Mổ ung thư tuyến giáp có phải kiêng nói không? 

Đối với người bệnh ung thư tuyến giáp sắp phải phẫu thuật, “mổ ung thư tuyến giáp có phải kiêng nói không” luôn là điều được nhiều người lưu tâm chú ý. Cùng theo dõi những thắc mắc từ người bệnh trong bài viết dưới đây và giải thích chi tiết từ các bác sĩ để bớt băn khoăn về vấn đề này nhé. 

[Hỏi] 

Chào bác sĩ, tôi là Hòa, năm nay 46 tuổi. Tháng vừa rồi, tôi được chẩn đoán ung thư tuyến giáp tại bệnh viện K. Các bác sĩ nói tôi phải phẫu thuật để loại bỏ khối u ra khỏi tuyến giáp ở cổ. Trong thời gian nằm viện đợi phẫu thuật, tôi có nghe rất nhiều bệnh nhân khác nói sau mổ phải kiêng nói. Tôi muốn hỏi bác sĩ xem liệu mình có phải kiêng nói không và phải kiêng trong bao lâu, bởi  tôi vốn là giáo viên nên nếu kiêng nói lâu thì sẽ khá bất tiện. Rất mong bác sĩ giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn. 

Xem thêm: Quy trình các bước mổ ung thư tuyến giáp

[Đáp] 

Chào bạn Hòa, việc cần kiêng nói sau khi khi phẫu thuật ung thư tuyến giáp là hoàn toàn cần thiết. Tuy nhiên, thời gian kiêng nói không quá dài. Trong những ngày đầu sau mổ ung thư tuyến giáp, bệnh nhân nên kiêng nói để tránh làm ảnh hưởng xấu đến vết mổ. Trong những ngày tiếp theo, khi vết mổ có dấu hiệu lành lại, bệnh nhân có thể nói được bình thường, nhưng nên nói nhỏ và chậm. 

Thời gian kiêng nói dài hay ngắn phụ thuộc rất lớn vào phương pháp mổ ung thư tuyến giáp. Thông thường, bệnh nhân mổ ung thư tuyến giáp bằng nội soi sẽ phải kiêng nói ít hơn mổ hở vì tốc độ hồi phục của vết mổ nhanh hơn. 

Việc mổ ung thư tuyến giáp sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chức năng của tuyến giáp, và các bộ phận lân cận. Một số trường hợp trong quá trình mổ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, ngoài việc kiêng nói, bệnh nhân cần trang bị thêm những kiến thức cần thiết về phẫu thuật ung thư tuyến giáp để giúp cho việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao nhất. 

Để hiểu rõ hơn về những thay đổi mà việc phẫu thuật ung thư tuyến giáp tạo ra cho cơ thể, bạn hãy theo dõi những điều sau đây. 

Xem thêm: Những nguyên nhân chính gây ung thư tuyến giáp

1. Những ảnh hưởng khi mổ tuyến giáp 

Sau khi ca phẫu thuật tuyến giáp đã hoàn thành, người bệnh có thể sẽ gặp phải những điều sau. 

1.1 Suy giảm chức năng tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ có hình con bướm, nằm ở vị trí sát gần ngay bên dưới thanh quản của cổ. Tuyến giáp giúp sản xuất 3 loại hormone là T3, T4 và hormone giúp ổn định lượng canxi trong máu nên có vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi hoạt động chuyển hóa của cơ thể. 

SAu phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng

Sau mổ ung thư tuyến giáp, chức năng của tuyến giáp bị suy giảm

Hiện nay, mổ tuyến giáp bao gồm 3 hình thức chủ yếu là: cắt bỏ một thùy giáp trạng, cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, nạo vét hạch bạch huyết xung quanh tuyến giáp. Dù là hình thức nào thì sau phẫu thuật, chức năng của tuyến giáp cũng sẽ đều bị suy giảm.

Mổ cắt bỏ tuyến giáp sẽ làm giảm nồng độ hormon T3 và T4 dẫn đến chứng suy giáp. Khi mắc chứng suy giáp bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, cơ thể chậm chạp, suy giảm trí nhớ, nhịp tim giảm, huyết áp thấp, suy giảm chức năng sinh dục… Chính vì vậy, để hạn chế tình trạng này, sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ được chỉ định uống thêm levothyroxin để bổ sung lượng hormone tuyến giáp bị thiếu hụt. 

1.2 Thay đổi giọng nói

Có hai dây thần kinh thanh quản nằm cạnh tuyến giáp, có chức năng điều khiển giọng nói. Mổ ung thư tuyến giáp có thể làm tổn thương đến các vùng lân cận trong đó có hai dây thanh quản này dẫn đến hiện tượng bị mất giọng hoặc biến đổi giọng nói. 

sau phẫu thuật giọng nói của người bệnh bị ảnh hưởng

Mổ ung thư tuyến giáp có thể làm thay đổi giọng nói.

Với những người bình thường, việc thay đổi giọng nói không ảnh hưởng gì nhiều đến công việc và giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, với những bệnh nhân là ca sĩ, MC hay giáo viên việc mất giọng hoặc biến đổi giọng nói có thể sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công việc. Do đó, người bệnh cần phải trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi quyết định phẫu thuật và để xác định chính xác các nguy cơ có thể gặp phải. 

