Ung thư trực tràng là căn bệnh nguy hiểm liên quan đến hệ thống tiêu hóa của cơ thể. Có rất nhiều những thông tin hữu ích trong bài viết này để phòng bệnh, nhận biết và điều trị bệnh. Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Nội dung bài viết
1. Ung thư trực tràng là gì?
Khi nhắc đến ung thư, mọi người thường có tâm lý e ngại, sợ sệt. Tuy nhiên, nắm rõ bệnh, hiểu được nguồn cội của bệnh là cách tốt nhất để có thể tìm ra phương pháp chữa khỏi.
Trực tràng là phần ruột già (phần cuối của ruột), nằm sát với hậu môn. Ung thư trực tràng còn có tên gọi khác là ung thư ruột kết. Căn bệnh hình thành do có 1 số tế bào phát triển bất thường, có khả năng xâm lấn hoặc lan rộng ra các bộ phận khác của cơ thể.
Không chỉ Việt Nam, Trung Quốc cũng xác nhận ung thư trực tràng là căn bệnh có tỷ lệ tử vong hàng đầu. Tuy nhiên, không phải ai mắc bệnh này cũng không thể sống được. Thời gian sống của người mắc bệnh ung thư phụ thuộc khá nhiều vào các giai đoạn phát triển của bệnh.
Mô phỏng bệnh Ung thư trực tràng
Ung thư trực tràng có chữa được không cũng là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Như đã nói ở trên, tỷ lệ sống của người bệnh phụ thuộc vào thời điểm phát hiện ra bệnh. Nếu bệnh được phát hiện sớm, cơ hội chữa khỏi càng cao. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải phối hợp tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ kết hợp với việc sinh hoạt điều độ, giữ tâm trạng thoải mái để ngăn bệnh phát triển xấu.
2. Các triệu chứng của bệnh ung thư trực tràng
Do vị trí của trực tràng nằm gần hậu môn, do đó, chúng ta hoàn toàn có thể phát hiện bệnh ung thư trực tràng thông qua 1 số dấu hiệu liên quan đến hậu môn. Theo bác sĩ Tịch Tác Vũ (Trưởng khoa Đại trực tràng Bệnh viện Trung y tỉnh Hà Nam, Trung Quốc), có 7 triệu chứng của bệnh ung thư trực tràng.
- Đại tiện ra máu đen:
Trực tràng bị bệnh sẽ xuất hiện những vết loét, khối u. Khi đại tiện, phân sẽ đi cọ xát qua những vết này, gây đau rát đồng thời lẫn với máu và dịch nhầy. Vì vậy, nếu bạn đang gặp tình trạng phân sẫm màu, có máu đen và chất nhầy thì đây chính là 1 trong những dấu hiệu của bệnh ung thư trực tràng.
- Đại tiện ra phân nhỏ:
Phân đi qua trực tràng nên sẽ có hình ống thuôn, giống với hình dáng của trực tràng. Tuy nhiên, nếu đi đại tiện phân có hình dáng nhỏ hơn, lúc dẹt lúc tròn thì đây cũng là 1 dấu hiệu của ung thư trực tràng. Khi trực tràng xuất hiện khối u, phân đi qua sẽ bị cọ xát, làm cho biến dạng hình dáng của phân.
- Thường xuyên buồn nôn:
Thường xuyên buồn nôn
Khi đại tràng có khối u, chúng sẽ khiến hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn, đồng thời chèn ép lên các bộ phần khác, gây rối loạn tiêu hóa. Cảm giác buồn nôn vì vậy sẽ xuất hiện. Tình trạng nôn mửa nặng hay nhẹ phụ thuộc vào kích thước của khối u.
- Sụt cân bất thường:
Mặc dù không hề có ý định sẽ giảm cân nhưng cân nặng của bạn vẫn sụt giảm bất thường thì đây là 1 trong những dấu hiệu của ung thư trực tràng. Khi trực tràng xuất hiện khối u hoặc các tế bào ung thư sẽ khiến nội tiết tố cơ thể có sự thay đổi. Cân nặng của bạn sụt giảm hoặc không ổn định chính là vì nguyên nhân trên.
Sụt cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân
- Dịch hậu môn tiết nhiều:
Nếu thấy dịch hậu môn tự nhiên tiết nhiều bất thường thì đây là dấu hiệu về bệnh ung thư trực tràng tiến triển nặng. Khi các khối u chèn ép lên các bộ phận khác, làm nghẽn mạch máu, gây ứ đọng dịch tại đây. Chính vì vậy, các dịch ứ đọng sẽ thoát ra bằng đường hậu môn, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng dịch hậu môn tiết nhiều.
