Điều trị bệnh ung thư trực tràng bao gồm các phương pháp đông y, tây y và nâng cao sức khỏe cùng kết hợp với nhau. Dưới đây là 5 phương pháp điều trị ung thư trực tràng
Xem thêm:
Cụ thể các phương pháp điều trị ung thư trực tràng:
Nội dung bài viết
1. Bệnh ung thư trực tràng là gì?
Bệnh ung thư trực tràng là tình trạng hình thành các khối u ác tính trên các vách của trực tràng và xâm nhập sâu vào thành trực tràng sau đó có thể lan rộng ra các hạch bạch huyết và di căn tới các cơ quan khác của cơ thể.
Ban đầu, ung thư trực tràng hình thành từ cấu trúc polyp trên vách trực tràng và chưa xuất hiện bất kỳ triệu chứng gì. Bệnh nhân có thể có những đốm máu rất nhỏ trong phân nhưng không thể phát hiện bằng mắt thường mà phải đi xét nghiệm. Từ đó bác sỹ sẽ tư vấn cách điều trị bệnh ung thư trực tràng phù hợp với từng trường hợp bệnh nhân cụ thể.
2. 7 biểu hiện của bệnh ung thư trực tràng
Khi nắm được các biểu hiện của bệnh, những người bình thường khỏe mạnh nếu gặp phảo các biểu hiện này có thể đi khám sớm để phát hiện bệnh sớm.
Vị trí khối u tạo ra những biểu hiện trên cơ thể
Khi khối u ở trực tràng phát triển mạnh hơn bệnh nhân có thể gặp 7 triệu chứng phổ biến sau:
- Thói quen đại tiện thay đổi (đi đại tiện phân lỏng hoặc bị táo bón kéo dài)
- Đại tiện ra máu màu đen hoặc phân có màu sẫm bất thường.
- Đau bụng hoặc có những cơn co thắt
- Mệt mỏi, suy nhược
- Sút cân đột ngột không rõ nguyên nhân
- Buồn nôn và nôn
- Các dấu hiệu trên cũng có thể là do các bệnh lý đường tiêu hóa khác gây ra. Nếu thấy các dấu hiệu trên thì cần đi khám để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.
3. Nguyên nhân nào gây ra ung thư trực tràng?
Minh họa có khối ung thưc trực tràng
Ung thư đại tràng xảy ra khi có các tế bào phát triển theo xu hướng bất thường ở khu vực trực tràng. Ban đầu một số tế bào ở lớp lót trực tràng hình thành polyp, theo thời gian một số polyp tiến triển thành ung thư. Ung thư trực tràng cũng có thể xuất hiện do di căn từ các cơ quan khác nhưng đó không phải là ung thư trực tràng nguyên phát.
Những người thuộc nhóm sau sẽ có nguy cơ mắc ung thư trực tràng cao:
- Có người thân thiết trong gia đình mắc ung thư trực tràng
- Bị loét đại tràng hoặc mắc bệnh Crohn
- Bị polyp trực tràng, đại tràng
- Trên 50 tuổi bạn nên khám sàng lọc ung thư trực tràng, đại tràng định kỳ để phát hiện sớm. Nếu thuộc nhóm nguy cơ cao bạn nên khám sàng lọc từ khi còn trẻ.
4. 3 phương pháp chính điều trị ung thư trực tràng
Tại Việt Nam, có nhiều cách điều trị bệnh ung thư trực tràng khác nhau mà người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để thực hiện.
4.1. 8 phương pháp phẫu thuật ung thư trực tràng
Cách điều trị ung thư trực tràng bằng Tây Y chủ yếu thông qua phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.
Hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật đang được dùng trong điều trị ung thư trực tràng tùy thuộc vào giai đoạn và đặc điểm của khối u, vị trí của khối u ở trực tràng, kích thước của khối u, tuổi tác và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cũng như tiền sử bệnh của họ. Sau khi hội chẩn bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ ung bướu sẽ đề xuất phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất. Bác sĩ cũng cho phép bệnh nhân trình bày mong muốn của mình và lựa chọn giữa một số đề xuất nếu có thể.
