Chữa bệnh ung thư trực tràng bằng đông y có hiệu quả khi sử dụng cho việc bồi bổ nâng cao sức khỏe người bệnh. Từ đó hỗ trợ quá trình điều trị bệnh bằng những phương pháp khác hiệu quả hơn. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu được bản chất vấn đề.
Nội dung bài viết
1. Chữa bệnh ung thư trực tràng bằng Đông y
Để có thể sử dụng các bài thuốc Đông y an toàn và phát huy tối đa hiệu quả điều trị ung thư trực tràng, người bệnh cần nắm được những nguyên lý cơ bản sau.
1.1. Các bài thuốc Đông y có tác dụng từ từ và tương đối chậm
Các bài thuốc Đông y sử dụng các loại dược liệu có nguồn gốc tự nhiên có chứa thành phần giúp ức chế sự phát triển của khối u ở trực tràng. Tuy nhiên, hàm lượng các hoạt chất này trong thuốc thường thấp. Vì vậy, thuốc Đông y thường chỉ phát huy hiệu quả điều trị sau một thời gian dài.
Tiến sĩ Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Phát triển Y dược Cổ truyền Việt Nam cho biết người bệnh nên khám và điều trị bằng các phương pháp điều trị Tây y hiện đại như phẫu thuật, hóa trị,… để khống chế bệnh trước, sau đó mới xem xét duy trì hiện trạng hoặc tăng cường sức khỏe bằng các phương pháp đông y.
1.2. Điều trị bằng Đông y vẫn phải khám và theo dõi ung thư trực tràng
Vị trí xuất hiện ung thư trực tràng
Ung thư trực tràng tiến triển âm thầm và có thể xâm lấn tới các cơ quan khác trong thời gian ngắn. Vì vậy, dù một số biểu hiện lâm sàng như đau nhức, mệt mỏi…đã biến mất thì cũng không có nghĩa là ung thư đã được chữa khỏi.
Dù áp dụng phương pháp điều trị ung thư trực tràng bằng Đông y, bệnh nhân vẫn cần đi khám, chụp chiếu thường xuyên và tuân thủ chỉ định của bác sĩ để theo dõi và điều trị bằng Tây y nếu cần.
1.3. Chữa bệnh ung thư trực tràng bằng Đông y cần có sự tham vấn của lương y.
Lạm dụng thuốc Đông y hoặc sử dụng bừa bãi có thể gây hại cho sức khỏe. Cách tốt nhất là bệnh nhân nên xin tư vấn và bốc thuốc ở bệnh viện y học cổ truyền có uy tín.
Lương y Vũ Quốc Trung – Hội Đông y Hà Nội cho rằng, trên thực tế, việc dùng thuốc Đông y để chữa bệnh ung thư là có, chẳng hạn một số loại dược liệu như cây xạ đen, nấm linh chi, tam thất, trinh nữ hoàng cung…đều có các hoạt chất có tác dụng tốt trong điều trị bệnh ung thư. Tuy nhiên, khi điều trị cần phải tùy thuộc vào nhiều yếu tố chứ không phải loại dược liệu đó có tác dụng trong chữa bệnh ung thư thì cứ uống vào là có thể khỏi bệnh.
Vì vậy, mọi người không nên nghe theo những lời đồn thổi về một số loài cây, cỏ có khả năng chữa bệnh ung thư mà đổ xô đi tìm hoặc bỏ rất nhiều tiền mua về uống chữa bệnh, như vậy không những bệnh không khỏi mà còn mắc thêm những bệnh khác.
