Quy trình mổ ung thư tuyến giáp chi tiết nhất từ bác sĩ chuyên khoa

Mổ ung thư tuyến giáp là phương pháp sẽ được chỉ định đầu tiên cho các bệnh ung thư tuyến giáp thể biệt hoá để loại bỏ khối u, phòng tránh sự di căn gây nguy hiểm hơn. Hãy tìm hiểu về quy trình mổ ung thư tuyến giáp để có thêm cho mình những kiến thức giúp bạn an tâm hơn khi tiến hành phẫu thuật nhé. 

1. Chuẩn bị trước khi mổ ung thư tuyến giáp

Thông thường, người bệnh sẽ được thăm khám và kiểm tra kỹ càng để đưa ra những chẩn đoán chính xác nhất. Sau đó, bác sĩ sẽ đề xuất hướng điều trị, sử dụng phẫu thuật hãy xạ trị, hóa trị…. Tuy nhiên, trước khi thực hiện mổ ung thư tuyến giáp, người bệnh sẽ được kiểm tra sức khỏe lại một lần nữa, để chắc chắn rằng ca mổ là cần thiết, người bệnh có đủ sức khỏe cho ca mổ, cũng như lường trước các nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật. 

Tiến hành làm thủ tục nhập viện sớm để có sự chuẩn bị tốt nhất

Tiến hành nhập viện sớm để có sự chuẩn bị tốt nhất

Phẫu thuật ung thư tuyến giáp thường chống chỉ định cho những bệnh nhân quá già yếu, không còn khả năng loại bỏ tuyến giáp, hay những bệnh nhân có tiền sử bệnh tim, suy thận nặng không chịu được các ca phẫu thuật lớn. 

Người bệnh cần chuẩn bị trước khi mổ từ 1- 2 ngày để đảm bảo sức khỏe ở tình trạng phù hợp cho ca phẫu thuật, giúp đạt được kết quả tốt nhất. 

Để chuẩn bị sức khỏe, người bệnh cần: 

  • Người bệnh nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh hay thực hiện các hoạt động có thể làm ảnh hưởng đến vùng cổ, tuyến giáp. 
  • Kiểm tra mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở vào sáng ngày mổ để đảm bảo bệnh nhân có sức khoẻ ổn định thực hiện ca phẫu thuật. 
  • Người bệnh cũng cần chuẩn bị sẵn tâm lý, hạn chế việc lo âu, căng thẳng. 

Trong quá trình chuẩn bị cho ca mổ, người bệnh cũng cần tránh các bệnh liên quan đến bộ phận tuyến giáp. 

  • Người bệnh cần hạn chế tối đa các vận động có thể gây tác động mạnh đến tuyến giáp. 
  • Vệ sinh vùng cổ sạch sẽ với xà bông sát khuẩn. 

Trước ngày mổ, người bệnh cần lưu ý chế độ ăn uống như sau: 

  • Ngày trước khi mổ, bạn nên ăn sáng và trưa với các món ăn nhẹ, loãng, ưu tiên các món nhạt như cháo loãng, ngũ cốc pha sữa loãng…
  • Buổi tối ngày trước khi mổ, bệnh nhân tuyệt đối không được ăn gì. Cần đảm bảo nhịn ăn trước 8 giờ mổ và nhịn uống trước 4 giờ mổ
  • Buổi sáng ngày mổ bệnh nhân sẽ được truyền dịch.

Cần chú ý thực hiện theo đúng quy trình chuẩn bị trước khi mổ theo chỉ định của bác sĩ để việc tiến hành phẫu thuật được thành công như mong đợi

Khám chữa bệnh định kỳ để có biện pháp phòng ngừa ung thư trực tràng

Thăm khám siêu âm trước khi mổ để chuẩn đoán giai đoạn bệnh chính xác nhất

Xem thêm: Tầm soát ung thư tuyến giáp và những lợi ích của việc này

2. Quy trình mổ ung thư tuyến giáp

Khi mổ ung thư tuyến giáp, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉnh tư thế nằm ngửa, cổ ngửa đến tối đa bằng cách lót gối vào dưới 2 vai và phần dưới của cổ. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê toàn thân cho bệnh nhân. 

