Bệnh ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì? là một trong những vấn đề người bệnh, người nhà bệnh nhân quan tâm nhất. Cùng loại bỏ 8 loại thực phẩm dưới đây để loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn của người bệnh.
Xem thêm: Tổng hợp 10 loại hoa quả ung thư tuyến giáp nên ăn
Nội dung bài viết
1. Muối i-ốt
Muối i-ốt và các thực phẩm chứa nhiều muối i-ốt như rong biển, tảo biển,… tuy có độ dinh dưỡng cao nhưng cần được ăn với số lượng hạn chế. Đối với người bị ung thư tuyến giáp, việc thay đổi lượng i-ốt nạp vào cơ thể có thể ảnh hưởng rất nhiều tới tình trạng bệnh.
Thừa i-ốt khiến cho các triệu chứng khó chịu của ung thư tuyến giáp thêm trầm trọng. Đặc biệt, với bệnh nhân điều trị ung thư tuyến giáp bằng phương pháp i-ốt phóng xạ thì hạn chế tối đa việc ăn i-ốt khoảng 14 ngày trước khi điều trị. Bệnh nhân được khuyến cáo không nên ăn quá 50mg i-ốt mỗi ngày. Chế độ ăn ít muối i-ốt đảm bảo cho các tế bào ung thư bị thiếu i-ốt. Sau quá trình phóng xạ, các tế bào này sẽ bị phá hủy nhanh hơn và triệt để hơn.
Người bệnh cần lưu ý lượng i-ốt ăn hàng ngày bao gồm lượng muối khi nấu nướng và trong các thực phẩm giàu i-ốt. Do đó, cần đặc biệt lưu ý và cân đối hàm lượng cho phù hợp để không bị nạp quá nhiều khoáng chất này.
2. Thực phẩm từ sữa: phô mai, sữa chua, kem và bơ
Sữa và thực phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, bơ, kem,… đều chứa hàm lượng canxi cao. Ví dụ, 100g phô mai có chứa tới 721mg canxi.
Khi được hấp thụ vào cơ thể, hàm lượng canxi lớn trong những thực phẩm này gây ảnh hưởng tới tác dung của 1 số loại thuốc điều trị ung thư tuyến giáp. Vì thế, người bệnh nếu ăn nhiều các thực phẩm này có thể gây ra các phản ứng phụ ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh.
Người bệnh khi muốn sử dụng các thực phẩm này nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết được có được dùng hay không và với lượng bao nhiêu.
Thế bệnh nhân ung tuyến giáp kiêng ăn gì, nên ăn gì trong quá trình điều trị ung thư thì tốt.
Xem thêm: Bệnh nhân tuyến giáp có ăn được thịt bò hay không – thông tin chi tiết nhất
3. Bánh mì đóng gói và bánh nướng
Bánh mì đóng gói và bánh nướng đều là các thực phẩm giàu gluten. Theo khuyến cáo y tế, bệnh nhân ung thư tuyến giáp, suy tuyến giáp nên hạn chế ăn vì gluten gây ảnh hưởng xấu cho quá trình điều trị bệnh.
Các thực phẩm giàu gluten có chứa nhiều đường và nhiều tinh bột. Nó có thể gây tổn thương ruột non của người bệnh ung thư tuyến giáp. Hơn nữa, gluten nếu ăn nhiều có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, là nguy cơ gây ra các bệnh tuyến giáp. Nó làm tuyến giáp dễ bị viêm hơn và khiến cho bệnh thêm trầm trọng hơn.
Vì vậy, người bệnh ung thư tuyến giáp cần nhớ không được ăn bánh ngọt, bánh nướng, bánh mì có chứa gluten.
4. Chocolate
Không có nhiều người biết rằng, bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên hạn chế ăn socola. Trong socola có chứa lượng lớn caffeine, cứ 100g socola lại có chứa tới 43mg caffeine.