1.4. Lưu ý nguồn gốc xuất xứ của dược liệu
Thị trường thuốc Đông y Việt Nam đang rất phức tạp vì các cơ quan chức năng đã phát hiện ngày càng nhiều tấn thuốc nam nhập từ Trung quốc không rõ nguồn gốc và chất lượng không đảm bảo. Người bệnh nên tránh mua, bốc thuốc Đông y từ nguồn không đáng tin cậy để tránh mua phải dược liệu kém chất lượng gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
2. Các bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh ung thư trực tràng bằng đông y
Dưới đây là một số bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị ung thư trực tràng ở các giai đoạn khác nhau bạn có thể tham khảo:
2.1. Bài thuốc chữa ở giai đoạn sớm (Giai đoạn 1, đầu giai đoạn 2).
Điều trị bệnh ung thư bằng việc sử dụng thuốc đông y
Đối với ung thư trực tràng giai đoạn sớm:
Thành phần bài thuốc:
- Bán chi liên: 30g
- Bạch hoa xà thiệt thảo: 30g
- Sơn đậu căn: 12g
- Hạ khô thảo: 30g
- Hải tảo: 30g
- Thổ phục linh: 30g
- Ý dĩ: 30g
- Thần khúc: 15g
- Hoài sơn: 30g
- Sơn trà: 10g
Theo Đông y, bán chi liên và bạch hoa xà thiệt thảo, sơn đậu căn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu u. Hạ khô thảo, hải tảo, thổ phục linh, ý dĩ có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp. Hoài sơn, thần khúc giúp kiện tỳ hòa trung. Bài thuốc giúp nhuận tràng, thanh nhiệt, tăng cường sức khỏe.
2.2. Bài thuốc chữa ở giai đoạn giữa (cuối giai đoạn 2, đầu giai đoạn 3)
Đối với ung thư trực tràng giai đoạn giữa thì việc chữa bệnh ung thư trực tràng bằng Đông y khá là phù hợp vì bệnh chưa đến mức nặng vẫn còn có cơ hội. Nhưng khi quyết định điều trị bằng đông y cần có sự tư vấn của các bác sỹ chuyên nghiệp.
Thành phần bài thuốc:
- Chích hoàng kỳ: 30g
- Hoài sơn: 20g
- Sinh địa: 20g
- Chế thủ ô: 30g
- Bán chi liên: 30g
- Ý dĩ: 30g
- Bạch hoa xà: 30g
- Xuyên luyện tử: 10g
Chích hoàng kỳ, hoài sơn, sinh địa, chế thủ ô có tác dụng ích khí dưỡng âm phù chính khí cố bản. Các vị thuốc bạch hoa xà, bán chi liên giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu u. Xuyên luyện tử, ý dĩ có công dụng lợi thấp. Bài thuốc giúp nhuận tràng, thanh nhiệt, tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị ung thư.
2.3. Bài thuốc chữa ở giai đoạn cuối (giai đoạn 4)
Bệnh ung thư trực tràng ở giai đoạn cuối
Đối với ung thư trực tràng giai đoạn cuối:
Thành phần bài thuốc:
- Chích hoàng kỳ: 30g
- Đẳng sâm: 30g
- Hoài sơn: 30g
- Sơn tra: 10g
- Đan sâm: 20g
- Chỉ xác: 10g
- Trần bì: 10g
- Vỏ biển đậu: 10g
- Xuyên luyện tử: 10g
- Thần khúc: 10g
- Bán chi liên: 30g
Theo Đông y, chính hoàng kỳ, đẳng sâm, hoàn sơn, thần khúc, sơn tra có công dụng kiện tỳ hòa vị. Các vị thuốc chỉ xác, trần bì, xuyên luyện tử có tác dụng lý khí hòa vị. Bạch hoa xà thiệt thảo, bán chi liên giúp thanh nhiệt, giải độc, khu tà, tiêu u.
Đây là bài thuốc gồm nhiều dược liệu quý giúp tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn cuối.
3. Các phương pháp chữa bệnh ung thư trực tràng kết hợp với Đông y
Chữa bệnh ung thư trực tràng bằng Đông y thường kéo dài thời gian chữa trị. Khi bệnh ở giai đoạn muộn thì cần có sự can thiệp của các biện pháp Tây y.