  • Với phương pháp mổ thường

Bác sĩ sẽ tiến hành rạch lên vùng cổ một đường hình chữ U, đáy quay xuống dưới,.

Vị trí vết mổ cách phía trên hõm ức 2cm, có thể kéo dài lên 2 bên 5-6 cm theo bờ ngoài cơ ức đòn chũm hoặc rạch theo nếp lằn cổ. Đường rạch sâu, xuyên qua da, các tổ chức dưới da và cân cơ cổ nông.

Mổ thường ung thư tuyến giáp đối với khối u có kích thước lớn

Mổ thường áp dụng đối với các khối u có kích thước lớn

Sau đó, máu sẽ được cầm bằng dao điện lưỡng cực. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành các kỹ thuật bóc tách các tuyến giáp theo dự định (cắt bỏ một phần tuyến giáp, cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp, cắt thuỳ tuyến giáp). Sau khi đã hoàn thành việc loại bỏ tế bào gây ung thư tuyến giáp, bác sĩ tiến hành một vài kỹ thuật chuyên môn và khâu miệng vết thương lại là hoàn thành.

  • Với phương pháp mổ nội soi

Bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường dưới da khoảng 2-3cm tại hõm nách hoặc ngực. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa các dụng cụ nội soi thông qua đó và tiến hành phẫu thuật. 

Mổ nội soi có ưu điểm lớn nhất là không để lại sẹo trước cổ, gây mất thẩm mỹ cho người phẫu thuật. Bên cạnh đó, mổ nội soi còn ít gây tổn thương, xâm lấn ít, ít đau đớn, thao tác đơn giản dễ ứng dụng nên thương được chỉ định

Xem thêm: Bệnh viện 103 và phác đồ điều trị ung thư tuyến giáp hiệu quả nhất

 

3. Sau khi mổ ung thư tuyến giáp

Sau khi hoàn thành ca phẫu thuật, người bệnh thường được chỉ định ở lại viện từ 1-2 ngày để theo dõi vết mổ cũng như quá trình hồi phục sức khoẻ của người bệnh. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý quan sát sự thay đổi của vùng mổ

  • Ngay sau khi mổ: Khi này, bạn nên quan sát vùng mổ. Nếu vết mổ có dấu hiệu bị sưng nề nhiều, thì nên chườm đá hoặc chườm mát để giảm cảm giác sưng đau. Người bệnh cũng nên chú ý cử động nhẹ nhàng trong 3 hôm đầu. Nếu thấy không bớt thì nên báo ngay cho bác sĩ. 
  • Khi đã về nhà, nếu không có dẫn lưu, thì bạn cần chú ý có dịch hoặc máu thấm băng ra hay không. Nếu có, người bệnh sẽ cần được thay băng hàng ngày để đảm bảo vệ sinh. Nếu không, người bệnh cần thay băng định kỳ 2 đến 3 ngày 1 lần. Không nên thay băng quá nhiều vì có thể gây tác động lực lên vết mổ, khiến vết mổ lâu lành hơn. 

Với vết khâu và chỉ khâu, bạn cũng cần chú ý

  • Nếu bác sĩ khâu chỉ mũi rời thì sau khoảng 5 đến 7 ngày, người bệnh đã có thể cắt chỉ được, không nên để lâu sẽ hằn chỉ giống như chân rết gây mất thẩm mỹ. 
  • Trong trường hợp bác sĩ khâu thẩm mỹ, khâu luồn bên trong bằng loại chỉ tự tiêu, nếu có 2 đầu chỉ lộ ra ngoài thì sau 5 ngày dưỡng vết mổ, người bệnh nên cắt 2 đầu chỉ.
  • Việc cắt chỉ thường được bác sĩ hướng dẫn và dặn dò kỹ sau khi mổ. Người bệnh và người nhà chăm sóc cần đặc biệt lưu ý để thực hiện đúng, tránh làm nhiễm trùng vết mổ. 

Hầu hết vấn đề thay băng, rửa vết thương đều được bác sĩ hoặc y tá hỗ trợ. Người bệnh có thể ở lại bệnh viện để được các y tá hỗ trợ công đoạn này, đảm bảo vết mổ luôn được vệ sinh đúng cách. Trong trường hợp cần về nhà và không thể ở lại bệnh viện, người bệnh có thể đến các trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ việc thay băng, rửa vết thương bằng các dụng cụ y tế đảm bảo hơn. 

