“Ung thư tuyến giáp có được ăn trứng không?” là mối quan tâm của rất nhiều người đang trong quá trình điều trị căn bệnh nguy hiểm này. Chế độ dinh dưỡng vốn có tác động lớn tới sức khỏe, đặc biệt là ở những trường hợp người bị bệnh nặng và cơ thể yếu ớt nhạy cảm.
Vậy bệnh nhân ung thư tuyến giáp có được ăn trứng hay không? Hãy cùng theo dõi cuộc trò chuyện giữa bác sĩ và bệnh nhân ngay sau đây để tìm câu trả lời nhé.
Theo ý kiến từ bác sĩ và các chuyên gia y tế, bệnh nhân ung thư tuyến giáp hoàn toàn có thể ăn trứng, vì trứng có nhiều những thành chất dinh dưỡng có lợi cho việc bồi bổ sức khỏe tăng cường sức đề kháng và hồi phục cho bệnh nhân. Tuy nhiên, có khá nhiều người bệnh vẫn thắc mắc và tỏ ra nghi ngờ về vấn đề này.
Nội dung bài viết
1. Trứng có những chất gì tốt cho quá trình hỗ trợ ung thư tuyến giáp
[Hỏi]
Chào bác sĩ, tôi tên Nam, năm nay 38 tuổi. Tôi mới được chẩn đoán mắc chứng ung thư tuyến giáp cách đây không lâu. Trong quá trình tìm hiểu bệnh, tôi được nhiều người khuyên nên ăn nhiều trứng để bồi bổ. Tôi muốn hỏi rằng với bệnh tình của mình thì ăn trứng có tốt không? Xin cám ơn bác sĩ.
[Đáp]
Chào bạn Nam. Đầu tiên, bạn cần biết rằng bệnh nhân ung thư tuyến giáp rất nên ăn trứng vì đây là loại thực phẩm rất có lợi cho quá trình điều trị bệnh. Trứng có thành phần giàu chất đạm, chất béo và vi khoáng, đều là những chất tốt cho người bệnh ung thư nói chung.
Trứng có nhiều chất dinh dưỡng bồi bổ sức khỏe
1.1. Chất đạm
Trứng rất giàu chất đạm (protein), đây lại là dưỡng chất cơ bản giúp cho cơ thể của bệnh nhân ung thư tuyến giáp làm lành vết thương, tăng cường sức đề kháng trong và sau khi phẫu thuật, thực hiện hóa trị và xạ trị. Đạm trong trứng cũng là nguyên liệu giúp cơ thể hồi phục lại khối nạc đã mất do tăng quá trình dị hóa. Đồng thời, trứng cũng sẽ giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn.
Protein cũng cung cấp cho cơ thể thêm những dinh dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe hỗ trợ cho việc điều trị ung thư được hiệu quả nhất. Trên thực tế, nếu cơ thể thiếu dinh dưỡng thì người bệnh không thể theo kịp các phác đồ điều trị bệnh mà bác sĩ đưa ra, đặc biệt là khi điều trị ung thư bằng hoá trị, xạ trị. Vì vậy, cần bổ sung thêm nhiều protein cho cơ thể người bệnh thông qua các thực phẩm như trứng để đảm bảo được hiệu quả điều trị đạt kết quả tốt nhất.
1.2. Lượng chất béo dồi dào
Chất béo trong trứng là chất béo quý Lecithin. Đây là nguồn chất béo có thể giúp bệnh nhân ngăn ngừa tích lũy cũng như đào thải cholesterol thừa ra bên ngoài cơ thể, giúp cơ thể cân bằng lượng cholesterol ở mức hợp lý. Ngoài ra, Lecithin cũng có mặt trong màng tế bào, giúp cho màng tế bào vững khỏe và tế bào hoạt động tốt hơn, từ đó mà hỗ trợ tích cực cho việc điều trị bệnh ung thư.
