Phẫu thuật u tuyến giáp là một phương pháp rất hiệu quả để điều trị dứt điểm bệnh U tuyến giáp. Theo thống kê của bộ Y tế Việt Nam 82% bệnh nhân U tuyến giáp ở giai đoạn đầu sử dụng phương pháp phẫu thuật và có tỉ lệ sống sau 5 năm gần như đạt 100%.
Bài viết này chỉ có 5 phần tóm lược lưu ý trong hầu hết các giai đoạn điều trị bệnh u tuyến giáp bằng phẫu thuật.
Nội dung bài viết
1. Khi nào cần tiến hành phẫu thuật u tuyến giáp
U tuyến giáp đa phần đều là các u lành, chỉ có khoảng 2-5% các u được phát hiện là ác tính. Hầu hết, các biểu hiện bên ngoài của u tuyến giáp không quá rõ ràng và rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý cảm cúm, đau họng thông thường. Bởi vậy, khi người bệnh phát hiện ra thì bệnh đã trở nặng. Tuỳ vào tình hình bệnh nhân và khối u, người bệnh được chỉ định có tiến hành phẫu thuật hay không.
Khối u quá lớn ảnh hưởng đến ngoại hình người bệnh
1.1. U tuyến giáp lành tính nhưng có kích thước lớn
Ở trường hợp này, người bệnh thường có các biểu hiện như:
- Bệnh nhân phát hiện có khối u trước cổ, có nổi hạch, u nhấp nhô chuyển động theo nhịp nuốt
- Có dấu hiệu khàn giọng, khó nuốt
- Khi siêu âm thấy rõ các khối u trước tuyến giáp
- Bệnh nhân chán ăn, sụt ký nhẹ
Nếu khối u lành tính không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, người bệnh có thể lựa chọn các phương pháp điều trị khác ngoài phẫu thuật. Bác sĩ có thể chỉ định điều trị theo dõi, sử dụng hormone, cắt đốt bằng sóng cao tần, dùng iod phóng xạ…
Tuy nhiên, các u có kích thước lớn cho thể gây chèn ép tới các cơ quan xung quanh cổ, lấn sang khí quản, thực quản gây ra một số vấn đề về chức năng của hai cơ quan này. Người bệnh có thể cảm thấy khó khăn trong việc ăn uống và nói chuyện nên thường được chỉ định phẫu thuật.
Thực tế, bác sĩ sẽ thường cố gắng không loại bỏ tuyến giáp, vì nếu phẫu thuật bệnh nhân sẽ phải uống các loại thuốc thay thế hormon tuyến giáp đến suốt đời.
Xem thêm: Vị trí u tuyến giáp chính xác là ở đâu
1.2. U tuyến giáp ác tính
Vị trí khối u khi mới xuất hiện
Với u ác tính bệnh nhân thường có các biểu hiện
- U có kích thước nhỏ
- Có hạch cứng và cố định trước vị trí của tuyến giáp
- Khó thở, khàn giọng
- Khó nuốt, khi nuốt thường bị đau
- Vùng da cổ có dấu hiệu sẫm màu hơn các vùng khác và có dấu hiệu lở loét
- Người bệnh có thể bị sụt cân nhanh chóng không rõ lý do
U tuyến giáp ác tính thường được chỉ định mổ ngay, nhất là khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn đầu, khi tế bào ung thư chưa di căn. Khi này, phẫu thuật sẽ loại bỏ khối u khá triệt để, giúp tránh tình trạng ung thư di căn lan sang các cơ quan khác như gan, phổi và gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn.
Những thông tin trên đây mang tính chất tham khảo, cụ thể từng trường hợp phải dưới sự chỉ đạo của bác sĩ. Vì vậy, bạn cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra chẩn đoán và để phương hướng điều trị chính xác nhất.