3.1. Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp hiệu quả loại bỏ ung thư trực tràng
Đối với ung thư trực tràng, tùy thuộc vào giai đoạn và đặc điểm của khối u, vị trí của khối u ở trực tràng, kích thước của khối u, tuổi tác và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cũng như tiền sử bệnh, các bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp phẫu thuật phù hợp.
Các phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất trong điều trị ung thư trực tràng:
- Phẫu thuật cắt bỏ khối u cục bộ (local excision)
Phương pháp này thường áp dụng cho ung thư trực tràng được phát hiện ở giai đoạn sớm (thường là giai đoạn 1). Bác sĩ sẽ chỉ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u và một phần mô xung quanh khối u.
- Phẫu thuật cắt bỏ đoạn trực tràng phía trên (lower anterior resection).
Nếu khối u trực tràng nằm ở phần trên của trực tràng thì bác sĩ sẽ chỉ cắt bỏ khối u và phần mô xung quanh và để lại phần trực tràng phía dưới. Sau mổ bác sĩ sẽ nối ruột già với phần trực tràng còn lại.
- Phẫu thuật cắt bỏ đại tràng, trực tràng và hậu môn (Abdominoperineal resection)
Phương pháp này dùng để điều trị ung thư trực tràng có vị trí rất gần với cơ vòng hậu môn. Bác sĩ sẽ phải tiến hành loại bỏ khối u và cả hậu môn để giảm nguy cơ ung thư trực tràng tái phát. Sau phẫu thuật này người bệnh sẽ được đặt hậu môn nhân tạo.
- Phẫu thuật cắt trực tràng (Coloanal anastomosis)
Nếu khối u ở vị trí phía trên cách cơ vòng hậu môn ít nhất 1cm bác sĩ sẽ phải cắt bỏ toàn bộ trực tràng và phần mô xung quanh để loại bỏ hoàn toàn khối u. Sau phẫu thuật này bệnh nhân sẽ không phải sử dụng hậu môn nhân tạo.
- Phẫu thuật và điều trị triệt để
Với những người bị ung thư trực tràng kèm theo mắc bệnh Crohn, viêm loét dạ dày hoặc có xu hướng bị bệnh do di truyền, bác sĩ sẽ phải thực hiện phẫu thuật triệt để hơn và người bệnh cũng phải tiến hành hóa trị hoặc xạ trị trước hoặc sau phẫu thuật để thu nhỏ khối u và tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại.
- Phẫu thuật nội soi:
Phẫu thuật nội soi ung thư trực tràng
Phẫu thuật này chỉ loại bỏ một số phần trực tràng rất nhỏ có chứa khối u bằng thủ thuật nội soi.
- Phương pháp phẫu thuật TaTME:
Đây là kỹ thuật phẫu thuật nội soi, cắt toàn bộ mạc treo trực tràng qua đường hậu môn được dùng để điều trị ung thư trực tràng. Tuy nhiên nếu khối u trực tràng cách hậu môn dưới 5 cm thì không thể áp dụng phương pháp này.
- Phẫu thuật bằng robot.
Robot hiện đại có thể thay thế hai phẫu thuật viên, có khả năng di chuyển ở 6 góc độ và thực hiện các phẫu thuật trực tràng phức tạp một cách chính xác, nhanh nhất.
Các phương pháp phẫu thuật nói chung so với phương pháp chữa bệnh ung thư trực tràng bằng Đông y thì có hiệu quả nhanh nhất an toàn nhất trong số các phương pháp Tây y khác.
3.2. Hóa trị
Mặc dù phẫu thuật hiện đang là liệu pháp điều trị chủ yếu và hiệu quả nhất đối với bệnh ung thư trực tràng, hóa trị hoặc hóa trị bổ trợ sau phẫu thuật cũng là một phương pháp điều trị quan trọng và hiệu quả cho bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn muộn (giai đoạn 3, 4).