Các phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất trong các cách điều trị ung thư trực tràng:
Điều trị ung thư trực tràng bằng phương pháp phẫu thuật
- Phẫu thuật cắt bỏ đại tràng, trực tràng và hậu môn (Abdominoperineal resection)
Phương pháp phẫu thuật này là cách điều trị ung thư trực tràng tốt nhất có vị trí rất gần với cơ vòng hậu môn. Bác sĩ sẽ phải tiến hành loại bỏ khối u và cả hậu môn để giảm nguy cơ ung thư trực tràng tái phát. Sau phẫu thuật này người bệnh sẽ được đặt hậu môn nhân tạo.
Cách điều trị bệnh ung thư trực tràng này là phương pháp điều trị tốt nhất và loại bỏ hoàn toàn khối u. Tuy nhiên việc này chỉ nên áp dụng khi bệnh quá nặng.
- Phẫu thuật cắt trực tràng (Coloanal anastomosis)
Trong trường hợp khối u ở vị trí phía trên cách cơ vòng hậu môn ít nhất 1cm bác sĩ sẽ phải cắt bỏ toàn bộ trực tràng và phần mô xung quanh để loại bỏ hoàn toàn khối u.
- Phẫu thuật cắt bỏ đoạn trực tràng phía trên (lower anterior resection).
Nếu khối u trực tràng nằm ở phần trên của trực tràng thì bác sĩ sẽ chỉ cắt bỏ khối u và phần mô xung quanh và để lại phần trực tràng phía dưới. Sau mổ bác sĩ sẽ nối ruột già với phần trực tràng còn lại.
Hình ảnh thực tế của khối u trong trực tràng
- Phẫu thuật cắt bỏ khối u cục bộ (local excision)
Nếu ung thư trực tràng được phát hiện ở giai đoạn sớm (thường là giai đoạn 1), bác sĩ sẽ chỉ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u và một phần mô xung quanh khối u, khối u thường sẽ không tái phát.
Phương pháp này cũng không yêu cầu nạo hạch. Sau khi làm sinh thiết nếu thấy ung thư tiến triển hơn mong đợi thì các phương pháp phẫu thuật triệt để hơn sẽ được chỉ định.
- Phẫu thuật và điều trị triệt để
Đối với những người bị ung thư trực tràng kèm theo mắc bệnh Crohn, viêm loét dạ dày hoặc có xu hướng bị bệnh do di truyền, bác sĩ sẽ phải thực hiện phẫu thuật triệt để hơn và người bệnh cũng phải tiến hành hóa trị hoặc xạ trị trước hoặc sau phẫu thuật để thu nhỏ khối u và tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại.
Cách điều trị ung thư trực tràng chỉ áp dụng cho những người bị bệnh nặng đến rất nặng không còn phương pháp chữa trị nào khác.
- Cách điều trị bệnh ung thư trực tràng bằng phẫu thuật nội soi
Phẫu thuật nội soi
Phẫu thuật này chỉ loại bỏ một số phần trực tràng rất nhỏ có chứa khối u bằng thủ thuật nội soi.
- Phương pháp phẫu thuật TaTME:
TaTME là một kỹ thuật phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ mạc treo trực tràng qua đường hậu môn. Tuy nhiên nếu khối u trực tràng cách hậu môn dưới 5 cm thì không thể áp dụng phương pháp này.
- Phẫu thuật bằng robot
Robot hiện đại có thể thay thế hai phẫu thuật viên và thực hiện các phẫu thuật trực tràng phức tạp một cách chính xác, nhanh nhất do đó bệnh nhân nhanh phục hồi, đạt hiệu quả điều trị cao. Với cách điều trị ung thư trực tràng này các bác sỹ không trực tiếp phẫu thuật mà chỉ ngồi điều khiển robot hoạt động thay mình.
Phương pháp này yêu cầu bác sỹ có trình độ kỹ thuật cao và cơ sở y tế phải có điều kiện kinh tế để đầu tư các hạng mục thiết bị.
4.2. Cách điều trị ung thư trực tràng bằng hóa trị
Điều trị ung thư trực tràng bằng hóa trị
Hóa trị hoặc hóa trị bổ trợ sau phẫu thuật cũng là một phương pháp điều trị quan trọng và hiệu quả cho bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn muộn (giai đoạn 3, 4).
Ngày nay có một số loại thuốc hóa trị được dùng để điều trị ung thư trực tràng hiệu quả hơn và ít tác dụng phụ hơn. Điều trị bằng hóa trị giúp kiểm soát kích thước và sự lan rộng của khối u cũng như tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.
