Tổng hợp những dấu hiệu u tuyến giáp bạn cần biết

Trong những năm gần đây, số lượng người mắc bệnh liên quan tới u tuyến giáp ngày càng tăng. Vậy dấu hiệu u tuyến giáp là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây để có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị hiệu quả nhé.

Tuyến giáp là một phần của hệ nội tiết, có chức năng tiết ra hormone giúp cơ thể tăng trưởng và phát triển. Tuyến giáp nằm ở giữa cổ, gồm 2 thùy nối với nhau qua eo giáp trạng, được điều hòa bởi tuyến yên và vùng dưới đồi. 

U tuyến giáp là một trong những căn bệnh thường gặp, có tiên lượng tốt nên hoàn toàn có thể điều trị khỏi, nếu bệnh nhân phát hiện sớm. Tuy nhiên triệu chứng của bệnh u tuyến giáp có thể dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Các bệnh nhân nên nắm rõ các dấu hiệu này để có thể phát hiện bệnh kịp thời. 

1. Khối u ở cổ

Dấu hiệu dễ dàng nhận thấy nhất là vùng cổ của bạn bị sưng hoặc to ra bất thường. Các khối u này sẽ gây cảm giác khó chịu khi mặc áo cổ cao hoặc thắt cà vạt. Xuất hiện khối u ở cổ có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp vấn đề trục trặc về sức khỏe: viêm họng mãn tính, viêm bạch cầu cấp, viêm tuyến giáp, thậm chí nguy hiểm hơn có thể là ung thư vòm họng, hoặc một số bệnh khác. 

Đối với bệnh nhân bị u tuyến giáp, người bệnh thường có bướu to ở cổ di chuyển lên xuống liên tục còn xuất hiện cảm giác vướng víu ở cổ họng, đau cổ, khó nuốt, khó thở, giao tiếp khó khăn.

Khối u ở cổ xuất hiện

Khối u ở cổ bắt đầu xuất hiện với kích thước lớn

Xem thêm: 10 loại thực phẩm nên kiêng khi bị u tuyến giáp

2. Bị khàn giọng

Khi bị khàn giọng, người bệnh sẽ thấy có sự thay đổi bất thường về cao độ, âm lượng khi nói. Khi bị u tuyến giáp, khối u sẽ gây chèn ép lên các dây thần kinh thanh quản, nằm ngay phía sau tuyến giáp, vì thế bệnh nhân có dấu hiệu khàn giọng. 

Triệu chứng này thường là dấu hiệu của rất nhiều bệnh: viêm họng, viêm amidan, trào ngược dạ dày – thực quản, viêm thanh quản, sử dụng corticoid lâu dài, polyp thanh quản hoặc dấu hiệu ung thư vòm họng, thực quản. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn nên kiểm tra để biết chính xác tình trạng bệnh từ đó có cách khắc phục hiệu quả.

 Là một trong những dấu hiệu u tuyến giáp khó nhận biết nhất vì dễ bị nhầm tưởng với những dấu hiệu bệnh lý khác.

3. Xuất hiện hạch vùng cổ 

Đối với người bình thường, các hạch bạch huyết đều ở dạng chìm, không thể sờ cũng như quan sát bằng mắt được. Tuy nhiên, khi có bệnh, người bệnh có thể thấy các hạch ở vùng cổ nổi lên. Nổi hạch cổ là hiện tượng xuất hiện các khối nhỏ bằng hạt đậu hoặc kích cỡ lớn hơn trên cổ. Chỉ trong trường hợp hạch phải tăng cường hoạt động sản sinh dòng tế bào bạch cầu lympho cùng với kháng thể chống lại bệnh tật thì các hạch mới sưng to và nổi lên rõ. 

Nổi hạch là một trong những dấu hiệu của bệnh u tuyến giáp. Tuy nhiên, dấu hiệu này cũng rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác như: viêm nhiễm( lao hạch, giang mai, viêm họng, viêm tuyến nước bọt), bệnh bạch cầu cấp (Hodgkin, bệnh bạch cầu cấp, bạch cầu mạn), ung thu( ung thư hạch, di căn). 

