U nang buồng trứng: Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị

U nang buồng trứng là bệnh xảy ra khi các nang nhỏ xuất hiện ở 1 hoặc cả 2 bên của buồng trứng. Chúng bao bọc và làm ảnh hưởng đến sự phát triển, phóng noãn của trứng. Vậy u nang buồng trứng là gì? Đâu là nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả?

U nang buồng trứng là gì?

U nang buồng trứng là những túi rắn hoặc chứa đầy chất lỏng xuất hiện ở trên hoặc bên trong của buồng trứng. Chúng thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai và phụ nữ ở trong thời kỳ tiền mãn kinh.

Phần lớn các khối u này là lành tính, không gây đau đớn, vô hại và không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

u nang buong trung

U nang buồng trứng có thể gây ảnh hưởng đến 1 buồng trứng của phụ nữ hoặc cả hai buồng trứng cùng một lúc. Các khối u lành tính thường có thể tự biến mất trong vài tháng mà không cần điều trị. Tuy nhiên, khi khối u nang này không biến mất mà có dấu hiệu tăng trưởng về kích thước và gây đau đớn, chúng có khả năng cao phát triển thành ung thư hoặc gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.

Các loại u nang buồng trứng:

  • U nang buồng trứng thể nang: buồng trứng của phụ nữ thường giải phóng một quả trứng và nó phát triển trong một túi nhỏ gọi là nang. Khi trứng đã sẵn sàng, nang trứng sẽ mở ra và giải phóng nó. Nếu túi nang không mở sẽ hình thành ra khối u nang và thường biến mất sau 1 đến 3 tháng.
  • U nang hoàng thể (có khả năng phát triển thành ung thư): khi trứng được giải phóng, nang trứng ống thường co lại để sẵn sàng cho quả trứng trong chu kỳ tiếp theo của phụ nữ. Các chất lỏng tích tụ bên trong nang trứng khi chúng đóng lại sẽ hình thành nên khối u nang buồng trứng. Chúng có thể biến mất sau vài tuần nhưng cũng có thể gây chảy máu hoặc đau đớn cho phụ nữ.

Nguyên nhân gây u nang buồng trứng

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng u nang buồng trứng là những thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể. Bên cạnh đó vẫn còn một số yếu tố nguy cơ làm gia tăng tình trạng mắc bệnh ở phụ nữ. Cụ thể như sau:

  • Các vấn đề về nội tiết tố: đây là những khối u nang cơ năng và chúng thường có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Chúng có thể do các vấn đề nội tiết tố gây ra hoặc do các loại thuốc được sử dụng để giúp bạn rụng trứng.
  • Lạc nội mạc tử cung: phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung có khả năng cao phát triển thành u nội mạc tử cung. Các mô nội mạc tử cung này có thể bám vào buồng trứng của phụ nữ và hình thành nên khối u nang. Khôi u nang buồng trứng có thể gây đau đớn trong hoặc sau khi quan hệ tình dục và trong thời gian kinh nguyệt.
  • Thai kỳ: u nang buồng trứng thường phát triển trong giai đoạn đầu của thai kỳ để giúp hỗ trợ thai kỳ cho đến khi nhau thai hình thành. Trong nhiều trường hợp, u nang vẫn xuất hiện ở buồng trứng cho đến hết thai kỳ và có thể cần phải điều trị để loại bỏ chúng bỏ .
  • Nhiễm trùng vùng chậu nghiêm trọng có thể làm các vi khuẩn lây lan đến buồng trứng và ống dẫn trứng, từ đó hình thành nên khối u nang.
  • Sự phát triển quá mức của thể vàng (đơn vị chức năng của buồng trứng), xảy ra do chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ kéo dài hơn 7 ngày và gây chảy máu ồ ạt.
  • Phụ nữ đã từng mắc u nang buồng trứng trước đây có nguy cơ tái phát hoặc lan đến buồng trứng còn lại nếu không được điều trị sớm.
    Vỡ mạch máu của nang trứng khiến phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ xuất huyết hoặc đau đớn.

u nang buong trung la gi

Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết u nang buồng trứng

Thông thường, các khối u nang buồng trứng thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, với khối u nang có kích thước lớn hoặc đang phát triển có thể làm xuất hiện một vài dấu hiệu như sau:

