Điều trị u xơ tử cung khi mang thai cần phải được bác sỹ có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm trực tiếp thăm khám điều trị. Trong hoàn cảnh bất khả kháng có thể bác sỹ sẽ chỉ định phẫu thuật u xơ tử cung ngay trong thai kỳ. Chi tiết mời bạn đọc theo dõi bài viết
Nội dung bài viết
1. U xơ tử cung khi mang thai có nguy hiểm không?
Các mẹ trên 30 tuổi khi mang thai lần đầu có nguy cơ mắc u xơ tử cung khá cao. Trong thời kỳ mang thai, khối u xơ tử cung sẽ phát triển kích thước nhanh hơn vì sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể ở giai đoạn này. U xơ thường không can thiệp vào việc mang thai. Tuy nhiên, dạng u xơ tử cung dưới niêm mạc có thể gây vô sinh hoặc mất thai.
Ảnh minh họa
U xơ tử cung cũng có thể làm tăng nguy cơ gặp phải một số biến chứng thai kỳ nhất định như vỡ nhau thai, hạn chế tăng trưởng của thai nhi và sinh non. Ngoài ra, u xơ tử cung xuất hiện trong thời gian mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng như:
- Đau bụng nhẹ
- Đau âm ỉ
- Xuất huyết
- Sảy thai
- Thai lưu
Tùy vị trí và sự phát triển mà u xơ tử cung sẽ ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe của người bệnh rõ ràng hay không, nhiều những biểu hiện ở giai đoạn này bị hiểu nhầm là do những nguyên nhân khác. Cần đặc biệt lưu tâm và đi thăm khám định kỳ.
Xem thêm: Bệnh u xơ tử cung có thể chữa được với tỉ lệ thành công rất cao
2. Ảnh hưởng của u xơ tử cung trong thai kỳ
Tùy vào từng bệnh nhân cũng như từng thời điểm trong thai kỳ, u xơ tử cung có thể gây ra những ảnh hưởng khác nhau.
2.1. Trong khi mang thai
U xơ tử cung xảy ra trong thời gian mang thai sẽ làm cho lớp nội mạc phát triển không đầy đủ, do tử cung bị khối u xơ chèn ép và không phát triển to ra thêm có thể gây ra sảy thai liên tiếp. Trường hợp sảy thai xảy ra trên tử cung có u xơ sẽ rất dễ bị sót rau dẫn đến xuất huyết kéo dài. U xơ tử cung sẽ tác động đến quá trình mang thai là:
- U xơ tử cung có thể dẫn đến sinh non.
- U xơ tử cung làm rau bám ở vị trí bất thường, có thể dẫn đến tình trạng rau cài răng lược, rau tiền đạo,…
- U xơ tử cung dễ làm cho ngôi thai bất thường như ngôi ngang, ngôi mông,…do thai nhi bình chỉnh kém.
2.2. Trong khi chuyển dạ
Người mắc u xơ tử cung khi chuyển dạ có thể gặp phải tình trạng chuyến dạ khó khăn và kéo dài do cơ co bóp tử cung hoạt động rối loạn. Nếu khối u xơ tử cung có kích thước lớn, các mẹ có thể không sinh được và phải lấy thai nhi ra bằng phương pháp đẻ mổ. Người mẹ mắc u xơ tử cung khi chuyển dạ cũng có khả năng cao bị băng huyết do sót rau, sổ rau.
2.3. Trong thời kỳ hậu sản
Hầu hết u xơ tử cung trong thời kỳ hậu sản không gây biến chứng gì và có xu hướng nhỏ lại. Tuy nhiên, nhiều chị em bị u xơ tử cung dưới niêm mạc có thể gặp phải tình trạng nhiễm khuẩn. Những biến chứng hiếm gặp khác có thể xuất hiện trong thời kỳ hậu sản là thuyên tắc mạch hoặc xoắn do ổ bụng rỗng đột ngột.
3. Cách điều trị u xơ tử cung khi mang thai
Cách điều trị u xơ tử cung khi mang thai được bác sỹ chuyên khoa chỉ định sau khi thăm khám hoàn toàn phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của thai kỳ như sau:
Xem thêm: Phác đồ điều trị u xơ tử cung chi tiết nhất
3.1. Giai đoạn mang thai
Quá trình phẫu thuật của bác sỹ
Trong giai đoạn mang thai, nếu khối u có cuống xoắn và phát triển nhanh về kích thước, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể, sự phát triển của khối u mà người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp tốt nhất cho cả mẹ và bé.
Trường hợp mắc u xơ tử cung khi mang thai mà dẫn đến sảy thai, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ để không bị sót nhau thai, sót thai. Nếu sót, bác sĩ sẽ tiến hành các thủ thuật nạo hút để đưa toàn bộ phần nhau thai hoặc thai ra ngoài buồng tử cung, tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.
Nếu u xơ tử cung không có nhiều biến chứng, chị em cần quan tâm đến chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi để tránh bị sảy thai, sinh non. Các bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc co bóp tử cung tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể.