Ngày nay có một số loại thuốc hóa trị được dùng để điều trị ung thư trực tràng hiệu quả hơn và ít tác dụng phụ hơn. Điều trị bằng hóa trị giúp kiểm soát kích thước và sự lan rộng của khối u cũng như tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.
Phương pháp này nếu so sánh với các phương pháp chữa bệnh ung thư trực tràng bằng Đông y thì đem lại hiệu quả nhanh hơn nhưng sức khỏe của người bệnh nhanh chóng suy yếu, thường xuyên có hiện tượng mệt mỏi vì ảnh hưởng của hóa chất.
3.3. Xạ trị
Xạ trị ung thư trực tràng
Đối với điều trị ung thư trực tràng, xạ trị khá ít được sử dụng. Xạ trị và xạ trị kết hợp hóa trị có thể được chỉ định trước phẫu thuật, giúp thu nhỏ kích thước khối u đáng kể tạo điều kiện phẫu thuật thành công và ít phải cắt bỏ toàn bộ trực tràng hay hậu môn, cải thiện cuộc sống người bệnh.
Với những người phát hiện ung thư khi đã ở giai đoạn 3, thường phải thực hiện xạ trị hoặc xạ trị kết hợp hóa trị sau phẫu thuật để giảm nguy cơ ung thư tái phát.
Liệu trình xạ trị còn tùy thuộc vào sức khỏe của bệnh nhân và mục đích xạ trị. Thông thường liệu trình xạ trị thường kéo dài 5 tuần, mỗi tuần 5 ngày từ thứ 2 tới thứ 6. Đối với xạ trị kết hợp hóa trị bệnh nhân sẽ truyền tĩnh mạch hóa chất trong 4 ngày đầu và 4 ngày cuối của liệu trình hoặc uống hóa chất dạng viên trong những ngày xạ trị.
Xạ trị có thể gây một số tác dụng phụ vào những tuần cuối và giảm dần khi liệu trình xạ trị kết thúc (thường sau 2-6 tuần). Xạ trị cũng có thể gây vô sinh.
Phương pháp này so với việc chữa bệnh ung thư trực tràng bằng Đông y thì ưu điểm vẫn là nhanh hơn nhưng để lại nhiều hệ lụy quá nguy hiểm cho người bệnh.
4. Các yếu tố kết hợp khi chữa ung thư tuyến trực tràng ngoài đông y
Bên cạnh việc sử dụng thuốc Đông Y, Tây Y, người bệnh có thể kết hợp thêm một số phương pháp bổ trợ dưới đây để quá trình điều trị diễn ra nhẹ nhàng hơn.
4.1. Thiền định hỗ trợ điều trị ung thư trực tràng
Thiền hỗ trợ quá trình ung thư trực tràng
Thiền định được coi là một liệu pháp bổ trợ có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư trong đó có ung thư trực tràng. Thiền định mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người bệnh ung thư trực tràng bao gồm:
-
- Giảm đau: người bệnh ung thư trực tràng thường phải chịu nhiều đau đớn do khối u chèn ép. Thiền giúp thư giãn, giảm đau hiệu quả cho người bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Ngăn ngừa tác hại của các gốc tự do (nguyên nhân gây ung thư): một số nghiên cứu chỉ ra rằng trong lúc thiền nhu cầu oxy của cơ thể giảm tới 40%. Thiền định từ 30-40 phút giúp làm chậm quá trình oxy hóa của cơ thể.
- Tăng cường miễn dịch: thiền giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh và tiêu diệt các tế bào lạ và chống viêm.
- Giúp giảm lo lắng, điều trị mất ngủ, trầm cảm: thiền định giúp cơ thể được thư giãn, tăng cường lưu thông máu giúp giảm cholesterol. Bệnh nhân ung thư trực tràng thường bị mất ngủ và căng thẳng. Thiền định giúp bệnh nhân ngủ ngon giấc hơn, tinh thần thư thái, lạc quan để chống lại bệnh tật.