  • Tần suất đi tiểu tiện tăng lên trong ngày do u nang chèn ép lên bàng quang.
  • Chướng bụng hoặc sưng tấy vùng bụng dưới.
  • Khi quan hệ tình dục cảm thấy đau đớn hoặc rát.
  • Cảm thấy đau vùng chậu hoặc có cảm giác nặng nề, đau âm ỉ và đột ngột.
  • Gặp khó khăn trong việc đi đại tiện hoặc táo bón.
  • Lượng máu trong mỗi chu kỳ kinh nhiều hơn, kinh nguyệt không đều.
  • Cảm thấy no nhanh hơn sau mỗi bữa ăn nhẹ.
  • Buồn nôn hoặc nôn ói.
  • Xuất hiện các cơn đau bên phải hoặc ở bên trái vùng hạ sườn hoặc bụng dưới.
  • Đau nhức hoặc căng tức ngực.
  • Chóng mặt hoặc choáng váng đầu óc khi ngồi dậy.

U nang buồng trứng có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ, hầu hết các khối u nang buồng trứng là lành tính, có thể tự biến mất mà không cần điều trị. Nhưng có nhiều trường hợp, chúng có thể tiếp tục phát triển về kích thước khiến phụ nữ có nguy cơ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Xoắn u nang: các khối u nang buồng trứng có kích thước nhỏ với phần cuống dài có thể di chuyển ra khỏi vị trí ban đầu sẽ dẫn đến tình trạng này. Lúc này, phần bụng của chị em sẽ bị chướng, bụng dưới đau dồn dập, dữ dội , buồn nôn hoặc nôn ói. Biến chứng này khiến nguồn cung cấp máu đến buồng trứng của phụ nữ bị chặn lại, gây thiếu máu, choáng váng đầu óc.
  • Vỡ nang: khi khối u nang phát triển quá mức và bị chèn ép bên trong buồng trứng mà không được điều trị sẽ vỡ ra. Lúc này, người bệnh sẽ bị ra máu rất nhiều, vùng bụng dưới đau đột ngột, dữ dội và thiếu máu nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ nhiễm khuẩn, phản ứng trong khoang bụng, bụng chướng nguy hiểm tới tính mạng.
  • Khối u nang buồng trứng chèn ép lên các cơ quan xung quanh: xảy ra khi các khối u nang lớn phát triển trong thời gian dài mà không được điều trị, chúng sẽ chèn ép và tạo áp lực nên các tạng trong khoang bụng như niệu quản, bàng quang, thận, tĩnh mạch chủ,… Từ đó gây ra triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón thất thường, hạn chế lưu thông máu, cổ trướng, ứ đọng nước tiểu, đái rắt, phù hai chân,…
  • Ung thư buồng trứng: đây là trường hợp hiếm gặp nhưng là biến chứng nguy hiểm nhất của u nang buồng trứng. Theo các bác sĩ, có khoảng 2 đến 3% trường hợp người bệnh phát triển thành ung thư. Kiểm tra phụ khoa thường xuyên là cách tốt nhất giúp phát hiện và ngăn chặn bệnh từ giai đoạn sớm, trước khi u nang bị ung thư hóa.
  • Các biến chứng khác có thể xảy ra như sau: vô sinh, hiếm muộn, sảy thai sớm, khó sinh hoặc sinh non,…

hinh anh khoi u nang buong trung

U nang buồng trứng được chẩn đoán như thế nào?

Theo các bác sĩ, u nang buồng trứng có thể được phát hiện sớm thông qua khám phụ khoa. Tùy thuộc vào kích thước của khối u và chúng ở dạng lỏng, rắn hoặc hỗn hợp mà bác sĩ có thể sẽ đề nghị thực hiện thêm các xét nghiệm khác.