2. 5 bệnh viện phẫu thuật u tuyến giáp tốt nhất
2.1. Bệnh viện Bạch Mai
Trong số các bệnh viện lớn trên cả nước, bệnh viện Bạch Mai là một địa chỉ điều trị ung thư tuyến giáp cực kỳ uy tín và chất lượng. Bệnh viện Bạch Mai sở hữu đội ngũ y bác sĩ có kiến thức chuyên môn cao, tay nghề vững chắc và rất có tâm với nghiệp y. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của bệnh viện cũng rất đảm bảo và hệ thống máy móc hỗ trợ điều trị luôn ở tình trạng tốt nhất, giúp người bệnh điều trị bệnh tích cực nhất.
Bệnh viện Bạch mai hiện có hai cơ sở
- Cơ sở 1: Bệnh viện Bạch Mai – Số 78 Đường Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
- Cơ sở 2 : thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Bệnh viện Bạch Mai chuyên điều trị U tuyến giáp
2.2. Bệnh viện K
Viện K là đơn vị y tế công lập đầu ngành chuyên điều trị tất cả các bệnh về Ung bướu tại nước ta. Tại bệnh viện K, người bệnh luôn được điều trị bởi các bác sĩ có tay nghề cao và chuyên môn tốt. Viện K cũng là nơi đầu tiên sáng tạo và ứng dụng thành công phương pháp mổ cắt u tuyến giáp qua đường miệng, làm giảm thiểu tối đa biến chứng và không hề để lại sẹo ngoài da.
Bệnh viện K hiện nay có 3 cơ sở chính để phục vụ cho công tác khám và chữa bệnh của bệnh nhân
- Cơ ở Quán sứ: 43 Quán Sứ, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Cơ sở Tân Triều: 30 đường Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
- Cơ sở Tam Hiệp: Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
2.3. Bệnh viện U bướu Đà Nẵng
Bệnh viện U bướu Đà Nẵng là một địa chỉ uy tín mà các bệnh nhân khu vực miền Trung có thể đến khám và điều trị ung thư tuyến giáp tại đây. Bệnh viện được trang bị hệ thống thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn kỹ thuật cao luôn đảm bảo an toàn cho từng bệnh nhân.
Bệnh viện U bướu Đà Nẵng đã rất thành công trong việc chữa trị hoàn toàn và kéo dài tuổi sống cho hàng nghìn bệnh nhân ung thư tuyến giáp đến khám và chữa bệnh nơi đây.
Địa chỉ: Tổ 78, phường Hoà Minh, quận liên Chiểu, Tp Đà Nẵng.
2.4. Bệnh viện Từ Dũ
Nếu bạn ở khu vực phía Nam thì bệnh viện Từ Dũ là địa chỉ đáng tin cậy nhất để bạn điều trị ung thư tuyến giáp. Với hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, bệnh viện Từ Dũ đưa ra các kết quả chẩn đoán cực kỳ chính xác, nhờ đó các bác sĩ có thể đưa các phác đồ điều trị phù hợp nhata.
Đội ngũ y bác sĩ với tay nghề cao, đảm bảo về kỹ thuật phẫu thuật giúp hạn chế tối đa các biến chứng bất thường cho người bệnh. Bệnh viện Từ Dũ đã hoàn thành sứ mệnh chữa trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp.
Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, Quận 1, Tp.HCM
2.5. Bệnh viện U Bướu Hồ Chí Minh
Bệnh viện Ung bướu
Bệnh viện ung bướu HCM là địa chỉ không còn quá xa lạ với các bệnh nhân khu vực phía Nam. Bệnh viện đặc biệt có thế mạnh về các bệnh nội tiết, ung bướu. Bệnh viện U bướu TPHCM đang không ngừng cố gắng nâng cấp cải thiện các trang thiết bị máy móc, đồng thời nâng cao chuyên môn của các bác sĩ nhằm đem đến hiệu quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân u tuyến giáp.
