U vú lành tính có nguy hiểm không là những lo lắng mà nhiều người bệnh gặp phải. Khi biết trong cơ thể mình có khối u thì ai cũng lo lắng nhất là ở những bộ phận dễ tiến triển thành ung thư.
Trước khi giải đáp câu hỏi u vú lành tính có nguy hiểm không chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức cơ bản về căn bệnh này nhé!
Nội dung bài viết
Thế nào là u vú lành tính?
U vú lành tính là bệnh lý thường gặp ở nữ giới, đặc biệt trong độ tuổi sinh để từ 25-35. U vú lành tính là tình trạng các nang vú phát triển tăng sinh do một số nguyên nhân khác nhau gây nên.
Tổn thương vú lành tính có thể gây sưng đau, nhiễm trùng, chảy dịch ở núm vú và thay đổi bề mặt da ở vú. Những cơn đau do khối u vú có thể xuất hiện theo chu kỳ hoặc theo cơn. Các cơn đau theo chu kỳ xảy ra khi cơ thể có sự thay đổi về nồng độ hormone. Thường kèm theo biểu hiện như: ngực sưng đau, tức, nhạy cảm hơn trước kỳ kinh nguyệt. Cơn đau bất thường xảy ra ở một bên ngực và tại một vùng cụ thể kế cận bên ngực có u. Một số ít trường hợp thì đau vú không theo chu kỳ có thể là biểu hiện cảnh báo của ung thư vú.
U vú lành tính có mấy loại?
Dựa vào tính chất của u vú lành tính, người ta chia thành 3 loại như sau:
1. U vú không sinh sản
Bao gồm các tế bào tuyến vú bình thường, hay gặp nhất là dạng u nang tuyến vú, u sợi tuyến vú. Những nang này khá nhỏ và thường tự hết, hoặc có thể sẽ được can thiệp bằng rút ra bằng kim. U sợi tuyến vú cũng sẽ tự nhỏ lại tiêu biến, ít trường hợp u lớn phải cắt bỏ.
2. U vú tăng sản điển hình
Các tế bào tuyến vú tăng sản nhưng hoàn toàn bình thường, không có sự xuất hiện của tế bào bất thường mang nhân dị dạng. Tuy nhiên, trong tương lai lâu dài chúng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Do đó, cần được theo dõi và thăm khám định kỳ hoặc cắt bỏ dựa vào tình hình thực tế của người bệnh.
3. U vú tăng sản không điển hình
Là các khối u vú có tế bào bất thường mang nhân dị dạng. Đa phần dạng u này thường có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư vú trong tương lai. Do đó, khi phát hiện ra các dạng khối u này các bác sĩ sẽ thường chỉ định mổ loiaj bỏ khối u và yêu cầu theo dõi định kỳ trong một thời gian dài để phòng ngừa ung thư vú.
U vú lành tính có nguy hiểm không?
Như những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp ở trên thì hầu hết các tổn thương là u vú lành tính thường không nguy hiểm và khả năng tiến triển thành ung thư vú là không nhiều. Tuy nhiên, độ nguy hiểm của u vú lành tính còn phụ thuộc vào tính chất tế bào của khối u, cách phát hiện và xử lý kịp thời của bác sĩ và người bệnh. Giờ đây bạn được giải đáp câu hỏi đặt ra là U vú lành tính có nguy hiểm không rồi nhé
Đối với những trường hợp cụ thể mà có nguy cơ rủi ro bác sĩ sẽ cân nhắc việc thực hiện thăm khám vú lâm sàng và xét nghiệm hình ảnh theo định kỳ trong vòng 1 hoặc 2 năm tiếp theo sau điều trị, tùy vào tuổi tác, mức độ rủi ro, sức khỏe và kết quả xét nghiệm của mỗi cá nhân người bệnh.
U vú lành tính làm thế nào để phòng ngừa biến chứng?
Để phát hiện sớm, điều trị sớm, phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra thì chị em phụ nữ từ 20 tuổi trở lên cần chủ động theo dõi, tự khám vú tại nhà để biết tình trạng sức khỏe của mình.
Bên cạnh đó, khi phát hiện vú có các dấu hiệu bất thường như: hình dạng núm vú thay đổi, co rút núm vú và lõm xuống, hai đầu vú không cân đối; núm vú bị tụt hẳn vào trong, cứng, dùng tay kéo ra cũng không được; Đầu vú tiết dịch trắng hoặc hồng (có máu); Da quanh đầu núm vú bị co rút, hoặc có màu da cam; Có sự thay đổi ở da quanh vú: Da dày hơn, trũng xuống, lồi lõm, da đỏ bất thường, loét da và núm vú…; Có hạch ở hõm nách,…cần đi khám bác sĩ ngay để xác định tình trạng bệnh lý và có hướng điều trị tích cực.
Các bước khám vú tại nhà như sau: Chị em có thể thực hiện khám vú sau 3-5 ngày sạch kinh hoặc vào ngày thứ 8 của chu kỳ, kiểm tra hàng tháng.
Cách thực hiện: Cởi hết áo, đứng trước gương, buông xuôi hai cánh tay hai bên hông, quan sát hai vú xem có bất thường nào về màu sắc, kích thước hay không? Tiếp đến là tư thế hai tay giơ lên khỏi đầu và cuối cùng hai tay chống vào hông. Khi thực hiện các tư thế xoay trái, xoay phải chậm và quan sát cả xem có gì thay đổi về kích thước vú, hình thể của vú, mặt da vú, núm vú… Đồng thời chụm các ngón tay trái lại dùng phần thẳng ngón tay day tròn tìm khối u hoặc mảng dầy bên vú phải và làm ngược lại với bên vú trái; Thăm khám hõm nách để tìm hạch hoặc khối u (nếu có). Dùng đầu ngón tay sờ bờ vú theo vòng tròn từ ngoài vào trong.
U vú lành tính nên ăn uống thế nào?
Người bệnh mắc u lành tính cần chú ý một số chế độ ăn uống như sau:
– Ăn uống đa dạng. Bổ sung các loại thực phẩm tươi, có lợi cho sức khỏe tuyến vú, hạn chế được sự phát triển của khối u như trái cây, rau quả, nhiều chất xơ, chất béo tốt, thực phẩm tăng sức đề kháng như tỏi, nghệ, hành,… đa dạng cách chế biến để ngon miệng và hấp thụ tốt hơn.
– Ăn các loại thực phẩm tươi sống, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế thực phẩm đông lạnh và thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp.
– Uống đủ nước mỗi ngày: Ngoài chế độ ăn thì cung cấp đủ nước cho cơ thể là cách tốt nhất giúp bạn luôn khỏe mạnh, tươi trẻ và hạn chế được một số triệu chứng cũng như bệnh lý trong cơ thể. Bạn có thể bổ sung nước trực tiếp qua đường uống hoặc ăn canh, soup, cháo,…
– Không ăn các loại thực phẩm bị dị ứng: Những thực phẩm mà bạn bị dị ứng cần loại bỏ ra khỏi thực đơn hàng ngày để tránh bị dị ứng hay sốc phản vệ. Song song với chế độ ăn uống hợp lý, bạn cũng cần tạo cho mình một lối sống khoa học, lành mạnh để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
Như vậy, có thể nói u vú lành tính có nguy hiểm hay không phụ thuộc rất nhiều vào tính chất của mỗi dạng khối u, đồng thời chú ý quan tâm cơ thể và phát hiện bệnh sớm, điều trị sớm sẽ có kết quả tốt.