dụng các tia xạ có năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Tuy nhiên, phương pháp này thường được kết hợp với các phương pháp khác do tế bào ung thư tuyến giáp không nhạy cảm với xạ trị.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Sử dụng các phương pháp chẩn đoán để xác định tình trạng bệnh. Vị trí, kích thước khối u tuyến giáp
- Bước 2: Tiến hành điều trị bằng cách chiếu xạ trực tiếp vào vị trí khối u đã được xác định.
Thời gian điều trị:
Thời gian điều trị trong mỗi lần xạ trị thường không kéo dài tuy nhiên thời gian theo dõi diễn biến tính trạng bệnh thì thường kéo dài đến nhiều tháng trời. Định kỳ từ 6-8 tháng cần phải đi kiểm tra lại xem có hiện tượng di căn khối u hay không.
Chi phí điều trị: Xạ trị phụ thuộc vào từng cách thức cũng như phương pháp thực hiện mà có chi phí khác nhau: xạ trị sử dụng máy gia tốc: 500.000đ, xạ trị áp sát xuất liều cao: khoảng 3.000.000đ/lần, xạ trị bằng các đồng vị phóng xạ: 800.000đ/lần,…
Xạ trị điều trị ung thư giai đoạn cuối
6.3. Điều trị bằng iot phóng xạ I-131
Nguyên tắc điều trị: Sử dụng Iot phóng xạ I-131 sẽ tiêu hủy ADN của tế bào ung thư tuyến giáp còn lại vì đặc tính hấp thụ iot tốt của tế bào tuyến giáp. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp tế bào ung thư đã lan ra những vị trí xa.
2 bước thực hiện:
- Bước 1: Chẩn đoán xác định tình trạng bệnh đang ở giai đoạn nào. Sự phát triển của những khối u.
- Bước 2: Cho người bệnh uống thuốc và tiến hành theo dõi
Thời gian điều trị: Điều trị với I-131 phóng xạ thường kéo dài từ 3 – 5 liệu trình. Mỗi lần cách nhau 2 – 4 tuần.
Chi phí điều trị: Uống từ 3-5 lần nên chi phí sẽ vào khoảng 6 – 30 triệu đồng.
Điều trị ung thư tuyến giáp bằng i-ốt 131
6.4. Điều trị nhắm trúng đích
Nguyên tắc điều trị: Phương pháp điều trị nhắm trúng đích này sử dụng các ống thông siêu nhỏ sẽ đưa thuốc vào vị trí khối u và hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư mà không làm ảnh hưởng đến các mô lành.
2 bước thực hiện:
- Bước 1: Xác định vị trí, kích thước khối u xơ bằng các thiết bị, công cụ chuẩn đoán.
- Bước 2: Tiến hành đưa thuốc vào vị trị khối u đã xác định
Thời gian điều trị:
- Mỗi lần kiểm tra đưa thuốc vào khối u thì thường mất 2-4 tiếng. Định kỳ sau mỗi 15 ngày cần tiến hành kiểm tra rà soát lại và tiến hành đợt tiếp theo cho đến khi khỏi hoàn hoàn.
Chi phí điều trị: cho phương pháp chữa trị này phụ thuộc vào kỹ thuật và loại thuốc được lựa chọn. Thường giao động từ 5-20 triệu đồng.
Điều trị nhắm trúng đích chữa ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối
Xem thêm:Thông tin chi tiết về điều trị ung thư tuyến giáp bằng xạ trị
Ngoài ra, để hỗ trợ quá trình đạt hiệu quả cao nhất người bệnh có thể sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ quá trình điều trị u tuyến giáp là Ancan Triso. Sản phẩm hiện được đánh giá cao trên thị trường.
7. Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối sống được bao lâu
Thông thường, ung thư tuyến giáp thể nhú và nang tiên lượng tốt. Các loại ung thư thể khác tỷ lệ sống thấp hơn. Cụ thể như sau:
- Ung thư tuyến giáp thể nhú tỷ lệ sống sau 5 năm là 95% và sau 10 năm là 90%.
- Ung thư tuyến giáp thể nang tỷ lệ sống sau 5 năm là 90% và sau 10 năm là 70%.