Bệnh viện hiện có 4 cơ sở:
- Cơ sở 1:Số 3 Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh
- Cơ sở 2: Số 6 Nguyễn Huy Lượng, Phường 7, Quận Bình Thạnh
- Cơ sở 3: Số 47 Nguyễn Huy Lượng, Phường 7, Quận Bình Thạnh
- Cơ sở 4: Đường D400, Ấp Cây Dầu, Phường Tân Phú, Quận 9
3. 2 phương pháp phẫu thuật u tuyến giáp
Hai phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định trong điều trị u tuyến giáp là mổ thường và mổ nội soi với nhiều ưu nhược điểm khác nhau.
3.1. Phẫu thuật u tuyến giáp – Mổ thường
Bên trong phòng phẫu thuật u tuyến giáp
Mổ thường là phương pháp thường được chỉ định điều trị u tuyến giáp vì có chi phí hợp lý, nhanh chóng loại bỏ các u ác tính giúp phòng ngừa di căn hiệu quả.
Với phương pháp mổ thường, bác sĩ sẽ dùng dao rạch lên vùng cổ ngay tuyến giáp và tiến hành bóc tách tuyến giáp theo dự định, sau đó khâu miệng vết thương lại là hoàn thành. Tuy nhiên, phẫu thuật thường thường để lại sẹo gây mất thẩm mỹ vùng cổ cho người bệnh. Phương pháp này cũng có thể để lại một số biến chứng nguy hiểm như
- Chảy máu vùng cổ, có thể gây bướu máu
- Nhiễm trùng vùng phẫu thuật
- Thay đổi giọng nói (khàn tiếng) do tổn thương thần kinh quặt ngược thanh quản
- Suy tuyến cận giáp
- Suy giáp
3.2. Phẫu thuật u tuyến giáp – Mổ nội soi
Mổ nội soi u tuyến giáp
Mổ nội soi điều trị u tuyến giáp thường đòi hỏi nhiều thiết bị hiện đại và kỹ thuật hơn. Bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường dưới da khoảng 2-3cm tại hõm nách hoặc ngực để tiến hành phẫu thuật nội soi. Ưu điểm cực lớn của phương pháp này là không để lại sẹo gây mất thẩm mỹ cũng như ít gây tổn thương, xâm lấn ít, ít đau đớn, thao tác đơn giản.
Mổ nội soi u tuyến giáp thường ít gây ra biến chứng hơn. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có thể khiến người bệnh bị khàn giọng, mất tiếng, hạ canxi máu hoặc suy giáp nhẹ.
4. Những thay đổi sau khi phẫu thuật u tuyến giáp
Sau khi phẫu thuật,
4.1. Thay đổi giọng nói
Trên cổ có hai dây thanh quản, đó là dây thanh quản quặt ngược và nhanh ngoài của dây thần kinh thanh quản trên. Tuyến giáp lại nằm sát cơ quan khí quản trên cổ. Vì vậy, trong quá trình phát triển u tuyến giáp có thể xâm lấn và chèn áo khí quản gây khàn giọng, khó nuốt.
Khi tiến hành phẫu thuật, nếu không cẩn thận có thể làm tổn thương dây thanh quản quặt ngược, gây hiện tượng sưng tấy, phù nề cơ quan này khiến người bệnh khàn giọng, mất tiếng. Biến chứng này có thể gây tổn thương vĩnh viễn 1%. Vì vậy, những người có công việc cần liên quan đến giọng nói như ca sĩ, giáo viên cần được tư vấn kỹ trước phẫu thuật.
4.2. Chứng tetani
Chứng tetani được biểu hiện bằng các dấu hiệu như ngón tay ngón chân co quắp, quặp ngược có thể kèm theo hiện tượng khó thở, ngạt thở vô cùng nguy hiểm. Đây có thể là hậu quả do quá trình phẫu thuật bác sĩ đã vô tình làm tổn thương hoặc cắt bỏ nhầm tuyến cận giáp.
Tuy nhiên, chứng tetani có thể điều trị bằng cách tiêm clorua vào tĩnh mạch, rồi sau đó bổ sung thêm canxi và vitamin D2 vào cơ thể.