Mặc dù vậy, hạch do u tuyến giáp có kích thước nhỏ, mềm, hay di động và thường mọc cùng phía với khối u. Để khẳng định, mình bị u tuyến giáp hay không, bạn nên tới bệnh viện ung bướu tiến hành làm xét nghiệm chẩn đoán mới có kết quả chính xác.

Xuất hiện ở hạch chạy dọc theo cổ

Xuất hiện các hạch ở cổ

Xem thêm: Bị hạch ở cổ có phải u tuyến giáp ác tính

4. Khó thở hoặc nuốt nghẹn 

Khối u tăng kích thước chèn đường thở, thực quản hoặc thòng vào lồng ngực kết quả là khiến bệnh nhân bị khó thở hoặc cảm giác tức nghẹn khi ăn. Dấu hiệu này của bệnh có thể dễ nhầm với bệnh trào ngược dạ dày, viêm thực quản, viêm họng, polyp hoặc ung thư thực quản, ung thư vòm họng… 

5. Giảm cân không rõ nguyên nhân 

Giảm cân không rõ nguyên nhân là một trong những triệu chứng điển hình của u tuyến giáp, thường xảy ra ở giai đoạn sau. Khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone, quá trình chuyển hóa trao đổi chất trong cơ thể diễn ra với tốc độ khá nhanh, dẫn đến lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi, đổ mồ hôi, sụt cân liên tục.

Giảm cân là biểu hiện rất nhiều bệnh phổ biến như stress, ung thư, tiểu đường, suy tuyến thượng thận, bệnh về đường tiêu hóa, có thể khiến bệnh nhân bị nhầm lẫn với u tuyến giáp.

6. Ho mạn tính

Nếu bạn bị ho liên tục, không dứt thường xuất hiện về ban đêm thì đó có thể là một dấu hiệu của bệnh u tuyến giáp, thường xuất hiện giai đoạn muộn khi kích thước khối u tăng lên, chèn ép vào đường thở. Ho mạn tính là triệu chứng chung của nhiều bệnh: bệnh về đường hô hấp: lao phổi, viêm phổi, xơ hóa phổi, hen suyễn, trào ngược dạ dày thực quản…

Ho liên tục kéo dài khiến người bệnh kho chịu

Ho liên tục kéo dài.

7. Cách kiểm tra u tuyến giáp 

Các triệu chứng điển hình của bệnh u tuyến giáp rất dễ nhầm lẫn với các căn bệnh khác. Vì thế, khi bạn xuất hiện một trong dấu hiệu kể trên, ngay lập tức tới chuyên khoa ung bướu để thăm khám và thêm các xét nghiệm để có kết quả chính xác nhất. Thông thường, khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư tuyến giáp, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu chẩn đoán ung thư tuyến giáp:

Xét nghiệm máu là phương pháp tốt nhất nhằm xem xét tuyến giáp có gặp vấn đề nào không. Các xét nghiệm bao gồm việc kiểm tra nồng độ của: TSH, T3, FT3, T4, FT4 hoặc một số kháng thể kháng tuyến giáp như Anti TG, Anti TPO cùng với Tg, Calcitonin. Trong đó, phương pháp định lượng nồng độ Calcitonin giúp bác sĩ chẩn đoán ung thư tuyến giáp chính xác nhất, đặc biệt là với ung thư biểu mô dạng tủy. Việc xét nghiệm đo lường T3 và TSH sẽ giúp chẩn đoán phân biệt ung thư tuyến giáp với bệnh bướu cổ, từ đó đưa ra được phác đồ điều trị thích hợp nhất.

