Phác đồ điều trị ung thư tuyến giáp chi tiết nhất từ bác sĩ

Lựa chọn phác đồ điều trị ung thư tuyến giáp là một quá trình phức tạp đòi hỏi chuyên môn cao từ đội ngũ các bác sĩ có kinh nghiệm. Tùy thuộc vào loại, giai đoạn phát triển của ung thư và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là phác đồ điều trị cho từng loại ung thư. Bệnh nhân nên tham khảo để có thể phối hợp tốt với các bác sĩ trong quá trình điều trị giúp nâng cao hiệu quả trị bệnh. 

1. Phác đồ điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú 

Thể nhú là thể ung thư tuyến giáp phổ biến nhất, chiếm 70-80% tỉ lệ người mắc ung thư tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp thể nhú phát triển tương đối chậm và ít di căn và thường chỉ di căn gần. 

Giai đoạn 1 ung thư tuyến giáp

1.1. Phương pháp điều trị thường áp dụng 

Phẫu thuật là phương pháp điều trị có xâm lấn thường được áp dụng để điều trị ung thư tuyến giáp ở thể nhú. Thông qua việc phẫu thuật, các khối u sẽ bị loại bỏ ra khỏi tuyến giáp, giúp người bệnh không còn bị các cơn đau hành hạ, đồng thời hạn chế được nhiều biến chứng nguy hiểm không mong muốn. 

Căn cứ vào tốc độ phát triển của khối u tuyến giáp mà các bác sĩ sẽ có phương án phẫu thuật phù hợp.

  • Với những khối u rất nhỏ, bệnh nhân không nhất thiết phải phẫu thuật ngay lập tức mà có thể được theo dõi, giám sát tình trạng bệnh bằng biện pháp siêu âm.
  • Với những khối u nhỏ không lan ra bên ngoài tuyến giáp có thể được chỉ định bằng cách cắt bỏ một một thùy và eo giáp trạng có chứa khối u. 
  • Với những khối u lớn không lan ra bên ngoài tuyến giáp sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp.
  • Một số trường hợp di căn hạch cổ, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tổ chức hạch bạch huyết quanh tuyến giáp.

Lưu ý: Các khối u tuyến giáp phải được lấy ra hoàn toàn trong lần phẫu thuật đầu tiên. Nếu có sai sót phải phẫu thuật lại, tỷ lệ biến chứng sẽ rất cao.

Phác đồ điều trị ung thư tuyến giáp bằng các tia phóng xạ gây ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào xung quanh nên cân nhắc trước khi điều trị.

1.2. Điều trị sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật, bệnh nhân vẫn phải tiếp tục điều trị để loại bỏ các tế bào ung thư tuyến giáp còn sót lại một cách triệt để, ngăn không cho bệnh tái phát. Việc điều trị sau phẫu thuật cũng phụ thuộc vào từng giai đoạn của bệnh.

phóng xạ điều trị ung thư tuyến giáp

Điều trị ung thư tuyến giáp bằng iốt phóng xạ

  • Ung thư tuyến giáp thể nhú giai đoạn 1 và 2:

Mặc dù tỷ lệ chữa khỏi ung thư tuyến giáp ở thể nhú giai đoạn 1 và giai đoạn 2 bằng phẫu thuật là rất cao. Tuy nhiên, nếu các bác sĩ phát hiện ra dấu hiệu ung thư tuyến giáp quay trở lại thì việc điều trị bằng điều trị bằng i ốt phóng xạ (RAI) sẽ được đưa ra.

  • Ung thư tuyến giáp thể nhú giai đoạn 3 và 4: 

Ở giai đoạn 3 và 4 tế bào ung thư đã lan ra các hạch bạch huyết ở lân cận tuyến giáp hoặc các khu vực xa trong cơ thể. Việc phẫu thuật chỉ giúp loại bỏ được các khối u chính, không loại bỏ được hết các tế bào ung thư.

Chính vì vậy, sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ được áp dụng liệu pháp RAI để loại tiêu diệt bất kỳ mô tuyến giáp và tế bào ung thư nào còn sót lại trong cơ thể. Các khu vực lan truyền xa không đáp ứng được RAI sẽ được điều trị thay thế bằng xạ trị chùm tia ngoài, điều trị trúng đích hoặc hóa trị liệu.

1.3. Thuốc uống hỗ trợ 

Những bệnh nhân đã phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp sẽ phải uống thuốc nội tiết tố tuyến giáp levothyroxine hàng ngày để bổ sung lượng hormone bị thiếu hụt do tuyến giáp tiết ra. Nếu người bệnh đang trong giai đoạn điều trị RAI, các bệnh nhân sẽ phải ngừng uống levothyroxine cho đến khi việc điều trị iốt phóng xạ kết thúc. 