1.3 Gây mất thẩm mỹ cho người bệnh

Ngày nay, ngoài phương pháp mổ hở truyền thống, kỹ thuật mổ nội soi cũng được áp dụng khá phổ biến ở hầu hết cơ sở khám chữa bệnh. Tuy nhiên, chi phí cho một ca phẫu thuật nội soi hoặc mổ tuyến giáp từ vòm miệng tương đối lớn, nên không phải ai cũng có khả năng chi trả.

Vì lý do này, phương pháp mổ hở truyền thống vẫn được khá nhiều người lựa chọn thực hiện. Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường có độ dài khoảng 5 – 6 cm ở phía trước cổ họng. Sau mổ, vết rạch sẽ để lại sẹo ở khu vực này. Tùy cơ địa của từng người mà sẹo có thể nổi rõ hoặc không, nhưng ít nhiều cũng sẽ gây mất thẩm mỹ cho bệnh nhân.

Vết mổ ung thư gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh

Vết sẹo sau mổ ung thư tuyến giáp gây mất thẩm mỹ cho diện mạo của bệnh nhân

2. Biến chứng sau mổ tuyến giáp 

Mặc dù mổ ung thư tuyến giáp được đánh giá là khá an toàn nhưng trong quá trình phẫu thuật vẫn tiềm ẩn một số biến chứng không mong muốn như:

  • Chảy máu nhiều sau mổ, không cầm được máu.
  • Nhiễm trùng vết mổ.
  • Khàn tiếng, mất giọng tạm thời sau mổ.
  • Làm tổn thương tuyến cận giáp dẫn đến suy giảm canxi trong máu, gây ra các cơn co cứng cơ, tê chân tay và dị cảm.

Tuy nhiên, nếu thực hiện mổ tại các cơ sở y tế uy tín và có cách chăm sóc sau mổ phù hợp, người bệnh sẽ có thể giảm thiểu được tối đa những biến chứng này. 

Xem thêm: Mổ ung thư tuyến giáp phải nằm viện bao lâu để theo dõi

3. Mổ ung thư tuyến giáp có phải kiêng nói không? 

Ngoài việc phải kiêng nói, trong thời gian sau mổ, bệnh nhân cũng cần phải kiêng vận động mạnh vùng cổ và hạn chế ăn các món ăn không tốt cho việc phục hồi vết mổ.

Bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp hạn chế ăn các loại:

  • Thức ăn cứng, khó tiêu dễ mắc ở vùng họng, gây áp lực và tổn thương lên vùng cổ và họng. 
  • Thức ăn cay, chua hoặc quá nóng để tránh gây kích thích xấu lên vết mổ. 
  • Thực phẩm từ đậu nành, nội tạng động vật, các loại rau họ cải… vì chúng có thể ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp hormone của tuyến giáp và làm chậm quá trình hồi phục. 

sau phẫu thuật không nên ăn nội tạng động vật

Người bị ung thư tuyến giáp nên hạn chế ăn nội tạng động vật

4. Chăm sóc người bệnh mổ tuyến giáp 

Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ mất một khoảng thời gian nghỉ ngơi để phục hồi. Trong quá trình nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, nếu được săn sóc tốt, bệnh nhân sẽ nhanh chóng bình phục và sớm trở lại với công việc như bình thường. 

Người bệnh và người nhà của bệnh nhân nên chú ý chăm sóc vết mổ như sau:

  • Bệnh nhân không tắm dưới vòi hoa sen, ngâm mình trong bồn hoặc bơi lội cho đến khi vết thương lành hẳn, tránh để nước xâm nhập vào vết mổ. 
  • Thường xuyên theo dõi vết mổ. Nếu phát hiện vết mổ bị thâm tím hoặc sưng và có xu hướng ngày càng nghiêm trọng thì liên hệ ngay với bác sĩ phẫu thuật để có biện pháp xử lý kịp thời vì đây có thể là dấu hiệu của việc nhiễm trùng vết mổ.
  • Vết mổ khi lành sẽ đóng vảy và lên da non gây ngứa ngáy. Để dịu bớt cơn ngứa, bệnh nhân có thể thoa một chút kem dưỡng ẩm để làm mềm da.
  • Tuyệt đối không mang vác vật nặng bằng cổ khoảng 2 tuần sau phẫu thuật.
  • Dùng thuốc bổ sung hormone tuyến giáp đều đặn hàng ngày theo đúng liều lượng đã được bác sĩ khuyến nghị. 
  • Tái khám định kỳ để các bác sĩ kiểm soát tốt tình trạng hồi phục và khả năng tái phát lại của bệnh.

Trên đây là tất cả những điều bệnh nhân cần phải lưu ý khi mổ ung thư tuyến giáp. Mổ ung thư tuyến giáp có phải kiêng nói không? Câu trả lời là có. Sau mổ, ngoài việc kiêng nói bệnh nhân cũng nên chú ý đến chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp nâng tỷ lệ điều trị bệnh thành công cao hơn. Chúc các bệnh nhân mau chóng khỏi bệnh. 

2.3/5 - (3 bình chọn)
Tài liệu tham khảo
Trích dẫn
Bình luận Wordpress

Bình luận Facebook