  • Siêu âm tuyến giáp: 

Đây là phương pháp chẩn đoán đơn giản và cũng là phương pháp đầu tiên có thể thực hiện ở các phòng khám, bệnh viện có trang bị máy siêu âm. Siêu âm tuyến giáp là sử dụng sóng âm để quan sát hình ảnh tuyến giáp hiển thị trên màn hình:  giúp phát hiện, đánh giá tính chất, số lượng “hạt giáp” và hạch cổ (nếu có). Nếu số lượng “hạt giáp” lớn thì khả năng cao là bạn mắc u tuyến giáp. Tuy nhiên, phương pháp này không thể xác định được một khối u lành tính hay ác tính.

  • Xạ hình tuyến giáp: 

Xạ hình tuyến giáp là phương pháp hữu hiệu nhằm đánh giá hoạt động của tuyến giáp, đánh giá nhân tuyến giáp hay ung thư tuyến giáp. Để có thể  ghi nhận được hình ảnh của tuyến giáp trong cơ thể, các bác sĩ sẽ sử dụng dược chất phóng xạ l-131. 

Người bệnh sẽ được chỉ định dùng phóng xạ I-ốt (I131) với liều lượng rất nhỏ để kiểm tra sức hấp thu của tế bào tuyến giáp. Các chất phóng xạ này sẽ được bác sĩ quan sát và ghi lại bằng máy đo có hình ảnh, rồi căn cứ vào hình ảnh này để đánh giá vấn đề bất thường trong tuyến giáp cũng như tính chất của các khối nhân giáp.

  • Sinh thiết u tuyến giáp: 

Đây là phương pháp tiên tiến nhằm phân biệt khối u tuyến giáp lành tính hay ác tính, với độ chính xác lên tới 95%. Phương pháp này còn được biết đến với tên gọi chọc hút tế bào bằng kim nhỏ. 

Khi thực hiện, đầu tiên bác sĩ sẽ gây tê vùng cổ, sau đó lấy một chiếc kim rất nhỏ chọc vào tuyến giáp nhằm lấy ra một số tế bào và dịch trong nhân. Các tế nào và dịch được lấy ra sẽ được đem quan sát dưới kính hiển vi xem chúng có vấn đề gì không. 

Phương pháp này thường được chỉ định để xét nghiệm cho những bệnh nhân có kích thước nhân giáp lớn hơn 1cm, hoặc bệnh nhân có các nhân giáp có hình ảnh bất thường sau khi xạ hình hoặc siêu âm tuyến giáp.

  • Chụp cắt lớp: 

Chụp cắt lớp giúp bác sĩ chẩn đoán phân biệt giữa những thương tổn thể rắn với lỏng. Trong trường hợp di căn có tính chất chỉ điểm bằng làm rõ thương tổn có kích thước nhỏ (3-4 mm). Xét nghiệm này đặc biệt có lợi đối với trường hợp đã bão hòa I-ốt. 

  • Kiểm tra độ tập trung I-ốt: 

Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân sử dụng một lượng dung dịch I-ốt nhất định. Nếu kết quả cho thấy tuyến giáp có độ tập trung I-ốt cao thì có thể khẳng định bạn đang mắc bệnh cường giáp do sự sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp. Ngược lại, nếu độ tập trung I-ốt thấp, đó có thể là biểu hiện của suy giáp do tuyến giáp không sản xuất lượng hormone như mức bình thường.

Xem thêm: Chữa u tuyến giáp bằng diện chẩn có thực sự hiệu quả.

U tuyến giáp là bệnh lành tính có tiên lượng khá tốt. Tuy nhiên, bệnh gây ra nhiều sự khó chịu, ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt cũng như ngoại hình của người bệnh. Hi vọng thông tin trong bài viết đã giúp các bạn nắm rõ hơn về dấu hiệu u tuyến giáp cũng như cách chẩn đoán chính xác về bệnh u tuyến giáp, từ đó có biện pháp điều trị hiệu quả sớm nhất.

Rate this post
Tài liệu tham khảo
Trích dẫn
Bình luận Wordpress

Bình luận Facebook