1.4. Xử lý khi ung thư tái phát sau quá trình điều trị

Ung thư tuyến giáp ở thể nhú có thể tái phát sau quá trình điều trị. Do đó, bệnh nhân nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ với tần suất 3 tháng/lần để sớm phát hiện ra bệnh và có phương án khắc phục kịp thời. Thông thường sự tái phát của ung thư tuyến giáp ở thể nhú có thể tìm thấy thông qua các xét nghiệm máu, siêu âm, hoặc quét radioiodine.

Việc điều trị ung thư tuyến giáp ở thể nhú tái phát sẽ phụ thuộc chủ yếu vào nơi ung thư đang phát triển.

Ung thư quay trở lại ở cổ

  • Nếu khối u xuất hiện khi làm xét nghiệm sinh thiết và kích thước khối u nhỏ có thể cắt bỏ, phương pháp phẫu thuật sẽ được áp dụng.
  • Nếu khối u xuất hiện khi quét radioiodine chứng tỏ các tế bào đang sử dụng i ốt, phương pháp i ốt phóng xạ (RAI) sẽ được sử dụng một mình hoặc phẫu thuật.
  • Nếu ung thư không xuất hiện trên quét radioiodine nhưng lại được tìm thấy bằng các xét nghiệm hình ảnh khác như chụp cộng hưởng từ MRI hoặc PET thì có thể sử dụng bức xạ bên ngoài để điều trị.
  • Nếu ung thư lan rộng ra các cơ quan khác và các phương pháp điều trị như RAI, chiếu chùm tia xạ ngoài, không có hiệu quả như mong đợi thì các loại thuốc điều trị nhắm mục tiêu như sorafenib (Nexavar) và lenvatinib (Lenvima) sẽ được sử dụng thử.

Ung thư di căn xương

Liệu pháp bisphosphonate hoặc denosumab có thể được xem xét.

Xem thêm: Khám ung thư tuyến giáp ở đâu chính xác nhất

2. Phác đồ điều trị ung thư tuyến giáp thể nang

Ung thư tuyến giáp thể nang là thể ung thư tuyến giáp phổ biến thứ 2, chiếm khoảng 10-15% tổng số ca bệnh ung thư tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp thể nang phát triển tương đối chậm nhưng so với ung thư tuyến giáp thể nhú, tốc độ phát triển của bệnh vẫn nhanh hơn và có xu hướng di căn xa hơn, có thể di căn vào xương. 

Giai đoạn 2 ung thư tuyến giáp

2.1. Phương pháp điều trị thường áp dụng 

Thông thường, khi không rõ khối u tuyến giáp có phải là ung thư nang hay không, các bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết FNA để chẩn đoán. Theo thống kê, chỉ có khoảng 2 trong số 10 khối u nang sẽ thực sự trở thành ung thư. Khi xác định được khối u nào đã trở thành ung thư, phẫu thuật cắt bỏ một nửa tuyến giáp có khối u (cắt thùy) hoặc cắt toàn bộ tuyến giáp sẽ được chỉ định. 

  • Phẫu thuật cắt thùy: thực hiện khi khối u nang nhỏ.
  • Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp: thực hiện khi khối u có hiện tượng lan rộng hoặc bệnh nhân không muốn phẫu thuật nhiều lần sau đó. 
  • Phẫu thuật loại bỏ hạch bạch huyết xung quanh tuyến giáp: thực hiện khi ung thư đã lan ra các hạch bạch huyết lân cận.

2.2. Phác đồ điều trị ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật

Điều trị sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp ở thể nang có thể bao gồm các liệu pháp điều trị như: 

  • Điều trị bằng iốt phóng xạ (RAI):

Quét radioiodine sẽ được thực hiện sau khi phẫu thuật để tìm kiếm các khu vực có tế bào tuyến giáp vẫn sử dụng i ốt. Sau khi xác định được vị trí, để hạn chế tình trạng ung thư lây lan đến các hạch bạch huyết gần đó và các vị trí xa, liệu pháp điều trị bằng i ốt phóng xạ sẽ được chỉ định. 

phác đồ chiệu xạ trị ung thư tuyến giáp

  • Liệu pháp hormon:

Dùng thêm thuốc hormone tuyến giáp để bổ sung lượng hormon bị thiếu. 

  • Liệu pháp xạ trị chùm tia ngoài:

Đối với các tế bào ung thư không hấp thụ i ốt, liệu pháp xạ trị bằng chùm tia ngoài sẽ được áp dụng để tiêu diệt các khối u còn sót lại, đồng thời ngăn chặn chúng tái phát ở cổ. Liệu pháp này cũng áp dụng cho các trường hợp ung thư đã lan đến các khu vực xa như phổi hoặc gan.