Nếu ung thư trực tràng chỉ khu trú trong lòng ruột thì tỷ lệ sống sau 5 năm điều trị lên tới 90%. Nếu khối u đã di căn hạch thì tỷ lệ này chỉ còn 30%. Khi khối u di căn tới các cơ quan khác như gan, phổi thì tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ đạt 10%.
Cách điều trị bệnh ung thư trực tràng bằng hóa trị yêu cầu người bệnh có sức khỏe tương đối tốt vì hóa trị rất có hại cho sức khỏe, những người có sức khỏe yếu thường không được sử dụng phương pháp này.
4.3. Cách điều trị ung thư trực tràng bằng xạ trị
Xạ trị điều trị bệnh ung thư trực tràng
Đối với cách điều trị ung thư trực tràng thì xạ trị chỉ được dùng trong rất ít trường hợp. Xạ trị và xạ trị kết hợp hóa trị có thể được chỉ định trước phẫu thuật giúp thu nhỏ kích thước khối u đáng kể tạo điều kiện phẫu thuật thành công và ít phải cắt bỏ toàn bộ trực tràng hay hậu môn, cải thiện cuộc sống người bệnh.
Với những người phát hiện ung thư khi đã ở giai đoạn 3 thì thường phải thực hiện xạ trị hoặc xạ trị kết hợp hóa trị sau phẫu thuật để giảm nguy cơ ung thư tái phát.
Liệu trình xạ trị còn tùy thuộc vào sức khỏe của bệnh nhân và mục đích xạ trị. Thông thường liệu trình xạ trị thường kéo dài 5 tuần, mỗi tuần 5 ngày từ thứ 2 tới thứ 6. Đối với xạ trị kết hợp hóa trị bệnh nhân sẽ truyền tĩnh mạch hóa chất trong 4 ngày đầu và 4 ngày cuối của liệu trình hoặc uống hóa chất dạng viên trong những ngày xạ trị.
Xạ trị có thể gây một số tác dụng phụ vào những tuần cuối và giảm dần khi liệu trình xạ trị kết thúc (thường sau 2-6 tuần). Xạ trị cũng gây vô sinh.
4.4. Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư trực tràng bằng Đông y
Các bài thuốc đông y thường chỉ có tác dụng hỗ trợ các cách điều trị bệnh ung thư trực tràng bằng Tây y, chứ không thể đơn lẻ giúp chữa khỏi bệnh như nhiều lời đồn đại.
Tiến sĩ Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Phát triển Y dược Cổ truyền Việt Nam cho biết người bệnh nên khám và điều trị bằng các phương pháp điều trị Tây y hiện đại như phẫu thuật, hóa trị,… để khống chế bệnh trước, sau đó mới xem xét duy trì hiện trạng hoặc tăng cường sức khỏe bằng các phương pháp đông y.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh chỉ nên điều trị tại các cơ sở y tế uy tín, các lương y được cấp phép hoặc điều trị tại viện y học cổ truyền đảm bảo chất lượng. Bệnh nhân tuyệt đối không đặt niềm tin vào những “lang băm”, những bài thuốc không được kiểm chứng và những thang thuốc có thành phần dược liệu không rõ xuất xứ để tránh nguy hiểm.
Một số bài thuốc đông y hỗ trợ điều trị ung thư đại tràng được biết đến hiện nay đây là cách điều trị bệnh ung thư trực tràng này được tổng hợp từ ngày xưa tới nay tuy có tính chất phòng bệnh nhiều hơn nhưng vẫn được nhiều người bệnh tin dùng và bước đầu đạt được kết quả điều trị rất khả quan.
5. Một vị thuốc Nam trị ung thư
5.1. Lá đu đủ
Chọn ra 6 lá đu đủ tươi, không bị sâu hay già héo, mang rửa sạch và cắt khúc. Đem lá đu đủ đun với 2 lít nước trong khoảng 20 phút. Vớt bỏ bã, nước uống trong ngày.
Lá đu đủ xanh có tác dụng chữa bệnh ung thư
5.2. Cây dừa cạn
Cây dừa cạn có chứa các hợp chất như vincristine, vinblastine có khả năng ức chế sự phân chia tế bào và phát triển của khối u.
Người bệnh nên dùng cây dừa cạn hoa trắng, lấy toàn thân cây phơi nắng nhẹ hoặc sao khô nhẹ theo nguyên tắc tâm can của đông y, sau đó mỗi ngày lấy 50g để đun nước hoặc hãm trà uống.