Ngay sau khi mổ, người bệnh nên vận động nhẹ nhàng vùng cơ cổ và tăng dần sau 2 đến 3 ngày. Sau mổ 10 ngày, người bệnh hầu như đã có thể cử động cổ bình thường, có thể chườm thêm nước ấm để làm mềm vết thương. 

Phẫu thuật ung thư tuyến giáp

Tiến hành mổ ung thư tuyến giáp gây ảnh hưởng đến hoạt động của người bệnh rất nhiều

4. Rủi ro khi mổ ung thư tuyến giáp

Phẫu thuật ung thư tuyến giáp có thể ẩn chứa một số rủi ro sau

  • Chảy máu sau mổ: Máu bị rỉ ra nơi vết mổ và tạo thành các cục máu lớn, có áp lực cao gây chèn ép vào đường thở khiến người bệnh bị ngạt thở, khó thở. Tuy nhiên tình trạng này xảy ra khá ít, chỉ chiếm từ 1-2% số ca bệnh.
  • Nhiễm khuẩn vết mổ: Nhiễm trùng vết mổ khiến vết mổ bị sưng đau, người bệnh có các dấu hiệu bị đau nhức, sốt cao, mê man,… thậm chí có thể tạo điều kiện cho các vi khuẩn khác xâm nhập gây bệnh nặng hơn nếu không phát hiện sự nhiễm khuẩn kịp thời. Tuy nhiên, trường hợp này cũng thường xảy ra khá ít, chỉ chiếm khoảng 0,5% số ca bệnh. 
  • Tổn thương các cơ quan lân cận: Các trường hợp có thể xảy ra bao gồm: 
  • Tổn thương dây thần kinh quặt ngược thanh quản, gây khàn tiếng chiếm 1% các ca phẫu thuật. 
  • Tổn thương các tuyến cận giáp, gây hạ canxi máu sau mổ chiếm từ 1% đến 2 % trong biến chứng các ca phẫu thuật ung thư tuyến giáp. 
  • Thủng khí quản, thủng thực quản, rách hoặc đứt các mạch máu lớn. Đây là biến chứng rất nặng và để lại di chứng lâu dài về sau. 
  • Sử dụng thuốc gây mê toàn thân trước phẫu thuật có thể gây các các biến chứng nguy hiểm như tai biến, tim mạch… 
  • Kỹ thuật mổ kém có thể để lại sẹo xấu trên cổ, gây mất thẩm mĩ và làm giảm sự tự tin của người bệnh. 

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể loại bỏ các rủi ro này khi lựa chọn những cơ sở khám chữa bệnh uy tín, chất lượng, được trang bị thiết bị máy móc hiện đại và sở hữu đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao. 

Tầm soát ung thư tuyến giáp

Sau khi mổ cần thường xuyên thăm khám để theo dõi tình trạng bệnh

5. Phục hồi sau khi mổ ung thư tuyến giáp

Sau phẫu thuật, người bệnh cần hạn chế các cử động vùng cổ hay vận động mạnh làm ảnh hưởng tới cổ, tránh làm vết mổ bị bục. Tốt nhất người bệnh nên nghỉ ngơi từ 7- 10 ngày, sau thời gian cắt chỉ mới nên đi làm bình thường trở lại. 

Bên cạnh đó, cũng cần đặc biệt chú ý các món ăn tẩm bổ trong thời gian này. Nên ưu tiên cho người bệnh ăn các món ăn bổ dưỡng, nấu loãng, nhạt vì hiện tại các cơ quan thực quản vẫn chưa có thể hoạt động ổn định. 

Xem thêm: 4 lưu ý quan trọng sau khi mổ ung thư tuyến giáp

Với chia sẻ về quy trình mổ ung thư tuyến giáp khá chi tiết trên đây, hy vọng đã giúp bạn an tâm và tự tin hơn để chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật này. 

1/5 - (1 bình chọn)
Tài liệu tham khảo
Trích dẫn
Bình luận Wordpress

Bình luận Facebook