- Ung thư dạng tủy tỷ lệ sống sau 5 năm và 10 năm lần lượt là 90% và 86%.
- Ung thư thể không biệt hóa: tỷ lệ sống còn trung bình dưới 1 năm.
Ghi chú: Đây là kết quả của quá trình thông kê hàng ngàn trường hợp bệnh nhận bị ung thư tuyến giáp tại Mỹ qua tổ chức Hiệp hội Ung thư nước Mỹ viết tắt là AJCC – America Joint Committee on Cancer.
Giai đoạn cuối, khi tế bào ung thư đã di căn rộng thì khả năng chữa khỏi là rất khó. Các phương pháp điều trị thường chỉ có thể kéo dài thời gian sống và giảm bớt đau đớn cho người bệnh.
8. Cách phòng ngừa ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối
Để có thể phòng ngừa ung thư tuyến giáp, cần phải lưu ý:
- Cung cấp cho cơ thể đủ lượng iot cần thiết. Việc thiếu hoặc thừa iot đều gây ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp.
- Tránh tiếp xúc với tia bức xạ tối đa để làm giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp.
- Hạn chế tiêu thụ chất béo, bổ sung rau xanh, hoa quả tươi trong chế độ ăn hàng ngày.
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng
- Không sử dụng các chất kích thích, không hút thuốc lá, uống rượu bia.
- Duy trì cân nặng ổn định
- Đi khám ngay nếu nghi ngờ các dấu hiệu ung thư tuyến giáp
- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.
9. Địa chỉ điều trị ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối
9.1. Bệnh viện K
Bệnh viện K có truyền thống lâu đời và chuyên điều trị các bệnh về u bướu, ung thư. Các bác sĩ của bệnh viện K có kinh nghiệm và kiến thức điều trị ung bướu hiệu quả trong đó có ung thư tuyến giáp.
- Địa chỉ: 43 Quán Sứ – Hàng Bông – Hoàn Kiếm- Hà Nội
- Số điện thoại: 024 3825 2143
- Giờ làm việc: Làm việc cả ngày
Bệnh viện K cơ sở 3 Tân Triều
- Vị trí bệnh viện K cơ sở 3:
- Quy trình khám chữa bệnh tại bệnh viện K dành cho người bệnh ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối.
Bước 1: Đăng ký Khám
- Cung cấp thông tin theo yêu cầu của nhân viên y tế
- Nộp phí khám bệnh
- Nhận phiếu khám, số thứ tự theo chuyên khoa
Bước 2: Khám bệnh
- Chờ vào khám theo số thứ tự hiển thị trên bảng điện tử
- Nhận chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng từ bác sĩ khám bệnh
Bước 3: Thực hiện các chỉ định CLS
- Đóng phí các phiếu chỉ định tại các cửa thu viện phí
- Người bệnh được hướng dẫn đi làm các xét nghiệm theo địa chỉ in trên chỉ định xét nghiệm
- Sau đó, người bệnh thực hiện các chỉ định xét nghiệm CLS theo địa chỉ đã in trên phiếu chỉ định.
- Khi có kết quá quả đầy đủ người bệnh quay lại cửa đón tiếp và đăng ký khám lấy số thứ tự vào phòng khám để gặp bác sỹ. Bác sỹ đọc kết quả và đưa ra kết luận.
Bước 4: Kết luận
Bác sỹ dựa vào kết quả xét nghiệm sẽ đưa ra 3 trường hợp.
- Người khám bệnh không có bệnh thì ra về.
- Người bệnh có bệnh được chỉ định nhập viện điều trị – thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
- Người bệnh có bệnh nhưng được điều trị ngoại trú – tại nhà. Người bệnh bệnh nhận chỉ định, đơn thuốc, giấy hẹn khám lại. Ra quầy mua thuốc và ra về.
Lưu ý: Người bệnh có sử dụng bảo hiểm y tế và người bệnh không sử dụng bảo hiểm y tế có quy trình khám bệnh hơi khác nhau một chút trong quy trình đăng ký khám. Người có thẻ bảo hiểm t tế được yêu cầu xuất trình giấy tờ và không cần đóng phí khám chữa bệnh.