Cây dừa cạn theo đông y có tác dụng như một bài thuốc
5.3. Cây xạ đen
Cây xạ đen được nhiều bệnh nhân ung thư tìm kiếm vì nghe đồn loại cây này có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư. Cây xạ đen có chứa quinon và flavonoid có thể giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, ngoài ra còn giúp cải thiện giấc ngủ, trị suy nhược thần kinh.
Mỗi ngày, người bệnh nên dùng khoảng 70g xạ đen (cả thân và lá) đem sắc với 1 lít nước và uống trong ngày.
Ngoài ra, cũng có thể sắc thuốc từ 60g xạ đen, 20g bán chi liên và 40g bạch hoa xà thiệt thảo để uống mỗi ngày.
6. Một số vị thuốc Bắc trị ung thư
Cách điều trị bệnh ung thư trực tràng bằng thuốc bắc cũng được rất nhiều người quan tâm.
Cây xạ đen chữa ung thư
6.1. Hạt ý dĩ
Hạt ý dĩ là loại thảo dược có tác dụng trị viêm ruột, loét dạ dày và có tính kháng khuẩn, giúp tăng cường sức khỏe do đó được dùng trong các bài thuốc đông y giúp hỗ trợ cách điều trị ung thư trực tràng. Tuy nhiên hiệu quả điều trị ung thư chưa được khoa học kiểm chứng.
Hạt ý dĩ chữa ung thư
6.2. Trà hoa cúc
Trà hoa cúc giúp giảm co thắt dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa, an thần, phòng ngừa điều trị loét miệng, giúp ngủ tốt nên được sử dụng hỗ trợ điều trị ung thư trực tràng để cải thiện các triệu chứng do xạ trị và hóa trị gây ra.
Bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ xem có thể uống trà hoa cúc trong khi điều trị hay không.
Cách điều trị bệnh ung thư trực tràng bằng hoa cúc này thường là trong giai đoạn phòng bệnh. Cũng có những thống cho rằng những người ở quê có thói quen uống trà thường hiếm gặp các các bệnh về ung thư hơn là người bình thường.
Thường xuyên sử dụng trà hoa cúc
6.3. Nấm linh chi
Nhiều nghiên cứu chỉ ra công dụng của nấm linh chi giúp hỗ trợ điều trị ung thư. Nấm linh chi có chứa các chất giúp tiêu trừ các gốc tự do, cải thiện chức năng của màng tế bào, tăng cường tổng hợp axit nucleic và đặc biệt là tăng cường chức năng miễn dịch.
Nấm linh chi có thể được sử dụng sau điều trị Tây y nếu được bác sĩ cho phép. Hiện trên thị trường cũng có rất nhiều loại nấm linh chi trôi nổi không rõ nguồn gốc nên bệnh nhân cần cẩn thận để mua được nấm chất lượng.
Nấm linh chi có nhiều tinh chất quý giúp tăng cường sức khỏe
7. Lưu ý khi điều trị bệnh ung thư trực tràng
Khi phát hiện ung thư trực tràng người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn điều trị bệnh ung thư trực tràng của bác sĩ, kiên trì theo cách điều trị bệnh ung thư trực tràng đã được chỉ định để đạt hiệu quả cao nhất.
Chế độ dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân ung thư trực tràng đang điều trị:
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây hàng ngày
- Uống đủ nước và tránh mất nước
- Không uống rượu, bia, đồ uống có cồn và các chất kích thích
- Tránh các món nướng, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều đường
- Không nên ăn thịt đỏ
- Nên ăn ngũ cốc nguyên hạt, uống nhiều sữa, các thực phẩm giàu canxi và vitamin D
- Chia làm các bữa nhỏ, chế biến món ăn mềm, dễ tiêu hóa, hợp khẩu vị
- Ăn uống lành mạnh, cân đối, không kiêng khem quá mức.
Sinh hoạt:
- Người bệnh nên nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc
- Tập thể dục đều đặn
- Tránh căng thẳng, thức khuya
Trên đây mà những điều cơ bản nhất mà mỗi người bệnh cần nắm được về cách điều trị bệnh ung thư trực tràng. Dù là ở trường hợp nào, người bệnh cũng nên tuân theo ý kiến bác sĩ để việc áp dụng các cách điều trị ung thư trực tràng được hiệu quả nhất.