1.3. Vitamin
Ngoài đạm và chất béo tốt, trứng còn cung cấp cho cơ thể của bệnh nhân ung thư tuyến giáp hàm lượng vitamin rất dồi dào. Trứng khá giàu vitamin A, B, B6, E, K… đều là những chất tốt cho cơ thể của bệnh nhân, hỗ trợ hoạt động của nhiều bộ phận trong cơ thể, giúp cơ thể chống lại tốt hơn với tác động của các tế bào ung thư, hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị bệnh. Trong lòng trắng trứng còn có nhiều vitamin B8 hay biotin, là những chất tham gia sản xuất năng lượng cho cơ thể, giúp người bệnh giảm cảm giác mệt mỏi trong thời gian điều trị ung thư.
1.4. Khoáng chất
Trứng cũng khá giàu khoáng chất như canxi, sắt, phốt pho, magiê, đồng, mangan, selen, kẽm… Trong số các khoáng chất này, selen đặc biệt có thể ngăn ngừa quá trình oxy hóa, hạn chế lão hóa, ngừa sự hình thành mảng trong động mạch của người bệnh, ngừa ung thư hiệu quả. Khoáng chất đồng còn có tác dụng trong việc sản sinh các hormones tuyến giáp thay thế cho các vùng tuyến giáp đã bị phẫu thuật loại bỏ. Kẽm giúp tăng mức TSH, nhờ đó giúp hồi phục sức khỏe cho người bệnh sau điều trị ung thư tuyến giáp nhanh chóng hơn.
1.5. Các thành phần vi lượng khác
Ngoài các thành phần trên, trứng còn chứa men antitrypsin và một số thành phần vi lượng khác. Vì thế, khi được sử dụng đúng cách thì đây sẽ là loại thực phẩm rất có lợi dành cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp nói riêng.
Men antitrypsin là một loại protein thường được sản xuất bởi tế bào gan. Men này có tác dụng bảo vệ phổi không bị tác động bởi các enzyme khác, đồng thời hỗ trợ sự hoạt động và phát triển bình thường của cơ thể. Thiếu hụt men antitrypsin là nguyên nhân gây nên tình trạng khó thở, ho, khò khè ở một số người đồng thời tạo ra khiếm khuyết trên NST số 14, tạo ra men antitrypsin bất thường. Nói chung, việc thiếu men antitrypsin sẽ gây nên sự tổn thương ở các cơ quan gan và phổi, khiến cho việc điều trị ung thư tuyến giáp thêm khó khăn hơn.
Xem thêm: Những hợp chất có trong yến sào tốt cho người bệnh ung thư tuyến giáp
2. Nên ăn trứng gà hay trứng vịt khi điều trị ung thư tuyến giáp?
[Hỏi]
Chào bác sĩ. Xin bác sĩ cho tôi và các bệnh nhân đang phải chiến đấu với bệnh ung thư tuyến giáp khác được biết giữa trứng gà và trứng vịt thì loại nào tốt hơn và phù hợp với người đang có bệnh hơn?
Trứng gà trứng vịt trứng nào tốt hơn
[Đáp]
Chào bạn. Mỗi loại trứng như bạn nói đều có những giá trị dinh dưỡng và lợi ích riêng:
Giá trị dinh dưỡng | Một quả trứng gà lớn (khoảng 50g) | Một quả trứng vịt lớn (khoảng 70g) |
Năng lượng | 71 Kcal | 130 Kcal |
Chất béo | 5g | 10g |
Cholesterol | 211mg | 619mg |
Sodium | 70mg | 102mg |
Protein | 6g | 9g |
Carbohydrate | 0g | 1g |
Trứng gà và trứng vịt đã được chứng minh là khá tương đương nhau về hàm lượng carbohydrate (còn được gọi là carbs, gồm tinh bột, đường và chất xơ). Tuy nhiên, khi xét về lượng protein, trứng vịt có phần nhỉnh hơn so với trứng gà. Một quả trứng vịt có chứa gần 130 đơn vị calo, gấp đôi lượng calo trong trứng gà, phần nào cũng là vì trứng vịt thường có kích thước lớn hơn so với trứng gà.