9.2. Bệnh viện nội tiết Trung ương
Bệnh viện nội tiết Trung ương là nơi điều trị bệnh về nội tiết và rối loạn chuyển hóa trong đó có ung thư tuyến giáp.
- Địa chỉ: Ngõ 215 Đường Ngọc Hồi, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
- Số điện thoại: 024 3853 3527
- Giờ làm việc: Làm việc cả ngày
Bệnh viện Nội tiết Trung ương
- Vị trí bệnh viện nội tiết Trung Ương:
- Quy trình khám chữa bệnh tại bệnh viện Nội tiết Trung Ương cho người bệnh ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối
Bước 1: Đăng ký khám
- Lấy số thứ tự để làm thủ tục khám, hiện nay bệnh viện đã trang bị hệ thống lấy số tự động lên người bênh chỉ cần đến máy bấm số và lấy số từ máy.
- Xuất trình Bảo hiểm y tế, Giất tờ tùy thân, giấy hẹn tái khám, giấy chuyển viện ….
- Nhận phiếu khám chữa bệnh và số thứ tự tại buồng khám bệnh
- Đối với những trường hợp vượt tuyến, trái tuyến thì phải ứng tiền trước.
Bước 2: Khám lâm sàng và chẩn đoán
- Ngồi chờ đến số thứ tự qua loa.
- Đến lượt thì vào phòng bác sỹ chuyên khoa để chuẩn đoán sơ bộ.
- Bác sỹ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện các xét nghiệm, chuẩn đoán hình ảnh, thăm dò chứ năng hoặc chuẩn đoán chính xác dựa theo những dấu hiệu sơ bộ.
Bước 3. Xét nghiệm
- Người bệnh nhận phiếu xét nghiệm chỉ định từ bác sỹ.
- Đến những phòng ban lấy mẫu xét nghiệm, nộp phiếu chỉ định xét nghiệm và chờ đến lượt
- Phối hợp với nhân viên điều dưỡng, kỹ thuật viên để lấy mẫu, thao tác trên thiết bị ….
- Nhận kết quả
- Quay về phòng khám ban đầu.
Bước 4: Quay về phòng khám ban đầu lấy số và đợi đến lượt
Bác sỹ sẽ dựa vào kết quả chuẩn đoán, xét nghiệm xác định tình trạng bệnh nhân. Có 3 trường hợp thường xảy ra như sau:
- Người bệnh không còn bệnh: thì cho ra viện
- Người bệnh có bệnh đã thuyên giảm: Tiếp tục sử dụng thuốc theo đơn tại nhà, và định kỳ thăm khám.
- Người bệnh có bệnh năng và không thuyên giảm: Tiến hành thủ tục nhập viện điều trị.
9.3. Trung tâm Ung bướu Chợ Rẫy
Bệnh viện Chợ Rẫy tại thành phố Hồ Chí Minh là nơi có nhiều chuyên khoa điều trị các loại ung thư bằng những phương pháp hiện đại và tiên tiến nhất.
- Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: (84-028) 3855 4137
- Giờ làm việc: Làm việc cả ngày
Bệnh viện Chợ Rẫy
- Vị trí bệnh viện Chợ Rẫy trên bản đồ:
- Quy trình khám bệnh tại bệnh viện Chợ Rẫy
Người bệnh có mặt tại địa chỉ 620 Nguyễn Chí Thanh, Phường 9 Quận 11 từ 5h30 – 16h00 hàng ngày để khám bệnh. Lưu ý thứ 7 7 h mới bắt đầu làm việc và chỉ làm việc đến 11 h.
Bước 1: Lấy thông tin bệnh nhân
- Người bệnh xếp hàng và nhận Phiếu đăng ký khám chữa bệnh.
- Điền đầy đủ thông tin trong Phiếu đăng ký. Chú ý lựa chọn dịch vụ mong muốn: Khám thường, ưu tiên, khám chuyên gia.
- Điền xong, cầm đến quầy để đóng dấu vào dịch vụ tương ứng.
Bước 2: Vào quầy đăng ký thủ tục khám
- Di chuyển vào quầy thăm khám tương ứng với dịch vụ đã chọn để làm thủ tục đăng ký khám chữa bệnh
- Nếu đã đăng ký khám qua tổng đài 1080 của Chợ Rẫy thì người bệnh đi thẳng đến quầy số 6 để làm thủ tục.