- Thói quen đại tiện thay đổi đột ngột:
Người bình thường sinh hoạt điều độ sẽ đi đại tiện trung bình 1 – 2 lần/ngày. Tuy nhiên, nếu các bạn vẫn sinh hoạt bình thường nhưng lại đi đại tiện nhiều hơn 2 lần, có thể lên đến 5 lần/ngày thì nên đi thăm khám bác sĩ. Đây rất có thể là dấu hiệu báo trước bạn đang bị ung thư trực tràng. Triệu chứng này thường kèm theo tình trạng đau bụng không thuyên giảm, kể cả khi dùng thuốc giảm đau.
- Cảm giác co thắt, chán ăn:
Chán ăn kéo dài
Khi trực tràng của bạn có bệnh, các cơ quan khác trong hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng theo, đặc biệt là dạ dày. Tình trạng dạ dày co thắt, chán ăn cũng là 1 dấu hiệu cho thấy nguy cơ bị ung thư trực tràng của bạn tương đối cao.
3. Các giai đoạn của ung thư trực tràng
Hiện nay, các bác sĩ chuyên khoa chia ung thư trực tràng thành 5 giai đoạn:
Một số giai đoạn phát triển của bệnh và tỉ lệ sống sót sau khi điều trị
- Giai đoạn 0: Tế bào ung thư chỉ có ở niêm mạc, hoặc các lớp lót bên trong trực tràng.
- Giai đoạn 1: Tế bào ung thư đã lan xuống dưới niêm mạc hoặc lớp cơ của thành ruột.
- Giai đoạn 2:
- Giai đoạn 2a: Tế bào ung thư phát triển vào lớp thanh mạc của trực tràng.
- Giai đoạn 2b: Tế bào ung thư phát triển đến lớp phúc mạc.
- Giai đoạn 2c: Khối u đã phát triển trực tiếp hoặc dính trực tiếp vào các cấu trúc lân cận nhưng không lây lan đến các hạch bạch huyết gần đó hoặc ở nơi khác.
- Giai đoạn 3:
- Giai đoạn 3a: Tế bào ung thư phát triển đến lớp cơ của thành ruột và lan rộng sang khoảng 3 hạch bạch huyết vùng.
- Giai đoạn 3b: Khối u phát triển đến lớp thanh mạc hoặc qua lớp thanh mạc, đồng thời di căn đến khoảng 3 hạch bạch huyết vùng.
- Giai đoạn 3c: Tế bào ung thư lây lan sang từ 4 – 6 hạch bạch huyết lân cận nhưng chưa di căn xa.
- Giai đoạn 4:
- Giai đoạn 4a: Ung thư phát triển qua tất cả các lớp của thành ruột đồng thời xâm lấn hết các hạch bạch huyết vùng. Di căn các bộ phận của cơ thể như phổi hoặc gan đã xảy ra.
- Giai đoạn 4b: Tế bào ung thư có thể di căn xa đến bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể.
4. Cách phát hiện ung thư trực tràng
Sau khi nắm được các dấu hiệu để nhận biết ung thư trực tràng, bạn không nên tự kết luận vội vàng tình trạng của mình. Những dấu hiệu này có tính xác suất, vì vậy để phát hiện ung thư trực tràng chuẩn xác nhất, các bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín.
4.1. Địa chỉ khám ung thư trực tràng
Ung thư là căn bệnh nguy hiểm, tương đối phổ biến tại Việt Nam. Vì vậy, hệ thống bệnh viện từ tuyến huyện đến tuyến trung ương đều có dịch vụ khám bệnh, phát hiện bệnh ung thư trực tràng. Tùy vào điều kiện cũng như các yếu tố ngoại cảnh liên quan, bạn có thể lựa chọn địa chỉ khám cho phù hợp. Nếu cẩn thận, bạn nên thăm khám ở cả các cơ sở y tế địa phương lẫn cơ sở y tế cấp cao hơn nhằm xác định chính xác tình trạng sức khỏe của mình.
Bệnh viện Bach Mai là một trong các cơ sở chữa trị ung thư trực tràng nổi tiếng
4.2. Các xét nghiệm phát hiện bệnh
Để xét nghiệm phát hiện ra ung thư trực tràng, chuyên gia Ancan khuyên bạn nên thực hiện 1 trong 3 phương pháp sau: thử nghiệm phân huyền bí máu, soi đại tràng sigma linh hoạt, và nội soi đại tràng. Mỗi phương pháp sẽ phù hợp với tùy tình trạng bệnh của bạn. Hãy nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để có thể lựa chọn phương pháp tốt nhất.
5. Nguyên nhân gây bệnh ung thư trực tràng
Ung thư không phải là căn bệnh đột phát, các nguy cơ dẫn đến ung thư luôn được hình thành từ lâu, tích tụ đến 1 thời điểm mới khiến phát bệnh. Ung thư trực tràng không nằm ngoài quy luật đó. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư trực tràng, tuy nhiên có thể tóm gọn lại bằng 7 nguyên nhân chính dưới đây.
