4 thông tin bạn cần biết về ung thư tuyến giáp sau khi mổ 

Với người bệnh ung thư tuyến giáp, mổ cắt khối u là phương pháp điều trị hiệu quả thường được lựa chọn. Chăm sóc sức khỏe ung thư tuyến giáp sau khi mổ như thế nào để nhanh hồi phục và giảm biến chứng nhất, hãy tham khảo ngay trong bài viết dưới đây nhé. 

1. Lưu ý sau khi mổ ung thư tuyến giáp

Tùy vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân nằm lại bệnh viện từ 2-7 ngày. Trong thời gian này, các bác sĩ sẽ theo dõi tiến độ hồi phục của cơ thể, tiến triển làm lành vết thương có đảm bảo không và cũng để đảm bảo vết mổ được chăm sóc hậu phẫu đúng cách.  

tập thể ducj sau khi mổ ung thư tuyến giáp

Kiêng tập thể dục nặng sau khổ

Tuy nhiên trong trường hợp người bệnh được cho phép ra viện sớm, người bệnh và gia đình chăm sóc cần chú ý một số điều sau để đảm bảo sức khỏe cũng như vết mổ không bị ảnh hưởng.

  • Về thời gian nghỉ ngơi: 

Tốt nhất người bệnh nên nghỉ ngơi từ 7 – 10 ngày để cơ thể được hồi phục hoàn toàn mới nên đi làm và hoạt động trở lại. Trong thời gian này, vết mổ cũng sẽ bắt đầu liền lại từ từ. Do đó, bạn nên tránh va chạm cũng như vận động mạnh để không gây rách vết mổ. 

Thời gian sau mổ, bạn cũng cần hạn chế vận động mạnh hay mang vác các vật nặng có thể làm ảnh hưởng đến khu vực cổ vừa phẫu thuật. Các tác động mạnh có thể gây trầy xước, rách miệng vết mổ, làm nhiễm trùng vết mổ vô cùng nguy hiểm.

  • Về vết mổ:

Người bệnh cần chú ý chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật cẩn thận

  • Quan sát vùng mổ và dẫn lưu: 

Nếu thấy vùng mổ có dấu hiệu sưng nhẹ, người bệnh có thể dùng đá sạch chườm nhẹ để bớt sưng. Tuy nhiên, nếu tình trạng sưng nề này kéo dài, có dấu hiệu sưng to hơn và kèm theo các cơn đau, người bệnh nên đến bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra chính xác hơn. 

  • Quan sát vết khâu và chỉ khâu: 

Người bệnh cần ghi nhớ chính xác thời điểm bác sĩ dặn đi cắt chỉ, tránh để lâu có thể khiến đường chỉ hằn xuống da như vết chân rết gây mất thẩm mỹ. Nếu không có chuyên môn, người bệnh nên đến các trung tâm y tế hoặc bệnh viện để được hỗ trợ chăm sóc và cắt chỉ. 

  • Thay băng và rửa vết thương: 

Người bệnh không nên thay băng nhiều nếu băng khô. Hiện nay đã có loại băng có thể để từ lúc mổ đến lúc ra viện mới thay, có thể tắm thoải mái không sợ nước vào vết thương. Do đó, nếu bác sĩ dặn không cần thay băng thì người bệnh không cần quá lo lắng. 

Khi rửa vết thương, nếu vết thương có nhiều máu thì nên rửa oxy già trước, sau đó rửa lại bằng nước muối. Cuối cùng sát trùng bằng dung dịch cồn 70 độ hoặc dung dịch betadin. Chỉ bôi cồn, betadin xung quanh vết mổ, không rửa trực tiếp vào vết mổ làm cháy, bỏng vết thương dẫn đến vết thương liền kém và không đẹp.

  • Cắt chỉ và bỏ băng: 

Sau 7 đến 10 ngày, vết mổ đã khô, đã cắt chỉ, đã rút dẫn lưu thì không cần băng vết thương nữa. Người bệnh nên bỏ băng để vết thương khô, thoáng và nhanh liền. Khi đi tắm, người bệnh có thể băng lại để hạn chế nước và xà phòng ngấm vào. Tắm xong nên tháo ra, rửa lại bằng nước muối sau đó chấm khô là được, không cần băng nữa.  

Xem thêm: Mổ ung thư tuyến tại bệnh viện 103 có tốt không

2. Dinh dưỡng sau mổ ung thư tuyến giáp 

Sau phẫu thuật, người bệnh cần được bổ sung một chế độ dinh dưỡng đầy đủ để cơ thể nhanh hồi phục lại sức khỏe. 