Bên cạnh đó, trứng vịt cũng được nhận định là cung cấp lượng omega – 3 nhiều hơn, giúp cơ thể phòng chống viêm và nguy cơ mắc bệnh mãn tính. Omega – 3 khiến tế bào nhạy cảm với hormone tuyến giáp. Theo nhận định của các chuyên gia dinh dưỡng, nếu bệnh nhân ung thư tuyến giáp muốn ăn trứng hằng ngày, trứng gà sẽ là lựa chọn thích hợp, vì loại trứng này có ít cholesterol và calo có hại cho bệnh nhân.
Nếu bạn vẫn muốn thêm trứng vào khẩu phần ăn nhưng không ăn hàng ngày thì trứng vịt sẽ tốt hơn, vì loại trứng này có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn. Trong chế độ ăn của bệnh viện K người bệnh sẽ được ăn trứng gà chứ không dùng trứng vịt.
3. Có những cách chế biến trứng nào phù hợp với người bệnh
[Hỏi]
Chào bác sĩ. Hồi đầu năm tôi mới được chẩn đoán mắc phải chứng ung thư tuyến giáp. Được biết rằng với bệnh tình của mình thì ăn trứng sẽ có tác dụng điều trị tốt. Tuy vậy tôi vẫn không rõ mình nên chế biến trứng thế nào để đem lại hiệu quả tốt nhất?
Xem thêm: Thông tin tư vấn của bác sỹ chuyên khoa u bướu về ung thư tuyến giáp tại bệnh viện K
[Đáp]
Chào bạn. Trứng là thực phẩm rất dễ chế biến và có thể làm thành nhiều món khác nhau rất ngon miệng. Bạn có thể tham khảo một số cách sau:
- Luộc hay hấp: Đây là phương pháp nấu trứng có lượng calo thấp hơn hẳn so với trứng chiên hay trứng ốp la. Các dưỡng chất trong trứng cũng được giữ nguyên và ít bị thất thoát nhất. Lượng calo vừa phải này sẽ rất có lợi cho bệnh nhân trong việc kiểm soát tình hình bệnh tật.
- Các món ăn từ trứng được khuyến nghị nên ăn bao gồm: trứng nguyên quả – trứng chần, trứng bác, trứng ốp lết chín kỹ, trứng tráng. Với các loại trứng muối, trứng bách thảo thì bạn chỉ nên ăn với lượng nhỏ.
- Kết hợp trứng với rau củ: Kết hợp trứng với rau củ để làm món xà lách không chỉ giúp tăng hương vị mà còn bổ sung thêm rất nhiều chất xơ và vitamin. Đây cũng là phương pháp chế biến trứng lành mạnh rất nên được áp dụng.
- Nấu trứng với các loại dầu ổn định với nhiệt độ cao: Các loại dầu tốt trong việc chế biến trứng chính là dầu olive nguyên chất, bơ hay dầu dừa. Đây là các loại dầu không oxy hóa, không hình thành nên các gốc tự do có hại. Chính vì thế sẽ rất có lợi cho quá trình chiến đấu với bệnh ung thư.
- Không nấu các món trứng quá cầu kỳ: Các dưỡng chất trong trứng có thể bị mất đi khi gặp nhiệt độ cao. Nhiệt độ cao cũng có thể tăng lượng cholesterol bị oxy hóa nên rất có hại cho sức khỏe. Do đó mà không nên nấu trứng quá lâu với nhiệt quá cao.
- Với các món trứng kho, nên hạn chế bỏ đường vì có thể khiến các protein fructose acid amin trong trứng kết hợp với lysine và tạo thành một chất rất khó hấp thu vào cơ thể, thậm chí còn gây ra nhiều phản ứng bất lợi đối với sức khỏe.
