Ung thư tuyến giáp ăn gì tốt, dưới đây là 5 loại thực phẩm tốt phù hợp với việc điều trị ung thư tuyến giáp mà bệnh nhân cần phải chú ý bổ sung để tăng cường sức khỏe.
Nội dung bài viết
1. Trái cây tươi
Các loại trái cây tươi cung cấp nhiều nước, chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Đặc biệt, hoa quả tươi chứa nhiều vitamin A, C, E. Chúng đều có khả năng chống oxy hóa cao giúp cơ thể chống được nhiều bệnh tật. Ăn nhiều hoa quả tươi có thể giúp loại bỏ stress oxy hóa và tránh được tổn thương tuyến giáp. Hàng ngày, bạn nên ăn hoa quả vào các bữa phụ hoặc dùng làm món tráng miệng.
Các loại quả như cam, bưởi, dưa ruột vàng, táo, bơ, dừa,… chứa nhiều dinh dưỡng nên được bổ sung hàng ngày. Người bệnh nên hạn chế ăn các loại quả nhiều axit như mơ, cóc, chanh để tránh làm hại dạ dày.
Những loại hoa quả tốt cho quá trình điều trị ung thư tuyến giáp vừa tạo cảm giác ngon miệng cho bệnh nhân vừa có nhiều những vitamin bổ dưỡng mà người bệnh nên ăn thường xuyên nhất có thể nhé.
Xem thêm: Tổng hợp 10 loại hoa quả bệnh nhân tuyến giáp nên ăn để tăng cường sức khỏe
2. Rau xanh
Các loại rau xanh như rau bina, rau ngót, rau diếp,… là một trong những thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn của bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Chúng chứa chất xơ có tác dụng tăng cường tiêu hóa. Nhờ vậy, cơ thể hấp thụ các vitamin và khoáng chất khác tốt hơn để tăng cường sức khỏe. Rau xanh giàu magie giúp ích trong quá trình trao đổi chất của tuyến giáp. Cung cấp đủ magie từ rau xanh sẽ hạn chế các triệu chứng như thay đổi nhịp tim, mệt mỏi, đau cơ,… Rau nên được nấu chín thay vì ăn sống.
Bệnh nhân ung thư tuyến giáp có thể ăn được hầu hết các loại rau, trừ các loại rau họ cải như cải bắp, cải dưa, bông cải xanh,… Rau họ cải chứa isothiocyanate gây ức chế hấp thụ i-ốt trong cơ thể.
Ung thư tuyến giáp ăn gì tốt thì không thể thiếu rau xanh, rau xanh cung cấp chất dinh dưỡn, vitamin dễ hấp thụ, cung cấp chất xơ để hỗ trợ hệ tiêu hóa vốn đã bị tổn thương bởi các loại thuốc điều trị bệnh.
3. Thực phẩm có chứa iốt
Tuyến giáp không thể thiếu i-ốt trong quá trình hoạt động. I-ốt giúp cho tuyến giáp sản sinh ra các hormone để cân bằng hormone tuyến giáp. Qua đó, cung cấp đủ i-ốt có thể giảm sự hình thành u trong tuyến giáp. Các thực phẩm giàu i-ốt bao gồm: tôm, mận khô, đậu lima, rong biển,…
Một số lưu ý khi bổ sung i-ốt cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp.
- Lượng i-ốt từ rong biển có thể đi kèm với kim loại thyrotoxic và halogenua, vì vậy hãy thận trọng khi bổ sung i-ốt từ cá biển.
- Chú ý khi sử dụng thực phẩm có i-ốt ở giai đoạn điều trị bằng i-ốt hoặc xạ trị. Trong những giai đoạn này nên hạn chế dùng i-ốt, chỉ dùng tối đa 50mg/ngày.
Xem thêm: Ung thư tuyến giáp có được ăn trứng hay không – vì sao?
4. Thực phẩm giàu Omega 3, 6
Cơ thể không tự sản xuất Omega 3 và 6, vì vậy bạn cần lấy nó từ các nguồn thực phẩm. Cá đánh bắt tự nhiên chứa nhiều protein, Vitamin D, selen và B12, và được biết đến là một trong những nguồn axit béo omega 3,6 phong phú nhất. Chúng có thể hữu ích trong việc ngăn ngừa bệnh tự miễn và ung thư, trong đó có ung thư tuyến giáp.
Axit béo omega 3 và 6 là một loại PUFA (axit béo không bão hòa đa) là một thành phần thiết yếu của cơ thể. Các axit béo này cũng có đặc tính chống viêm tốt. Chúng có thể kết hợp hóa học với oxy ở cấp độ tế bào để tạo thành các chất mới ảnh hưởng đến các tế bào viêm. Omega 3, omega 6 hoạt động trực tiếp trên các tế bào viêm thông qua các thụ thể axit béo bề mặt hoặc nội bào.
Các loại cá béo nước lạnh như cá hồi, cá tuyết và cá cơm có lượng Omega 3 và 6 có tác dụng chống viêm cao nhất và có liên quan đến việc ngăn ngừa ung thư tuyến giáp.
Ung thư tuyến giáp có gì tốt thì nếu có điều kiện kinh tế việc sử dụng cá hồi thường xuyên giúp bổ sung các hợp chất Omega tốt cho sức khỏe. Ngoài những thực phẩm trên người bệnh cũng thường sử dụng trứng như một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dễ hấp thụ.
5. Thực phẩm chứa Selen
Nếu không có Selen, không thể kích hoạt hormone tuyến giáp của bạn. Selen là cần thiết trong quá trình loại bỏ một phân tử i-ốt khỏi T4 để chuyển đổi nó thành dạng T3 có thể sử dụng được.
- Thiếu hụt Selen làm suy yếu enzyme được gọi là glutathione peroxidase, rất cần thiết cho chức năng miễn dịch tốt và kiểm soát viêm tuyến giáp. Selenium thấp dẫn đến rối loạn hệ thống miễn dịch (bao gồm các vấn đề về tim, gan, thận, ung thư, giải độc kim loại nặng).
- Thiếu hụt Selen là nguyên nhân gây ra tổn thương tuyến giáp. Bổ sung đầy đủ Selen là cách bảo vệ và ngăn ngừa tổn thương tuyến giáp.
Bạn có thể tìm thấy Selen trong các loại hạt, tỏi, rau chân vịt, cá ngừ, cá bơn, cá mòi, thịt bò, gà tây, gan bò và thịt gà.
Xem thêm: Ung thư tuyến giáp có được ăn thịt bò không và ăn bao nhiêu là đủ?
Khi tìm hiểu bệnh ung thư tuyến giáp ăn gì tốt, người bệnh đừng bỏ qua những thực phẩm được chia sẻ trên đây. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần lưu ý tới những thực phẩm cần tránh để quá trình điều trị bệnh đạt kết quả tốt nhất.