- Tuổi tác:
Người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người trẻ tuổi là điều đương nhiên. Theo nghiên cứu, đa số những người mắc bệnh ung thư trực tràng đều rơi vào khoảng ngoài 50 tuổi.
- Giới tính:
Yếu tố giới tính cũng là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư trực tràng. Thông thường, bệnh này xuất hiện ở cả nam và nữ giới, cụ thể ở nam là 4,49% còn ở nữ là 4,1% (Theo nghiên cứu của Hội Ung thư Việt Nam).
- Hệ miễn dịch suy yếu:
Hệ miễn dịch suy yếu sẽ khiến cơ thể không thể có sức đề kháng để chống lại sự xâm lấn của các loại vi khuẩn. Vì vậy, nếu hệ miễn dịch kém, nguy cơ mắc bệnh cũng rất cao.
Nâng cao sức đề kháng của cơ thể là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất
- Chứng bệnh hệ thống miễn dịch:
Hệ thống miễn dịch có vấn đề khiến cơ thể dễ mắc bệnh, đặc biệt nếu mắc polyp đại tràng mà không được chữa khỏi, rất có thể sẽ tiến triển thành ung thư.
- Tiền sử gia đình:
Ung thư trực tràng là căn bệnh có yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình từng có người mắc bệnh, tỷ lệ mắc bệnh của bạn cũng cao hơn người khác.
- Nhiễm phóng xạ:
Chất phóng xạ có khả năng khuếch tán khối u hay các tế bào ung thư phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, nguyên nhân này thường khó xảy ra tại Việt Nam do chúng ta có ít các nhà máy hóa chất phóng xạ.
- Béo phì:
Người bị béo phì có chế độ ăn uống không ổn định: nhiều dầu mỡ, chất béo, ít chất xơ sẽ khiến trực tràng hoạt động kém, nhu động ruột co bóp nhiều dẫn khiến nguy cơ mắc bệnh cao.
6. Cách phòng bệnh ung thư trực tràng
Ông bà ta có câu: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, vì vậy nếu có cơ hội, hãy ngăn chặn việc phát bệnh là điều tốt nhất cho mỗi người. Để giúp bản thân không bị mắc ung thư trực tràng, hãy tham khảo 1 số lời khuyên từ chuyên gia:
Thường xuyên tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe
- Giảm lượng chất béo trong thức ăn xuống còn khoảng 20%.
- Tăng cường vận động và luyện tập thể dục thể thao vừa sức
- Tránh các thức uống có cồn như rượu bia và các chất kích thích như thuốc lá, cà phê.
- Lựa chọn thực phẩm tươi, an toàn, tránh các thực phẩm có hàm lượng thuốc trừ sâu cao.
- Tăng ăn rau củ quả tươi để bổ sung chất xơ
7. Điều trị ung thư
Như đã nói, ung thư trực tràng là căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên không phải vô phương cứu chữa. Hiện nay, cùng sự tiến bộ của nền y học, bệnh ung thư trực tràng hoàn toàn có khả năng điều trị khỏi.
7.1. Địa chỉ điều trị ung thư trực tràng
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, ung thư đại trực tràng đứng thứ 4 trong số 10 bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới đồng thời đứng thứ 2 trong số 10 bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới. Có thể nói, căn bệnh này tương đối phổ biến tại Việt Nam, chính vì vậy các cơ sở y tế đều có chuyên khoa điều trị ung thư trực tràng. Hiện nay, trên cả nước có 1 số bệnh viện tuyến trên với chất lượng máy móc và bác sĩ có chuyên môn cao như Bệnh viện K Trung ương, Bệnh viện hữu nghị Việt – Tiệp, Bệnh viện Việt – Đức,… mà người bệnh có thể lựa chọn để tiếp nhận điều trị.
7.2. Phương pháp điều trị
Điều trị ung thư là cả 1 quá trình dài, vì vậy, người bệnh cần tuân theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Hiện nay, có 3 phương pháp được sử dụng để điều trị ung thư trực tràng nói riêng cũng như các loại ung thư khác nói chung là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.
Tiến hành phẫu thuật nếu điều kiện cho phép
- Phẫu thuật:
Tính đến nay, phẫu thuật là phương pháp được cho là phổ biến nhất trong điều trị ung thư trực tràng. Với phương pháp này, phần bị ung thư hay các khối u được cắt bỏ nhằm loại bỏ hết các tế bào ung thư. Thông thường, phần bị cắt bỏ sẽ là một phần đại tràng, trực tràng hoặc 1 số hạch lân cận.