Từ đó giúp xác định loại u nang và liệu bạn có cần điều trị hay không. Các xét nghiệm chẩn đoán u nang buồng trứng bao gồm:

  • Thử thai: nếu kết quả xét nghiệm dương tính hoặc nồng độ HCG ở phụ nữ tăng cao, đó có thể là dấu hiệu của mang thai hoặc u nang hoàng thể.
  • Siêu âm vùng chậu: bác sĩ sẽ sử dụng một thiết bị nhỏ để siêu âm đầu dò qua âm đạo của phụ nữ, gửi và nhận sóng âm tần số cao (siêu âm) để tạo ra hình ảnh của tử cung và buồng trứng của họ lên màn hình video. Từ đó phân tích hình ảnh để xác nhận sự hiện diện của u nang, xác định vị trí của chúng và xác định xem nó rắn, chứa đầy chất lỏng hay hỗn hợp.
  • Nội soi ổ bụng: phương pháp này sử dụng một dụng cụ mảnh, nhẹ đưa vào bụng của bạn thông qua một vết rạch nhỏ giúp bác sĩ có thể nhìn thấy toàn bộ buồng trứng và loại bỏ u nang buồng trứng nếu có. Đây là một thủ thuật phẫu thuật cần phải gây mê trước khi thực hiện.
  • Xét nghiệm CA 125 máu: nồng độ CA 125 trong máu (kháng nguyên ung thư 125) thường tăng cao ở phụ nữ bị ung thư buồng trứng. Trong trường hợp khối u nang ở dạng rắn và nghi ngờ là u ác tính, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm này. bên cạnh đó, nồng độ CA 125 tăng cao cũng có thể xảy ra khi phụ nữ mắc các bệnh như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung và bệnh viêm vùng chậu.

Các phương pháp điều trị u nang buồng trứng

Việc điều trị u nang buồng trứng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như độ tuổi của người bệnh, kích thước, vị trí và mức độ nghiêm trọng của khối u trong buồng trứng của họ.

Theo dõi: phần lớn các khối u nang là lành tính, không gây nguy hiểm tới sức khỏe. Do đó, phụ nữ chỉ cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe và tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ để biết được khối u có tiêu biến trong một vài tháng hay không. bên cạnh đó, bác sĩ có thể thực hiện siêu âm vùng chậu để theo dõi xem khối u nang đó có thay đổi về kích thước hay không. Nếu nhận thấy có dấu hiệu bất thường hoặc xuất hiện các triệu chứng bệnh, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị thêm bằng các phương pháp khác.

Sử dụng thuốc: bác sĩ có thể đề nghị cho người bệnh sử dụng các loại thuốc nội tiết hoặc thuốc ngừa thai để làm ức chế sự phát triển và ngăn ngừa u nang buồng trứng tái phát. Tuy nhiên, các loại thuốc này khi được sử dụng cần có sự theo dõi sát sao của bác sĩ.

dau bung u nang buong trung

Phẫu thuật: đối với các khối u nang lớn, phát triển không ngừng hoặc xuất hiện các biến chứng, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.

Có 2 loại phẫu thuật thường được sử dụng bao gồm:

  • Phẫu thuật nội soi (nội soi ổ bụng): phần lớn các khối u nang đều có thể được loại bỏ bằng phương pháp nội soi. Bác sĩ thực hiện loại bỏ khối u nang thông qua một vết rạch nhỏ trên ổ bụng. Phương pháp này giúp người bệnh rút ngắn thời gian hồi phục và tránh để lại sẹo trên da.
  • Phẫu thuật mổ hở: với khối u nang có kích thước lớn hoặc có khả năng chuyển hóa thành ung thư, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật mổ hở để loại bỏ chúng. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ có thể lấy một khối u nang hoặc mô để gửi tới phòng nghiên cứu để kiểm tra xem có tế bào ung thư hay không.

Bị u nang buồng trứng nên uống thuốc gì?

Theo các bác sĩ, tùy thuộc vào tính chất, kích thước của khối u nang mà bác sĩ sẽ lựa chọn các loại thuốc khác nhau để điều trị u nang buồng trứng:

  • Thuốc nội khoa giúp điều trị, ngăn cản sự phát triển của khối u nang buồng trứng như etoposide, paclitaxel, carboplatin, doxorubicin, gemcitabine,…
  • Thuốc tránh thai khẩn cấp hoặc thuốc tránh thai hàng ngày làm giảm nguy cơ mắc bệnh và kìm hãm sự phát triển của khối u.
  • Thuốc tránh thai chứa hormone progesterone.
  • Các loại thuốc tránh thai kết hợp chứa hoạt chất estrogen được dùng trong một thời gian nhất định để làm giảm kích thước của khối u nang buồng trứng.
  • Các loại thuốc chữa u nang buồng trứng khi được sử dụng để điều trị bệnh cần được bác sĩ chỉ định đúng liều lượng và theo dõi chặt chẽ. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý sử dụng hoặc thêm các loại thuốc nào khác khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.

tu van u nang buong trung

Khi nào cần mổ u nang buồng trứng?