- Cải thiện chức năng nhận thức, tăng cường trí nhớ, giúp người bệnh minh mẫn hơn.
4.2. Yoga giúp nâng cao sức khỏe, chống lại ung thư
Tập luyện Yoga giúp phòng bệnh ung thư
Từ lâu Yoga đã được sử dụng như một liệu pháp điều trị y học. Phó giáo sư, bác sĩ Trần Văn Thuấn, phó giám đốc bệnh viện K cho biết tập Yoga đều đặn giúp nâng cao sức khỏe, chống lại ung thư.
Nếu so sánh với các phương pháp chữa bệnh ung thư trực tràng bằng Đông y thì phương pháp này chỉ mang tính chất phòng bệnh chứ không mang tính chất chữa bệnh.
Luyện khí hay còn gọi là bài tập hít thở là phần được chú trọng nhất trong Yoga. Bài tập này giúp người bệnh ung thư điều chỉnh hơi thở, nhờ đó cân bằng sinh khí, đào thải khí độc và cung cấp nhiều oxy cho cơ thể. Hít thở sâu khi tập Yoga cũng giúp lấy nhiều oxy cho tế bào, ức chế các tế bào ung thư.
Nhiều nghiên cứu cho thấy luyện tập yoga giúp bệnh nhân ung thư cải thiện sức khỏe rõ rệt, thư giãn về tinh thần, cân bằng về thể chất.
4.3. Châm cứu giúp giảm đau
Châm cứu giảm đau
Châm cứu là liệu pháp y học cổ truyền, sử dụng các kim nhỏ tác động vào các huyệt đạo của cơ thể để giảm đau, điều hòa dòng khí huyết, năng lượng và có thể điều trị bệnh. Khi được thực hiện đúng cách, việc kích thích vào các huyệt đạo của cơ thể giúp giải phóng hormone endorphin – hormone giảm đau tự nhiên của cơ thể.
Châm cứu cũng giúp điều tiết hoạt động của não bộ và giúp tăng cường lưu thông máu, giúp giải tỏa cơn đau cho bệnh nhân ung thư trực tràng, đặc biệt là giai đoạn muộn. Châm cứu có tác dụng giúp giảm đau, giảm buồn nôn và nôn nên rất hữu ích cho các bệnh nhân đang điều trị ung thư trực tràng bằng hóa trị, xạ trị.
Châm cứu nhìn chung là liệu pháp tương đối an toàn và được đánh giá là phương pháp điều trị bổ trợ tiềm năng có thể thay thế thuốc giảm đau. Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi châm cứu và tìm đến những chuyên gia được cấp chứng chỉ, giàu kinh nghiệm và được đào tạo chuyên môn vững về châm cứu để đảm bảo an toàn.
5. Các lưu ý cần tránh khi chữa ung thư trực tràng
Khi phát hiện ung thư trực tràng người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, kiên trì điều trị để đạt hiệu quả cao nhất.
Dưới đây là những điều người bệnh ung thư trực tràng nên tránh
Tránh căng thẳng mệt mỏi.
- Tránh các món nướng, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều đường
- Không nên ăn thịt đỏ
- Không uống rượu, bia, đồ uống có cồn và các chất kích thích
- Tránh kiêng khem quá dẫn đến thiếu chất, cơ thể mệt mỏi. Người bệnh cần ăn uống lành mạnh, cân đối, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, uống sữa và ăn các thực phẩm giàu vitamin D, canxi.
- Tránh căng thẳng, thức khuya
- Tránh lười vận động.
Trên thực tế, để có thể chữa bệnh ung thư trực tràng bằng Đông y là rất khó. Nhưng Đông Y lại có tác dụng hỗ trợ điều trị rất tốt nên mọi người vẫn nên phối hợp sử dụng.