- Hóa trị:
Hóa trị điều trị ung thư
Phương pháp hóa trị giúp thuốc có thể đi vào hầu hết các tế bào trong cơ thể. Hóa trị được chia thành nhiều đợt, nhằm bảo vệ các tế bào bình thường không bị chết cùng với tế bào ung thư. Bác sĩ có thể truyền hóa chất qua tĩnh mạch hoặc qua ống thông luồn vào tĩnh mạch lớn. Bên cạnh đó, hóa trị còn được thực hiện bằng cách cho bệnh nhân dùng thuốc dạng viên.
- Xạ trị:
Xạ trị điều trị bệnh ung thư
Quá trình xạ trị là quá trình mà các bác sĩ sử dụng các tia năng lượng cao chiếu trực tiếp lên khối u. Với phương pháp này, các tế bào ung thư cũng được triệt tiêu toàn diện. Thông thường, xạ trị thường được sử dụng trước phẫu thuật vì nó chỉ có thể tác động tới các khối u trong phạm vi chiếu xạ, làm giảm kích thước khối u.
7.3. Chi phí điều trị ung thư trực tràng
Chi phí ung thư trực tràng có sự chênh lệch đối với từng bệnh nhân, không phải ai cũng có chi phí điều trị giống nhau. Thông thường, chi phí điều trị được tính dựa vào 2 điều kiện:
- Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
- Phương pháp và thời gian trị bệnh.
8. Hình ảnh ung thư trực tràng
Để giúp các bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về bệnh ung thư trực tràng, chuyên gia Ancan đã tổng hợp 1 số hình ảnh về căn bệnh này.
Hình ảnh trên mô hình
Mô hình ung thư tuyến giáp
Hình ảnh thực tế vùng trực tràng bị ung thư
Hình ảnh minh họa thực tế của khối ư trực tràng
9. Một số câu chuyện bệnh nhân chữa khỏi ung thư
Nhằm giúp các bệnh nhân đang mắc ung thư trực tràng có thêm động lực chiến đấu với bệnh tật, chúng tôi đã thực hiện 1 phóng sự phỏng vấn 1 bệnh nhân. Hy vọng những chia sẻ về quá trình chữa bệnh của bệnh nhân này sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm đồng thời có thêm niềm tin, sự lạc quan để điều trị bệnh tốt nhất.
9.1 Câu chuyện bệnh nhân
Nhân vật trải nghiệm chữa khỏi bệnh ung thư trực tràng mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn đó là bác Nguyễn Văn Đỗ (67 tuổi, ở khu Đông, thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang). Bác Đỗ phát hiện ra bệnh ung thư trực tràng năm 2013 với các dấu hiệu báo trước như đại tiện ra máu và sụt cân đột ngột.
Bác Đỗ đã phải trải qua 2 cuộc phẫu thuật để điều trị căn bệnh của mình. Tuy nhiên, sức khỏe lúc này của bác ngày càng giảm sút, do 2 cuộc phẫu thuật lẫn xạ trị gây ra nhiều tác dụng phụ.
May mắn là sau 1 lần đọc báo Phụ nữ gia đình, bác đã biết đến sản phẩm chức năng Ancan, giúp hỗ trợ sức khỏe cho bệnh nhân ung thư, u bướu. Dùng Ancan 1 năm, kết quả sức khỏe của bác Đỗ thay đổi đáng ngạc nhiên. Tình trạng ho dai dẳng đã hết hoàn toàn, đồng thời vết loét dạ dày và vùng họng cũng được khắc phục, cân nặng cũng tăng lên chứ không sụt liên tục như trước nữa.
Không chỉ dùng Ancan, bác Đỗ đã tự xây dựng cho mình 1 chế độ sinh hoạt điều độ, tập thể dục thường xuyên để cơ thể dễ dàng hồi phục, ổn định sức khỏe. Kiên trì như vậy suốt 5 năm, bác vẫn sinh hoạt bình thường, không có dấu hiệu bệnh tái phát hay có dấu hiệu bất thường nào.
9.2 Video bệnh nhân
Để hiểu rõ hơn về quá trình chống lại căn bệnh ung thư trực tràng quái ác của bác Nguyễn Văn Đỗ, mời các bạn tham khảo video dưới đây.
Ung thư trực tràng là một trong những căn bệnh nguy hiểm khó chữa tại tuy nhiên không phải là bệnh 100% không thể chữa khỏi. Vì vậy, việc nắm và hiểu được các thông tin về ung thư trực tràng sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm chữa bệnh. Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt điều độ và luôn có niềm tin sẽ góp phần giúp bạn đẩy lùi bệnh tật. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp ích cho những ai đang mắc bệnh ung thư trực tràng cũng như người nhà bệnh nhân trong hành trình chữa khỏi ung thư.