Bước 3: Đến phòng khám bệnh
- Nhân viên, điều dưỡng sẽ hướng dẫn người khám đến các phòng khám chuyên khoa thích hợp.
Bước 4. Thực hiện xét nghiệm lâm sàng
- Sau khi khám lâm sàng người bệnh thực hiện công tác chuẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm theo yêu cầu bác sỹ.
- Lần lượt khám và lấy kết quả, chú ý có thể phải xét nghiệm máu nên người bệnh cần nhịn ăn sáng trước khi xét nghiệm.
Bước 5. Quay lại phòng bác sỹ ban đầu
- Sau khi có kết quả chuẩn đoán, bệnh nhân quay trở lại phòng khám ban đầu và nghe bác sỹ kết luận tình trạng bệnh của mình. Đưa ra phương án điều trị phù hợp.
9.4. Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng
Là cơ sở khám chữa bệnh hàng đầu của Miền Trung với trang thiết bị hiện đại.
- Địa chỉ: 124 Hải Phòng, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng
- Số điện thoại: 096 523 18 18
- Giờ làm việc: Làm việc cả ngày
Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng
- Vị trí bệnh viện Đà Nẵng trên bản đồ:
- Quy trình khám bệnh của bệnh viện đa khoa Đà Nẵng
Bước 1: Tiếp nhận đăng ký khám bệnh
- Nếu là người bệnh chưa từng đến đây thăm khám và điều trị lần nào vui lòng đến phòng tư vấn Khám Bệnh của bệnh viện để được tư vấn chính xác nhất và đầy đủ thông tin nhất.
- Đối với bệnh nhân đã quen với việc thăm khám tại các cơ sở y tế vui lòng đến bộ phận đón tiếp bệnh nhân và lấy số thứ tự tại máy.
Bước 2: Khám bệnh sơ bộ
- Khi đến số thứ tự của mình, người bệnh đi vào phòng bác sỹ để được tư vấn chuẩn đoán sơ bộ tình trạng bệnh dựa vào dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài.
- Lúc này bác sỹ cần thêm thông tin người bệnh bằng việc thực hiện các phép kiểm tra bệnh như chuẩn đoán xét nghiệm….
- Bác sỹ sẽ điền phiếu yêu cầu xét nghiệm đưa cho bệnh nhân thực hiện.
Bước 3: Xét nghiệm lâm sàng
Theo phiếu yêu cầu xét nghiệm, người bệnh đến lần lượt các khoa để thực hiện công tác xét nghiệm chuẩn đoán như:
- Siêu âm
- X-quang, CT
- Nội soi, điện tim
Nhận kết quả và quay trở lại phòng khám
Bước 4: Chuẩn đoán và đưa ra phương án điều trị
- Dựa vào kết quả thăm khám chuẩn đoán, bác sỹ chuyên môn đưa ra kết luận về tình trạng bệnh của mình.
10. Lưu ý sau khi điều trị ung thư tuyến giáp
10.1 Tuân thủ theo một liệu trình điều trị duy nhất
Người bệnh ung thư tuyến giáp sau khi được điều trị cần phải lưu ý những điểm sau:
- Tuân thủ mọi chỉ dẫn của bác sĩ về loại thuốc duy trì sau khi phẫu thuật
- Tránh hoạt động mạnh, tăng cường nghỉ ngơi, bồi bổ sức khỏe
- Tăng cường dinh dưỡng, tránh ăn các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe
- Không sử dụng chất kích thích, rượu bia, tránh xa các chất độc hại
- Tăng cường rèn luyện cơ thể bằng những bài tập nhẹ nhàng
- Duy trì đi khám sức khỏe định kỳ 3 tháng/lần trong 2 năm đầu sau khi chữa trị. Trong những năm kế tiếp, việc khám sức khỏe định kỳ cũng nên được duy trì 6 tháng/lần để có thể theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của mình.