Phác đồ điều trị ung thư tuyến giáp sử dụng các chùm tia năng lượng cao có thể làm ảnh hưởng cả đến các tế bào khỏe mạnh chung quanh nên cần đặc biệt chú ý.

  • Điều trị nhắm mục tiêu bằng sorafenib (Nexavar) hoặc lenvatinib (Lenvima):

Áp dụng khi liệu pháp RAI hoặc xạ trị bằng chùm tia ngoài không có hiệu quả.

  • Thử nghiệm lâm sàng:

Trong trường hợp tất cả các liệu pháp đều không mang lại hiệu quả như mong đợi, các bệnh nhân vẫn còn hy vọng điều trị khi tham gia vào một thử nghiệm lâm sàng các phương pháp điều trị hoặc hóa trị mới hơn.

2.3. Thuốc uống hỗ trợ 

Vì tuyến giáp bị cắt bỏ, nên sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần phải dùng đến liệu pháp hormon tuyến giáp để bổ sung cho lượng hormone thiếu hụt do tuyến giáp tiết ra.

Bệnh nhân sẽ phải sử dụng thuốc hormone tuyến giáp (levothyroxine) từ sau khi mổ đến hết đời. Liều thuốc hormone phụ thuộc vào giai đoạn bệnh.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng phải sử dụng thêm thuốc ức chế kinase phân tử nhỏ (sorafenib, sunitinib hoặc pazopanib) để ức chế tế bào ung thư phát triển. 

Thuốc điều trị ung thư tuyến giáp

Thuốc bổ sung hormone tuyến giáp

2.4. Xử lý khi ung thư tái phát sau quá trình điều trị 

Giống như ung thư tuyến giáp ở thể nhú, ung thư tuyến giáp ở thể nang cũng có thể tái phát lại và sự tái phát có thể được tìm thấy bằng các xét nghiệm máu, xét nghiệm hình ảnh hoặc quét radioiodine. Việc điều trị cũng phụ thuộc vào vị trí tái phát. 

Ung thư quay trở lại cổ 

  • Phẫu thuật: Thực hiện trong trường hợp khối u có thể cắt bỏ. 
  • Liệu pháp iốt phóng xạ: Thực hiện khi các tế bào tuyến giáp còn sót lại có phản ứng hấp thụ radioiodine. 
  • Bức xạ bên ngoài: Thực hiện khi các tế bào ung thư không xuất hiện trên quét radioiodine nhưng được tìm thấy bằng các xét nghiệm hình ảnh khác (như quét MRI hoặc PET).
  • Liệu pháp nhắm mục tiêu: thuốc sorafenib (Nexavar) và lenvatinib (Lenvima) sẽ được dùng thử khi ung thư đã lan đến một số nơi và RAI không hữu ích.
  • Hóa trị và tham gia vào một thử nghiệm lâm sàng: Tìm ra phương pháp điều trị mới hơn khi tất cả các phương pháp điều trị trên không cho hiệu quả.

Ung thư di căn xương

Đối với di căn xương, các lựa chọn ở trên và liệu pháp bisphosphonate hoặc denosumab có thể được xem xét.

3. Phác đồ điều trị ung thư tuyến giáp thể tủy

Ung thư giáp thể tủy là một trong những dạng tương đối hiếm, chỉ chiếm khoảng 5% tổng số ca ung thư tuyến giáp được ghi nhận. 

Giai đoạn 3 ung thư tuyến giáp

Tế bào ung thư tuyến giáp thường xuất hiện các hạch di căn ở loại ung thư này

3.1. Phương pháp điều trị thường áp dụng 

Với ung thư tuyến giáp ở thể tủy phẫu thuật cũng là phương pháp được sử dụng chủ yếu. Ngoài phẫu thuật, hóa trị và điều trị nội tiết cũng có thể được sử dụng.

  • Phẫu thuật: Áp dụng trong trường hợp ung thư thể tủy thường có di căn hạch ở giai đoạn sớm, nên tiến hành phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn phần kèm theo vét hạch. và chi phí điều trị bệnh ung thư tuyến giáp sẽ giảm.
  • Hóa trị và điều trị nội tiết: Ít được áp dụng. 

Hầu hết các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp thể tủy nên kiểm tra các khối u khác thường thấy ở bệnh nhân bị hội chứng MEN2, chẳng hạn như pheochromocytoma và khối u tuyến cận giáp. Việc kiểm tra này có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì với những bệnh nhân mắc pheochromocytoma, gây mê và phẫu thuật có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, nếu các bác sĩ phát hiện ra các khối u này, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc trước để việc phẫu thuật diễn ra an toàn hơn.