Caffeine gây ra những tác động tiêu cực cho cơ thể bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Chất này kích thích hệ tiêu hóa và gây ra các triệu chứng như nôn nóng, sốt ruột, ù tai, tay chân run,… Do đó, hệ tiêu hóa trở nên yếu hơn và giảm hấp thụ thuốc điều trị ung thư tuyến giáp. Ngoài ra, caffeine còn kích thích hệ thần kinh khiến máu lên não nhiều hơn tạo sức ép cho hệ tim mạch dẫn tới mất ngủ, lo lắng, tăng huyết áp,… Những tình trạng đó đều khiến cho sức khỏe của bệnh nhân giảm sút.
5. Hải sản
Các loại hải sản chứa lượng i-ốt lớn như rong biển, ngao, ốc,… là những thực phẩm người bị ung thư tuyến giáp nên tránh ăn hàng ngày. Như đã phân tích ở trên, các loại hải sản này khiến lượng i-ốt trong cơ thể tăng làm giảm tác dụng của các loại thuốc điều trị bệnh. Nó cũng làm gia tăng nguy cơ viêm tuyến giáp khiến bệnh tình phát triển nặng thêm.
Bệnh nhân tuyến giáp kiêng ăn gì – thì câu trả lời dứt khoát phải có các món ăn hải sản. Đây là loại thực phẩm chứa quá nhiều i ốt vi lượng dễ hấp thụ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị bệnh.
6. Đậu nành và các sản phẩm làm từ đậu nành
Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Đáng tiếc là bệnh nhân ung thư tuyến giáp lại không được sử dụng nhiều các loại thực phẩm này. Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành khi ăn nhiều có thể ức chế tuyến giáp sản sinh ra các hormone mới.
Ngoài ra, các thực phẩm này còn khiến cho cơ thể giảm hấp thụ i-ốt. Điều này khiến cho cơ thể mất đi lượng i-ốt cần thiết để duy trì hoạt động của 1 số cơ quan. Vì vậy, đậu nành và các sản phẩm liên quan không được lên men không tốt cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp.
Cùng với các loại sữa đậu nành giàu protein thì người bệnh ung thư tuyến giáp cũng nên hạn chế ăn thịt bò để điều trị bệnh đạt hiệu quả cao nhất.
7. Lòng đỏ trứng
Trong lòng đỏ trứng có chứa lượng i-ốt lớn. Vì vậy ăn lòng đỏ trứng nhiều có thể làm tăng lượng i-ốt trong cơ thể khiến tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả hơn. Đặc biệt, người bệnh ung thư tuyến giáp trước khi xạ trị bằng i-ốt không nên ăn lòng đỏ trứng gà. Ngoài ra, lòng đỏ trứng gà còn chứa nhiều chất béo khó tiêu hóa gây áp lực cho tim mạch, ảnh hưởng tới quá trình cung cấp máu cho cơ thể.
8. Nước có ga và bia, rượu, cà phê
Nước ngọt có ga hay rượu bia, cà phê và đồ uống có cồn đều không phải là những sản phẩm tốt cho sức khỏe, kể cả với những người không bị ung thư tuyến giáp. Nước có ga khiến cho hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng khi tiêu thụ nhiều làm giảm tác động của thuốc điều trị ung thư. Rượu bia và cà phê đều chứa chất kích thích ảnh hưởng tới hệ thần kinh và sức khỏe tổng thể cung. Khi sử dụng thực phẩm này khiến các cơ quan bị tổn thương, suy giảm chức năng tuyến giáp và khiến bệnh thêm khó điều trị.
Những loại đồ uống không nên dùng trong quá trình điều trị ung thư
- Các loại cà phê.
- Nước ngọt có ga đặc biệt là Cocacola.
- Rượu mạnh và các sản phẩm từ rượu như coktail.
- Các loại bia, kể cả bia không độ hay còn gọi là bia chay.
Người bệnh ung thư tuyến giáp nên lựa chọn ăn các loại hoa quả để sử dụng trong quá trình điều trị bệnh.
Xem thêm: Bệnh nhân tuyến giáp ăn gì tốt cho quá trình điều trị bệnh
Bệnh ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì? Qua những thông tin trên đây, hy vọng các bạn đã có thể rút ra nhiều thông tin hữu ích. Những thực phẩm trên đây đều gây hại cho tuyến giáp và sức khỏe nên bệnh nhân ung thư tuyến giáp cần tránh sử dụng hàng ngày.