- Ung thư tuyến giáp khiến người bệnh gặp các khó khăn ở vùng họng, khó nuốt. Vì vậy, bạn nên ưu tiên các món ăn có vị nhạt, món luộc và có thể cắt nhỏ để người bệnh dễ sử dụng hơn.
- Tốt nhất bạn nếu sử dụng một số món ăn liên quan tới trứng có cách chế biến cầu kỳ bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo không ảnh hưởng tới quá trình điều trị ung thư tuyến giáp được hiệu quả.
Một cách chế biến trứng với kem
4. Chú ý khi dùng trứng cho người bị ung thư
[Hỏi]
Thưa bác sĩ, ngoài việc nên dùng những món trứng tốt cho sức khỏe như trứng luộc, trứng trộn salad thì bệnh nhân cần lưu ý điều gì khi ăn trứng ạ?
[Đáp]
Bệnh nhân ung thư tuyến giáp nói riêng hay những người đang gặp vấn đề sức khỏe nói chung cần lưu ý một số điều sau đây khi chế biến và sử dụng trứng:
4.1. Không ăn trứng vịt lộn
Trứng vịt lộn tuy giàu đạm nhưng lại có nhiều cholesterol xấu. Chính vì vậy, chúng có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm liên quan tới huyết áp, tiểu đường, gout, gan nhiễm mỡ, ung thư…
4.2. Không ăn trứng sống
Khi ăn trứng sống, cơ thể chỉ hấp thu được khoảng 50% protein – chất dinh dưỡng rất có lợi cho bệnh ung thư. Ngoài ra việc ăn trứng sống thường không đảm bảo vệ sinh, dễ nhiễm khuẩn salmonella khiến cơ thể gặp một số bệnh nguy hiểm khác.Trong khi đó, với trứng chín, bệnh nhân có thể hấp thụ đến 90% protein.
Ăn trứng sống cũng tăng nguy cơ người dùng bị mắc các bệnh về đường tiêu hoá như tiêu chảy, khiến cơ thể bị mất nước và việc điều trị ung thư bị gián đoạn và kém hiệu quả.
Không được ăn trứng sống khi điều trị ung thư
4.3. Không ăn quá 3 quả trứng/ngày
Theo nhiều nghiên cứu, ăn 2 lòng đỏ trứng gà một ngày thì bạn đã nạp quá lượng cholesterol đã vượt mức an toàn. Trung bình mỗi quả trứng 17g chứa tới 220mg cholesterol và nhiều chất béo, chủ yếu là acid bão hòa không tốt cho cơ thể cũng như những người đang điều trị ung thư. Chính vì thế, một ngày bạn chỉ nên sử dụng dưới mức 3 quả để đảm bảo sức khỏe.
4.4. Tham vấn ý kiến bác sĩ ăn trứng phù hợp ở giai đoạn điều trị nào
Việc điều trị ung thư tuyến giáp để có được hiệu quả tốt nhất cần thực hiện song song và làm theo các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa u bướu. Hãy tham vấn thêm ý kiến của bác sĩ để có thể tận dụng tối đa lượng dưỡng chất có trong trứng cũng như phòng được những tác hại mà trứng có thể đem tới khi điều trị bệnh.
Xem thêm: Tổng hợp thông tin người bệnh ung thư tuyến giáp cần biết khi điều trị tại Bạch Mai
Vừa rồi là một số chia sẻ của bác sĩ để giải đáp cho thắc mắc ung thư tuyến giáp có được ăn trứng không. Trứng là món ăn bổ dưỡng không chỉ cho những người bị ung thư tuyến giáp mà cho cả những người bình thường cần tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên bạn cần chú ý khẩu phần, cách chế biến để có thể mang lại hiệu quả trong điều trị cũng như đảm bảo sức khoẻ được ổn định nhất nhé.