Khi được chẩn đoán mắc u nang buồng trứng, nhiều người thường thắc mắc khi nào thì nên mổ u nang buồng trứng. Đối với loại u nang cơ năng, phụ nữ chỉ cần theo dõi và chúng thường biến mất sau khoảng 2 đến 3 chu kỳ kinh nguyệt mà không cần điều trị. Với những khối u có kích thước lớn, có khả năng sẽ chèn ép, tạo áp lực đến các cơ quan trong khoang bụng hoặc khối u có thể phát triển thành ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định mổ cho người bệnh.

Dưới đây là các trường hợp cần phải mổ u nang buồng trứng:

  • Khối u nang buồng trứng có kích thước lớn, khoảng hơn 40mm.
  • U nang buồng trứng chèn ép lên các bộ phận khác như thận, niệu quản, bàng quang,…
  • U nang buồng trứng xuất hiện các biến chứng chứng như vỡ hoặc xoắn nang.
  • Trong 2 – 3 tháng đầu theo dõi thấy khối u nang phát triển quá nhanh hoặc tăng kích thước.
  • Phụ nữ mắc u nang buồng trứng nhưng có nguy cơ chuyển hóa thành ung thư hoặc bác sĩ nghi ngờ là ung thư.
  • Khối u nang phát triển khi phụ nữ đã qua độ tuổi mãn kinh.
  • Trong trường hợp phụ nữ được chẩn đoán mắc u nang buồng trứng trong giai đoạn thai kỳ, họ cần được theo dõi sức khỏe chặt chẽ, thăm khám thường xuyên để đảm bảo khối u nang không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ, thai nhi và quá trình sinh nở.

tu van u nang buong trung cung bac si

Chăm sóc sau mổ u nang buồng trứng

Sau khi phẫu thuật u nang buồng trứng, thời gian hồi phục của mỗi người đều rất khác nhau. Thời gian lành bệnh của họ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tính chất, kích thước khối u, phương pháp điều trị, sức khỏe tổng thể cũng như cách chăm sóc sau mổ của người bệnh.

Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc sau mổ u nang buồng trứng:

  • Luôn giữ ấm cho cơ thể ngay sau khi mổ u nang buồng trứng để hạn chế tình trạng sốc hậu phẫu thuật.
    Người nhà nên túc trực bên cạnh người bệnh sau mổ để theo dõi, chăm sóc sức khỏe và kịp thời thông báo cho bác sĩ nếu xảy ra tình trạng bất thường nào như nôn mửa, vết mổ bị tê bì.
  • Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, đủ chất bằng cách tăng cường ăn rau xanh, củ quả, trái cây tươi, các loại thịt trắng (thịt gà, cá,…)
  • Hạn chế ăn nhiều thịt đỏ (thịt trâu, thịt cừu, thịt bò,…), thực phẩm có hàm lượng estrogen cao, thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn,…
  • Có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt lành mạnh, hạn chế thức khuya, hoạt động quá sức, tránh xa rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích.
  • Có thể tập luyện thể thao, vận động nhẹ nhàng mỗi ngày để cải thiện lưu thông máu, nâng cao miễn dịch, thúc đẩy khả năng hồi phục nhanh hơn.
  • Luôn giữ tinh thần, tâm lý vui vẻ, suy nghĩ tích cực giúp cơ thể có khỏe mạnh, đủ sức chống đỡ bệnh tật và nhanh khỏi bệnh.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày để cơ thể đào thải độc tố nhanh chóng.

U nang buồng trứng là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và sau mãn kinh. Tuy không có biện pháp nào giúp ngăn ngừa bệnh hoàn toàn nhưng việc phụ nữ thường xuyên kiểm tra phụ khoa định kỳ có thể giúp phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày, sinh hoạt điều độ có thể làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và giúp phụ nữ sống khỏe hơn.

Rate this post
Tài liệu tham khảo
Trích dẫn
Bình luận Wordpress

Bình luận Facebook