Ung thư tuyến giáp chữa được không đang là mối quan tâm của khá nhiều người. Lý do là bởi tỷ lệ mắc các bệnh u bướu tuyến giáp bao gồm cả ung thư tuyến giáp đang ngày càng tăng cao. Vậy bệnh ung thư tuyến giáp liệu có đáng ngại hay không? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé.
Nội dung bài viết
1. Ung thư tuyến giáp có 4 giai đoạn phát triển và cơ hội chữa khỏi.
Các giai đoạn bệnh ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp là căn bệnh thường có tiến triển âm thầm và khó phát hiện cho tới khi bệnh đi tới những giai đoạn cuối. Chính vì vậy, việc xác định các giai đoạn của bệnh sẽ giúp các bác sĩ đưa ra được phương pháp điều trị hiệu quả, phù hợp. Dưới đây là 4 giai đoạn tiến triển của bệnh ung thư tuyến giáp:
1.1. Giai đoạn I ung thư tuyến giáp có chữa được không.
Ở giai đoạn I (giai đoạn đầu) các khối u có kích thước nhỏ từ 2cm, hình thành bên trong tuyến giáp, chưa phát triển ra bên ngoài tuyến giáp hay lây lan sang các hạch bạch huyết và các bộ phận xung quanh. Do đó, việc phát hiện ra bệnh rất khó khăn.
Thông thường bệnh nhân chỉ phát hiện ra bệnh ở giai đoạn này khi đi kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc khi thực hiện tầm soát ung thư.
Ung thư tuyến giáp ở giai đoạn đầu được các bác sĩ đánh giá là một trong những dạng ung thư có tỷ lệ chữa trị thành công cao nhất. Theo các thống kê, gần 100% bệnh nhân bị ung thư ở giai đoạn này có cơ hội sống trên 5 năm nếu như được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Chính vì vậy, khi thấy có dấu hiệu kể trên, bệnh nhân nên đến ngay các cơ sở y tế để các bác sĩ tiến hành làm các xét nghiệm và chẩn đoán bệnh từ sớm.
Minh họa giai đoạn 1 – Ung thư tuyến giáp
1.2. Giai đoạn II ung thư tuyến giáp chữa được không
Ở giai đoạn II, kích thước khối u giao động từ 2 – 4 cm. Bên trong tuyến giáp có thể có một hoặc nhiều khối u nhưng tế bào ung thư chưa xâm lấn đến các hạch bạch huyết và các cơ quan khác trong cơ thể. Các dấu hiệu nhận biết ở giai đoạn này tương tự như giai đoạn I.
Nếu chú ý theo dõi sự thay đổi của cơ thể, chúng ta vẫn có thể phát hiện ra bệnh nhờ những dấu hiệu sau:
- Có hạch nhỏ, mềm ở cổ.
- Nuốt khó khăn.
- Giọng bị khàn.
Ung thư tuyến giáp giai đoạn II cũng được đánh giá có tỷ lệ chữa trị thành công cao từ 98-100% nếu bệnh nhân được điều trị kịp thời.
Minh họa giai đoạn 2 ung thư tuyến giáp
1.3. Giai đoạn III ung thư tuyến giáp chữa được không
Ở giai đoạn III, kích thước khối u đã phát triển to hơn 4cm. Khối u có thể đã phát triển bên ngoài tuyến giáp nhưng chưa lây lan đến các hạch bạch huyết ở gần hoặc xa hơn. Lúc này các biểu hiện của bệnh tương đối rõ ràng.
Bệnh nhân có thể dễ dàng nhận biết bệnh thông qua các dấu hiệu như:
- Bị vướng ở cổ khi nuốt, nuốt đau, khó thở hơn giai đoạn trước.
- Xuất hiện các hạch di căn ở tĩnh hoặc động mạch cảnh, cơ thanh quản mặt trước hoặc cơ trên đòn.
- Cảm thấy đau tức ở vùng cổ do dây thần kinh bị các hạch chèn ép.
- Khàn tiếng nặng hơn, uống thuốc không khỏi.
Ung thư tuyến giáp khi đã bước sang giai đoạn III thường khó điều trị dứt điểm và tỷ lệ thành công không được cao như giai đoạn đầu. Tỷ lệ sống sau 5 năm cho ung thư tuyến giáp giai đoạn 3 giao động từ 7 – 93%.
Nếu bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp thể nhú hoặc thể nang, khả năng chữa khỏi bệnh sẽ tương đối cao. Nếu bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa thì khả năng chữa khỏi bệnh sẽ thấp hơn khá nhiều.