Trong thời gian đầu sau mổ, người bệnh nên ưu tiên ăn các món ăn loãng, lỏng vì lúc này các cơ quan cạnh tuyến giáp như thực quản có thể bị ảnh hưởng và chưa hồi phục hoàn toàn. Ngoài ra, nên tăng cường các món ăn giàu dinh dưỡng như yến sào, trứng, các loại rau củ, các loại hạt từ quả hạch như hạnh nhân, macca, óc chó… 

Sau mổ, nếu bác sĩ không chỉ định xạ trị bằng Iod 131 (Iod phóng xạ), người bệnh có thể tăng cường bổ sung iod bình thường. Lý do là vì tuyến giáp cần iod để cân bằng hoạt động và sản sinh ra một số hormone cần thiết, làm giảm sự hình thành của ung thư. Vì vậy, hãy ăn nhiều thực phẩm chứa hàm lượng iod cao như các loại thủy hải sản, tảo, rong biển,… 

Các loại ngũ cốc nguyên hạt, các nguồn protein nạc và các acid béo Omega-3 cũng là thực phẩm rất tốt cho cơ thể người bệnh lúc này. Bạn có thể chế biến các món ăn dưới dạng cháo loãng, súp để người bệnh dễ ăn hơn.

Bên cạnh đó, cũng cần chú ý hạn chế một số món ăn như thịt bò, rau muống, các thực phẩm cay mặn, các món ăn nhiều chất xơ vì nó có thể khiến ảnh hưởng tới vết mổ. Ăn nhiều các thực phẩm này sẽ khiến vết mổ lâu lành và để lại sẹo lồi gây mất thẩm mỹ. 

ăn nhiều hoa quả chữa ung thư tuyến giáp

Ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ hoa quả để tăng cướng sức khỏe

3. Biến chứng ung thư tuyến giáp sau mổ

Phẫu thuật ung thư tuyến giáp sau mổ có thể xảy ra một số biến chứng khá nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh cần chú ý quan sát và chăm sóc vết mổ hơn. Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:

Xem thêm: Bệnh viện 108 điều trị ung thư tuyến giáp không có biến chứng

 

  • Chảy máu sau mổ: 

Tại vết mổ, máu có thể bị rỉ ra ngoài, hoặc tạo thành các cục máu đông ở trong cơ thể, gây áp lực lớn lên vùng vết mổ. Các cục máu này có thể gây chèn ép mạch máu, chèn ép vào đường thở, khiến người bệnh bị ngạt thở rất khó chịu. Tuy nhiên, tình trạng này xảy ra khá ít, chỉ chiếm từ 1-2% số ca mắc bệnh. 

  • Nhiễm khuẩn vết mổ: 

Khi bị nhiễm khuẩn, vết mổ sẽ bị sưng to kèm các cơn đau nhức liên tục đồng thời bệnh nhân cũng bị sốt cao, mê sảng… nếu để lâu sẽ rất nguy hiểm … Tuy nhiên trường hợp này cũng thường xảy ra khá ít, chỉ chiếm khoảng 0,5% số ca bệnh. 

  • Tổn thương các cơ quan lân cận: 

Các cơ quan có thể bị tổn thương sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp bao gồm thanh quản, khí quản, thực quản, tuyến cận giáp… Tình trạng này có thể gây ra một số bệnh nguy hiểm như mất giọng, hạ canxi, đứt mạch máu… Vì vậy, bạn cần đặc biệt cẩn thận với các biến chứng này.

  • Sử dụng thuốc gây mê toàn thân trước phẫu thuật cho thể gây các các biến chứng nguy hiểm như tai biến, tim mạch. 
  • Kỹ thuật mổ kém có thể để lại sẹo xấu trên cổ gây mất thẩm mĩ và tự tin cho người bệnh. 

Bạn có thể hoàn toàn loại bỏ các biến chứng này khi phẫu thuật tại các bệnh viện có uy tín cao. Vì vậy nên xem xét kỹ các bệnh viện trước khi tiến hành chọn lựa điều trị nhé. 

thăm khám bệnh thường xuyên định kỳ để phòng ngữa bệnh tái phát.

Thăm khám điều trị bệnh thường xuyên để theo dõi

4. Điều trị ung thư tuyến giáp sau khi mổ

Người bệnh sau mổ cần tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ để việc điều trị có hiệu quả. Sau phẫu thuật bệnh nhân có thể được chỉ định xạ trị bằng phóng xạ Iod 131 để loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư còn sót lại. Việc uống phóng xạ thường cách thời gian phẫu thuật không lâu, vì vậy người bệnh cần có thời gian nằm viện lại để bác sĩ tiện theo dõi và chăm sóc. 

Nếu sử dụng Iod 131 sau mổ bạn cần kiêng một số thực phẩm như các thực phẩm chứa iod vì có thể gây cản trở quá trình hấp thụ thuốc. Tốt nhất bạn nên xin tư vấn và chỉ định từ bác sĩ khi ăn bất cứ món ăn nào để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị. 

Sau mổ bạn nên dùng viên uống Ancan, sản phẩm này mang đến cho bạn khả năng phục hồi bệnh nhanh, tránh trường hợp các khối u có thể tái phát trở lại. Vì trong thành phần của Ancan có nhiều loại thảo dược xoá bỏ ngăn ngừa sự trở lại của u

Xem thêm: Có nên tầm soát ung thư tuyến giáp thường xuyên hay không?

Với những chia sẻ trên đây hy vọng đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích về ung thư tuyến giáp sau khi mổ cho người bệnh. 

Rate this post
Tài liệu tham khảo
Trích dẫn
Bình luận Wordpress

Bình luận Facebook