3.2. Giai đoạn chuyển dạ
Trong khi chuyển dạ, nếu khối u xơ có kích thước to và chèn ép đường sinh, các bác sĩ sẽ chỉ định mổ để lấy thai nhi. Trường hợp khối u xơ nằm và vị trí không cản trở đường sinh, người bệnh có thể sinh bằng phương pháp tự nhiên dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ để tránh những biến chứng có thể xảy ra.
3.3. Sau khi sinh
Thường thì sau khi sinh, khối u xơ tử cung sẽ ít gây ra nguy hiểm nào đáng kể cho người bệnh. Tuy nhiên, chị em cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của mình để phòng ngừa việc khối u tái phát và để khối u không phát triển nhiều hơn.
4. Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ
Khi điều trị u xơ tử cung trong thời gian mang thai, người bệnh cần phải tuyệt đối tuân thủ các chỉ định của bác sĩ về phương pháp điều trị, các loại thuốc sử dụng, lịch thăm khám,… Những yếu tố trên đều là những điều quan trọng cần thiết mà người bệnh cần hết sức lưu ý để quá trình điều trị đạt kết quả tốt.
Với phụ nữ mang thai, quá trình thăm khám, tái khám định kỳ cần được thực hiện đúng hẹn. Việc theo dõi khối u xơ tử cung thường xuyên sẽ giúp các bác sĩ có thể ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm và đánh giá mức độ ảnh hưởng của khối u lên sức khỏe của mẹ và bé từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.
5. Cách dưỡng thai khi bị u xơ tử cung trong thời kỳ mang thai
Chế độ dinh dưỡng quyết định đến sự phát triển của thai nhi và sự phát triển kích thước của các khối u xơ, phần này sẽ hướng dẫn thai phụ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để thai nhi phát triển bình thường và hạn chế sự phát triển của các khối u xơ tử cung
5.1. Chế độ dinh dưỡng khi bị u xơ tử cung thai kỳ
Trong quá trình điều trị u xơ tử cung khi mang thai, người bệnh cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng. Một chế độ dinh dưỡng với thực đơn phù hợp sẽ giúp hạn chế các triệu chứng của bệnh và giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe. Trong thực đơn cho bà bầu bị u xơ tử cung, cần ưu tiên bổ sung những thực phẩm sau đây:
Cam chữa nhiều vitamin C
- Thực phẩm giàu Vitamin C:
Những loại trái cây, rau xanh có hàm lượng Vitamin C dồi dào như cam, quýt, bưởi, ổi, đu đủ, bông cải xanh, ớt chuông đỏ, dứa, dâu tây,…giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn. Nhờ vậy giúp cơ thể bổ sung máu hiệu quả, giúp thúc đẩy quá trình tự sửa chữa các mô, làm thu lại các mô bị bệnh.
- Thực phẩm giàu bioflavonoid và estrogen cân bằng như đậu nành, đậu phụ, sữa tươi, đậu lăng, thịt gà, cá trích, cá lóc,…
- Thực phẩm có nguồn gốc dưới biển như rau câu, rong biển, tảo biển,…có tác dụng giúp cơ thể chống lại u xơ tử cung và cung cấp nhiều dưỡng chất giúp cơ thể khỏe mạnh.
Các bà bầu bị u xơ tử cung cũng cần tránh ăn những thực phẩm sau:
- Các loại hoa quả, trái cây làm tăng hàm lượng estrogen trong cơ thể như cà chua, mận, cần tây, táo, lê, đào, dưa chuột, nấm, cà rốt,…vì sẽ khiến khối u xơ thêm phát triển.
- Thực phẩm có lượng chất béo cao như mỡ lợn, bơ, sữa béo, phomai,…vì chúng có chứa nhiều kích thích tố có thể làm khối u phát triển to hơn.
- Đồ hộp, thức ăn chế biến sẵn có lượng muối cao khiến gan không thể loại bỏ hết các độc tố và làm tăng lượng estrogen khiến u xơ phát triển.
- Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn,…
- Các chất kích thích như cafein, thuốc lá, đồ uống có cồn,..,chứa nhiều chất có hại cho cơ thể.
5.2. Chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Các mẹ bị u xơ tử cung trong thời gian mang thai cần được nghỉ ngơi nhiều hơn để đảm bảo sức khỏe. Chị em không nên quá lo lắng mà cần giữ thái độ bình tĩnh, chủ động thăm khám bác sĩ, tích cực tìm hiểu về bệnh tình của mình để có phương pháp chăm sóc cơ thể tốt nhất, hạn chế biến chứng. Người bệnh cần giữ tâm trạng thoải mái và thư giãn, tích cực chăm sóc bản thân và nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Xem thêm: Danh sách 11 bệnh viện tốt nhất để điều trị u xơ tử cung
Bệnh nhân điều trị u xơ tử cung khi mang thai sẽ phải chú ý nhiều hơn những người bệnh khác. Tuy nhiên, luôn có phương pháp điều trị cho từng giai đoạn cụ thể, các mẹ không nên quá lo lắng ảnh hưởng đến sức khỏe.