Minh họa giai đoạn 3
1.4. Giai đoạn IV ung thư tuyến giáp chữa được không
Ở giai đoạn IV (hay còn gọi giai đoạn cuối) các tế bào ung thư phát triển mạnh là lan rộng ra các mô ở cổ, hạch bạch huyết, di căn tới các cơ quan khác xa hơn trong cơ thể như phối và gan. Các biểu hiện của ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối bao gồm:
Khối u lớn lan sang cả góc hàm và mang tai, khiến bệnh nhân bị đau nhức ở vùng cổ hàm hoặc tai.
Cảm giác vướng ở cổ khi nuốt thức ăn và uống nước.
Bệnh nhân cảm thấy khó thở.
Bị khàn tiếng, mất tiếng, không giao tiếp được.
Ở giai đoạn cuối, tỷ lệ chữa trị thành công rất thấp. Theo thống kê, tỷ lệ sống sau 5 năm của các bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối là 7% – 51%.
Minh họa giai đoạn 4
Xem thêm: Phác đồ điều trị chi tiết nhất cho từng loại ung thư tuyến giáp
2. Tỉ lệ chữa khỏi của từng loại ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp có thể được chia thành 4 loại chính: ung thư tuyến giáp thể nhú, thể nang, thể tủy và thể không biệt hóa. Việc phân loại ung thư tuyến giáp sẽ giúp các bác sĩ dễ dàng xác định được ung thư tuyến giáp chữa được không và bệnh đang ở giai đoạn nào.
Hình ảnh minh họa vị trí của khối ung thư tuyến giáp
2.1. Ung thư tuyến giáp thể nhú
Trong tất cả các loại ung thư tuyến giáp, ung thư tuyến giáp ở thể nhú chiếm tỷ lệ đa số, khoảng 70-80%. Đây là loại ung thư phát triển từ các tế bào sản xuất hóc – môn tuyến giáp chứa iod. Các tế bào ung thư thường tiến triển chậm và hay di căn sang hạch cổ. Mặc dù có di căn, ung thư tuyến giáp ở thể nhú vẫn có tiên lượng sống rất tốt, tỷ lệ điều trị thành công cao.
Tỷ lệ sống sau 5 năm cho ung thư tuyến giáp thể nhú như sau:
- Giai đoạn I: gần 100%
- Giai đoạn II: gần 100%
- Giai đoạn III: 93%
- Giai đoạn IV: 51%
2.2. Ung thư tuyến giáp thể nang
Ung thư tuyến giáp ở thể nang chiếm từ 10 – 15% số người mắc ung thư tuyến giáp. Cũng giống như thể nhú, ung thư tuyến giáp thể nang cũng phát triển từ các tế bào tuyến giáp chứa iod, nhưng có tốc độ phát triển nhanh hơn và có thể di căn xa vào xương, phổi.
Tỷ lệ sống sau 5 năm cho ung thư tuyến giáp ở thể nang như sau:
- Giai đoạn I: gần 100%
- Giai đoạn II: gần 100%
- Giai đoạn III: 71%
- Giai đoạn IV: 50%
2.3. Ung thư tuyến giáp thể tủy
Số bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể tủy chiếm khoảng 5% tổng số bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp thể tủy thường có liên quan đến di truyền trong gia đình và các vấn đề nội tiết. Mặc dù khối u phát triển chậm hơn thể nang và nhú, nhưng lại khó kiểm soát hơn. Khi phát hiện ra bệnh, ung thư có thể đã di căn tới gan, phổi.
Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của ung thư tuyến giáp thể tủy như sau:
- Giai đoạn I: gần 100%
- Giai đoạn II: 98%
- Giai đoạn III: 81%
- Giai đoạn IV: 28%
2.4. Ung thư tuyến giáp thể không biệt hoá
Ung thư tuyến giáp ở thể không biệt hóa chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng dưới 2%. Đây là loại ung thư có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong tất cả các loại ung thư tuyến giáp. Các tế bào ung thư có diễn biến bất thường, rất khó kiểm soát, lây lan rất nhanh sang các bộ phận khác của cơ thể.
Ung thư tuyến giáp có tiên lượng rất xấu. Tỷ lệ sống trên 5 năm của người bệnh chỉ đạt 7%. Sau khi được chẩn đoán bệnh, thời gian sống của bệnh nhân chỉ vỏn vẹn trên dưới 1 năm.