4.3. Suy giáp
Suy giáp là tình trạng giảm chức năng tuyến giáp do sau phẫu thuật cơ thể bị thiếu các hormon T3, T4 trong quá trình trao đổi chất. Khi phẫu thuật cắt bỏ u tuyến giáp, chắc chắn tuyến giáp sẽ bị tổn thương hoặc bị loại bỏ một số phần, dẫn tới việc tuyến giáp không thể phục vụ được hoạt động của cơ thể. Biểu hiện của suy giáp thường thấy là
- Ăn không ngon
- Da lạnh bất thường, xanh xao
- Trí nhớ giảm sút
- Đau khớp hoặc cỡ
- Giọng trầm và khàn
- Khó thở, thay đổi nhịp tim
Suy giáp kéo dài có thể gây nguy hiểm cho người bệnh vfa gây ra các biến chứng như phù nề toàn thân, lưỡi sung lớn, xuất hiện các lớp dùng khiến tay chân mặt bị xù xì.
Xem thêm: Phẫu thuật u tuyến giáp ảnh hưởng đến Nam giới như thế nào
5. Lưu ý sau phẫu thuật
Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần chú ý chăm sóc sức khỏe đúng cách để cơ thể có thể nhanh chóng phục hồi.
5.1. Kiêng những thực phẩm gì?
Ăn nhiều hoa quả, rau xanh có thể cải thiện quả trình điều trị bệnh
Để việc mổ u tuyến giáp có hiệu quả, người bệnh cần kết hợp thay đổi chế độ ăn uống. Bệnh nhân mổ tuyến giáp cần kiêng ăn một số thực phẩm
- Đồ ăn cứng, khô
Lúc này, cơ quan tuyến giáp còn yếu, thực quản còn đang bị ảnh hưởng khiến việc nuốt gặp khó khăn, đồng thời khả năng hấp thụ của cơ thể cũng kém. Vì vậy giai đoạn này nên ưu tiên ăn các món nước, món loãng và hạn chế ăn thực phẩm khô, cứng.
- Rượu bia và các chất kích thích không những không tốt cho sức khỏe mà còn gây cản trở sự sản sinh các hormon tuyến giáp khiến bệnh nặng hơn.
- Đậu nành và rau cải có chứa nhóm chất goitrogens làm ngăn cản quá trình sản sinh hormon tuyến giáp của cơ thể
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ và đường cũng là thực phẩm nên hạn chế trong quá trình điều trị u tuyến giáp vì chúng gây khó tiêu, đồng thời khiến người bệnh tăng cân do hoạt động chuyển hoá năng lượng kém.
- Thực phẩm giàu iod do gây cản trở sự hình thành hormon tuyến giáp của cơ thể.
5.2. Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật
Quá trình chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật rất quan trọng trong quá trình phục hồi sức khỏe cũng như điều trị dứt điểm bệnh. Bệnh nhân sau phẫu thuật nên ưu tiên ăn các thực phẩm bổ dưỡng được chế biến chính dưới dạng mềm, lỏng để dễ ăn. Đồng thời bệnh nhanh cần tăng cường nghỉ ngơi để mau chóng phục hồi sức khỏe.
Bệnh nhân nên thay băng gạc che phủ vết mổ mỗi ngày hoặc theo đúng chỉ định từ bác sĩ. Nếu xuất viện sớm, người bệnh có thể đến với các các trung tâm ý tế để được hỗ trợ việc thay bằng. Sau từ 7- 10 ngày, người bệnh có thể xuất viện. Tái khám sau 1 tháng phẫu thuật để kiểm tra tình trạng bệnh.
Xem thêm: Xạ trị u tuyến giáp có ưu điểm gì khi so sánh với phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật u tuyến giáp sẽ đem lại tiên lượng điều trị tốt cho các bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp. Qua bài viết này hy vọng đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích về phương pháp điều trị u tuyến giáp này.