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc đông y, thuốc tây mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ
10.2 Chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối
Những thực phẩm mà người bệnh ung thư tuyến giáp nên ưu tiên bổ sung là:
- Selen: Đây là một loại khoáng chất vô cùng quan trọng có tác dụng điều tiết và sản sinh mức T3. Selen có nhiều trong những thực phẩm như là gan bò, cá ngừ, nấm, tôm, các loại hạt…
- Các loại Vitamin: Vitamin B, E, A, C đều là những vitamin có tác dụng tăng cường sức khỏe cho cơ thể, tăng sức đề kháng và giúp loại bỏ những tác động có thể làm tổn thương tuyến giáp. Các loại vitamin này có nhiều trong lúa mì, lúa mạch, hạnh nhân, đậu Hà Lan…
- Rau xanh, hoa quả tươi: Là nguồn cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và khoáng chất có lợi, tăng cường trao đổi chất. Các loại rau xanh đậm như cải, rau bina, diếp…cung cấp nguồn magie dồi dào cho cơ thể khỏe mạnh.
- Ngũ cốc: đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen…có chứa nhiều chất cần thiết cho cơ thể và giúp bổ sung năng lượng hiệu quả.
Thực phẩm tốt cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối
Ngoài ra, người bệnh ung thư tuyến giáp cũng cần tránh sử dụng những thực phẩm sau:
- Đồ nướng: Đồ nướng không tốt cho người có bệnh tiêu hóa cũng như bệnh ung thư tuyến giáp.
- Đồ ăn cay nóng: Đồ cay nóng gây ảnh hưởng trực tiếp đến họng, làm giảm khả năng đào thải độc tố trong cơ thể.
- Đồ hộp: Đồ hộp và các thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng muối natri cao gây hại cho những người bị bệnh ung thư tuyến giáp
- Nội tạng động vật: Nội tạng động vật là những thực phẩm giàu chất béo làm hoạt động của tuyến giáp bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Thực phẩm không tốt cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối
11. Tấm gương bệnh nhân bền bỉ chiến đấu với ung thư tuyến giáp
Cha xứ Nguyễn Văn Đoàn hiện đang là cha xứ của Giáo xứ Đồng Văn, Hà Nam. Ít ai biết được rằng, Cha đã từng phải đối mặt với căn bệnh ung thư tuyến giáp quái ác đã di căn.
Khi thấy cơ thể có những thay đổi bất thường, giọng khàn đi và hay ho, Cha đã đi kiểm tra và phát hiện ra mình bị ung thư tuyến giáp. Khi ra bệnh viện Ung Bướu Hà Nội để làm các xét nghiệm chính xác hơn, các bác sĩ khuyên dùng phương pháp xạ trị để chữa bệnh. Tuy nhiên, lúc đó, do e ngại những tác dụng phụ của phương pháp này, Cha đã chuyển qua sử dụng sản phẩm Ancan để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của mình.
Cha chia sẻ, ngay từ lúc bắt đầu đã uống tới 10 viên, thậm chí có hôm uống tới 12 viên vì mong muốn khống chế bệnh thật nhanh. Duy trì uống thuốc đều đặn như vậy trong một thời gian, khi đi khám lại, kích thước khối u đã giảm đi đáng kể.
Cha cũng cảm thấy sức khỏe của mình có sự cải thiện rõ rệt: cơ thể khỏe khoắn hơn, ăn được nhiều hơn, các cơn đau cũng không còn. Sau lần khám đó, Cha vẫn duy trì uống Ancan thường xuyên kết hợp tập luyện cơ thể điều độ, ăn uống đúng cách. Giờ đây, các chỉ số chức năng tuyến giáp của Cha đã trở lại ổn định, bệnh tình không còn là nỗi lo nữa.
Xem thêm: Câu chuyện chữa ung thư tuyến giáp di căn của cha xứ Nguyễn Văn Đoàn
Ung thư chưa bao giờ là căn bệnh đơn giản. Quá trình chữa trị cần rất nhiều công sức và tiền bạc cũng như sự tân tâm chăm sóc từ bệnh viện và gia đình và sự cố gắng của chính bản thân người bệnh. Mong rằng những thông tin về ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối trên đây đã giúp người bệnh hiểu rõ hơn về căn bệnh mình đang có và có phương hướng chăm sóc đúng đắn hơn.