3. Ung thư tuyến giáp chữa được không – 3 phương pháp chữa trị hiệu quả nhất.
Để tư vấn cho bệnh nhân lựa chọn phương án điều trị nào phù hợp thì người cần đến những bệnh viện có chuyên khoa u bướu khám và xác định giai đoạn bệnh. Từ đây mới xác định được phương án điều trị bệnh phù hợp nhất. Dưới đây là ba phương pháp chữa ung thư tuyến giáp phổ biến nhất.
3.1. Phẫu thuật
Phẫu thuật là một trong những hình thức điều trị ung thư tuyến giáp có xâm lấn thường được áp dụng để điều trị ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu.
Xem thêm: Chi phí mổ ung thư tuyến giáp khác nhau ở các bệnh viện như thế nào
Các kỹ thuật phẫu thuật ung thư tuyến giáp chính bao gồm:
Cắt một thùy và eo giáp trạng.
Cắt toàn bộ tuyến giáp
Nạo vét lấy toàn bộ hạch bạch huyết xung quanh tuyến giáp khi ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ.
Phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp
Ứng với mỗi loại ung thư tuyến giáp sẽ có hình thức phẫu thuật khác nhau.
Ung thư tuyến giáp ở thể nhú và thể nang:
Phương pháp phẫu thuật bao gồm, cắt thùy giáp trạng, cắt tuyến giáp bán phần, toàn phần. Trường hợp hạch cổ di căn thì sẽ tiến hành vét hạch nhưng cũng không cải thiện thêm được thời gian sống của bệnh nhân.
Ung thư tuyến giáp ở thể tủy:
Loại ung thư này thường có hạch di căn ở giai đoạn sớm nên phương pháp phẫu thuật chính là cắt tuyến giáp toàn phần và kèm theo vét hạch.
Ung thư tuyến giáp ở thể không biệt hóa:
Ung thư tuyến giáp chữa được không khi mà ở giai đoạn này các tế bào ung thư đã di căn sang các bộ phận khác của cơ thể. Muốn chữa khỏi cần có sự chỉ đạo trực tiếp của bác sỹ thăm khám ví dụ như phẫu thuật khối u, xạ trị, hóa trị… những tế bào ung thư di căn.
3.2. Sử dụng iod
Tế bào tuyến giáp có khả năng hấp thụ iod (i-ốt) rất tốt. Do đó, các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân uống một lượng nhỏ iod phóng xạ để phá hủy những mô giáp còn lại sau phẫu thuật kể cả lành tính và ung thư, giúp tiêu diệt các tế bào ung thư một cách triệt để, hạn chế tình trạng tái phát lại. Phương pháp này chỉ áp dụng sau khi bệnh nhân đã phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp và thường áp dụng cho ung thư tuyến giáp ở thể nhú, thể nang.
Tuy nhiên, các tế bào ung thư tuyến giáp thể tủy không có phản ứng tốt với phương pháp này. Do đó, sử dụng iod phóng xạ không áp dụng cho ung thư tuyến giáp ở thể không biệt hóa.
3.3. Xạ trị
Xạ trị điều trị ung thư tuyến giáp
Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp ở giai đoạn cuối, khi các tế bào ung thư đã di căn vào xương và các bộ phận khác trên cơ thể. Với việc sử dụng các tia bức xạ ion hóa có năng lượng cao, các tế bào ung thư sẽ bị tiêu diệt, qua đó làm giảm tốc độ phát triển và lan rộng của các tế bào ác tính sau phẫu thuật.
Có thể thấy rằng, không phải tất cả các loại bệnh ung thư đều mang “án tử” đến cho người bệnh và ung thư tuyến giáp cũng là một trong số loại ung thư đó. Tiên lượng của ung thư tuyến giáp nhìn chung tốt hơn rất nhiều với loại ung thư khác nên khả năng điều trị bệnh dứt điểm là rất cao.
Ung thư tuyến giáp có thể chữa khỏi được nếu như được phát hiện và điều trị kịp thời.
Chính vì vậy, khi thấy các biểu hiện bất thường ở vùng cổ họng, vị trí của tuyến giáp bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để bác sĩ khám và chẩn đoán bệnh từ sớm, tránh để lâu bệnh chuyển sang giai đoạn nặng sẽ rất khó khăn trong việc điều trị và phục hồi.
Tất nhiên, trong quá trình điều trị cần thực hiện đúng và đầy đủ những hướng dẫn của bác sỹ để có thể điều trị bệnh ung thư tuyến giáp khỏi hoàn toàn.
Xem thêm: Chi phí điều trị ung tuyến giáp bao gồm những gì
Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn bớt thắc mắc ung thư tuyến giáp chữa được không và có thể an tâm điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Chúc bạn sớm lấy lại được sức khỏe nhé!