3.2. Phác đồ điều trị ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật

Tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh mà các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật phù hợp.

Giai đoạn I và II

Ở giai đoạn này cắt toàn bộ tuyến giáp và tổ chức cắt bỏ toàn bộ các hạch bạch huyết lân cận là hai phương pháp điều trị chính. Liệu pháp hormone vẫn được áp dụng nhưng chỉ có ý nghĩa cung cấp đủ hormone còn thiếu, giúp cho bệnh nhân khỏe mạnh, không có nhiều công dụng trong việc làm giảm nguy cơ ung thư quay trở lại. Mặt khác, vì các tế bào ung thư tuyến giáp thể tủy không hấp thụ i ốt phóng xạ nên liệu pháp RAI không được sử dụng.

Phẫu thuật ung thư tuyến giáp

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp

Giai đoạn III và IV

  • Phẫu thuật: Được thực hiện giống như giai đoạn I và II.
  • Liệu pháp hormon: Được chỉ định ngay sau phẫu thuật để bổ sung lượng hormon tuyến giáp bị thiếu.
  • Liệu pháp xạ trị chùm tia bên ngoài: Được chỉ định khi khối u lan rộng và xâm lấn nhiều mô gần tuyến giáp. Liệu pháp này sẽ làm giảm nguy cơ tái phát ung thư ở cổ.
  • Thuốc nhắm mục tiêu: andetanib (Capreba), cabozantinib (Cometriq) được chỉ định khi bệnh nhân không thể áp dụng các liệu pháp điều trị trên.
  • Hóa trị và thử nghiệm lâm sàng: Áp dụng cho những bệnh nhân ung thư khó điều trị, hoặc cần phương pháp điều trị mới hơn. 

Xem thêm: Chi phí điều trị bệnh ung thư tuyến giáp phổ biến nhất

3.3. Thuốc uống hỗ trợ 

Các loại thuốc uống hỗ trợ điều trị bệnh bao gồm thuốc bổ sung hormone tuyến giáp, thuốc vandetanib, cabozantinib và thuốc ức chế kinase phân tử nhỏ (sorafenib hoặc sunitinib).

3.4. Xử lý khi ung thư tái phát sau quá trình điều trị 

Nếu ung thư tuyến giáp ở thể tủy tái phát ở cổ hoặc ở các nơi khác sau phẫu thuật. Các biện pháp điều trị bệnh sẽ bao gồm, phẫu thuật, xạ trị, trị liệu nhắm mục tiêu. Hóa trị và thử nghiệm lâm sàng cũng có thể là một lựa chọn. 

Lưu ý: Ung thư tuyến giáp ở thể tủy thường liên quan đến di truyền. Do đó, nếu như phát hiện ung thư toàn bộ người nhà bệnh nhân nên đến bệnh viện kiểm tra chẩn đoán khả năng mắc bệnh này để có phương án phòng bệnh từ sớm.

4. Phác đồ điều trị ung thư tuyến giáp thể không biệt hoá

Thể không biệt hóa là thể cực kỳ của ung thư tuyến giáp, phát triển nhanh và có tính xâm lấn mạnh, nên mục đích điều trị và phác đồ điều trị sẽ có sự khác biệt.

Giai đoạn 4 ung thư tuyến giáp

Tế bào ung thư di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.

Mục đích điều trị

Hạn chế tốc độ lây lan của các tế bào ung thư, kéo dài sự sống cho người bệnh.

Phác đồ điều trị

Ở giai đoạn này, phẫu thuật và RAI thường không có nhiều ý nghĩa trong mặt điều trị. Bệnh chủ yếu được điều trị bằng hóa trị, xạ trị và dùng thuốc nhắm mục tiêu.

  • Trường hợp ung thư phát triển chèn ép ống khí quản, gây ra hiện tượng khó thở, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật mở khí quản, giúp bệnh nhân dễ thở hơn.
  • Trường hợp ung thư đã lan rộng, bệnh nhân chỉ có thể được điều trị bằng hóa trị.
  • Trường hợp các tế bào ung thư có những thay đổi nhất định trong gen BRAF hoặc NTRK điều trị bằng thuốc nhắm mục tiêu dabrafenib (Tafinlar) và trametinib (Mekinist) hoặc larotrectinib (Vitrakvi) sẽ được chỉ định.
  • Các thử nghiệm lâm sàng và phương pháp điều trị mới cũng có thể là một lựa chọn để điều trị ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa.

Xem thêm: Điều trị ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không

Thông thường, ung thư tuyến giáp có thể được điều trị thành công nếu như phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh và sức khỏe của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị ung thư tuyến giáp phù hợp. 

Rate this post
Tài liệu tham khảo
Trích dẫn
Bình luận Wordpress

Bình luận Facebook