9+ thông tin về u tuyến giáp ở nam giới bạn cần biết

U tuyến giáp ở nam giới là một rối loạn nội tiết không thường gặp ở nam giới. Bộ Y tế thống kê chỉ có 20% Nam giới là mắc bệnh này so với 80% là Nữ giới. Tuy nhiên Nam giới thường chủ quan không để ý những triệu chứng bệnh cho nên thường thăm khám phát hiện khi u tuyến giáp đã phát triển thành các tế bào ung thư. Có tỷ lệ chữa khỏi thành công là rất thấp.

Bài viết này là do một người đàn ông viết.

1. Nguyên nhân gây u tuyến giáp ở nam giới 

Tỷ lệ mắc u tuyến giáp ở nữ giới cao hơn nam giới nhiều lần. Tuy nhiên, nam giới có thể bị mắc u tuyến giáp vì những nguyên nhân sau đây:

đàn ông trung tuổi thường dễ mặc bệnh u tuyến giáp hơn

  • Có bệnh tự miễn: Một tình trạng được gọi là bệnh Graves là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh cường giáp cho nam giới. Graves khiến hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào tuyến giáp khỏe mạnh khiến nó sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp.
  • Tuổi cao: Mặc dù có thể hình thành ở mọi lứa tuổi nhưng nam giới độ tuổi từ 50 – 60 là có khả năng bị u tuyến giáp cao nhất.
  • tiền sử bị các bệnh liên quan đến tuyến giáp như viêm tuyến giáp, bất kỳ điều kiện nào gây viêm tuyến giáp.
  • Dùng thuốc: Một số loại thuốc như interferon, amiodarone có thể gây ra tổn thương tế bào tuyến giáp và dẫn tới các vấn đề về bệnh.
  • Di truyền: Tình trạng u tuyến giáp có một thành phần di truyền, đặc biệt là khi nói về bệnh Hashimoto. Cha mẹ có tình trạng u tuyến giáp cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn.

Các nguyên nhân khác bao gồm:

  • Các nốt, là cụm bất thường của các tế bào tuyến giáp trong tuyến giáp.
  • Bệnh Plummer, còn được gọi là bướu cổ độc hại.
  • Quá nhiều iốt từ thuốc hoặc chế độ ăn uống

2. Ảnh hưởng của u tuyến giáp đến nam giới 

U tuyến giáp gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe và khả năng tình dục của nam giới. Các ảnh hưởng của u tuyến giáp đến nam giới có thể kể tới như:

Hói đầu mà một trong các dấu hiệu của bệnh u tuyến giáp ở Nam Giới

  • Gây hói đầu: Tóc có thể thô, rụng tóc là phổ biến do tốc độ di chuyển của tế bào chậm hơn, giảm lưu lượng máu và tiếp cận với các chất dinh dưỡng. Tóc mỏng, khó mọc thường phổ biến hơn ở bệnh suy giáp so với những người có tuyến giáp hoạt động quá mức. Ngoài ra, nam giới cũng thấy móng tay trở nên giòn và dễ gãy hơn.
  • Giảm khối lượng cơ bắp: Tăng mức độ của một enzyme gọi là creatine kinas khi u tuyến giáp phát triển có thể là nguyên nhân dẫn tới giảm khối lượng cơ bắp. Các triệu chứng có thể bao gồm yếu, chuột rút và đau cơ.
  • Gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Quá nhiều hoặc quá ít hormone tuyến giáp có thể can thiệp vào chức năng lành mạnh của các tế bào Leydig, giúp sản xuất và tiết ra testosterone. Từ đó, u tuyến giáp có thể gây ra các rối loạn về khả năng sinh sản như: 
  • Rối loạn cương dương: Cả hai rối loạn tuyến giáp hoạt động quá mức và kém hoạt động có thể ảnh hưởng đến chức năng cương dương, mặc dù suy giáp có xu hướng liên quan phổ biến hơn.
  • Giảm ham muốn tình dục: Khoảng 48 – 77% nam giới mắc cường giáp và 59 – 63% nam giới bị suy giáp có rối loạn chức năng tình dục.
  • Xuất tinh sớm: Thường gặp với nam giới bị cường giáp.
  • Giảm chất lượng tinh trùng: Bệnh cường giáp cũng ảnh hưởng đến các tế bào tinh trùng, dẫn đến giảm mật độ và khả năng vận động của tinh trùng. Nó thậm chí có thể ảnh hưởng đến hình dạng hoặc hình dạng thực tế của tinh trùng.

3. Tỷ lệ mắc u tuyến giáp ở nam giới

Sự khác biệt về cấu tạo cơ thể ở mặt giải phẫu cùng với các chức năng sinh lý khác biệt của nam và nữ là nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc u tuyến giáp có sự khác biệt. So với nữ tới thì nam giới có tỷ lệ mắc u tuyến giáp thấp hơn. Tỷ lệ mắc bệnh về tuyến giáp tăng lên theo tuổi và thường gặp nhiều ở phụ nữ (5 nữ/1 nam). Tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp của nữ giới cao hơn nam giới 15-20 lần. Nữ giới trong suốt cuộc đời phải trải qua nhiều biến động về nội tiết tố hơn nam giới. Cơ thể nữ giới có nhiều yếu tố nguy cơ khi tiếp xúc với các hormone ngoại sinh như thuốc tránh thai, căng thẳng, mất ngủ, lo âu,… Chính điều đó đã khiến bệnh u tuyến giáp phổ biến hơn ở nữ giới.

4. Dấu hiệu và triệu chứng u tuyến giáp

Các dấu hiệu và triệu chứng u tuyến giáp có thể không giống nhau với từng người bệnh. Tuy nhiên, các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến bao gồm:

Tăng cân bất thường là dấu hiệu của u tuyến giáp

Tăng cân bất thường là dấu hiệu của bệnh u tuyến giáp ở nam giới

  • Cân nặng thay đổi: Bạn có thể bị tăng giảm cân bất thường do sự thay đổi nhanh chóng của các hormone trong cơ thể.
  • Tâm trạng dễ thay đổi: Người bị u tuyến giáp sẽ thấy tâm trạng có sự thay đổi thất thường. Bệnh nhân dễ cáu gắt, trầm cảm, lo âu quá mức.
  • Huyết áp tăng: Hormone ở tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến vấn đề tim mạch khiến tăng giảm nhịp tim bất thường và sức bơm máu khiến huyết áp tăng.
  • Hay táo bón: U tuyến giáp dẫn đến giảm nhu động ruột hoặc làm chậm các cơn co thắt ruột giúp di chuyển chất thải của bạn qua đường tiêu hóa và ra khỏi cơ thể. Co thắt ruột chậm có thể dẫn đến táo bón.
  • Da khô nứt nẻ: Nồng độ hormone tuyến giáp thấp hơn sẽ làm tổn thương tuyến mồ hôi và gây ra sự rối loạn trong chu kỳ phát triển và thay thế của da. Đây là lý do tại sao nam giới mắc u tuyến giáp thường bị bong tróc, nứt nẻ và khô da. 
  • Có thể nhìn thấy phần sưng ở cổ.
  • Khó thở, nghẹt thở hoặc khó nuốt.
  • Ho mãn tính – dấu hiệu thường thấy ở Nam giới có thói quen hút thuốc lá.

Xem thêm: U tuyến giáp thùy trái có biểu hiện như thế nào

5. Quá trình phát triển của u tuyến giáp ở nam giới

Ở giai đoạn đầu, u tuyến giáp rất khó để phát hiện vì có kích thước nhỏ và những triệu chứng không rõ rệt. Khi mới bắt đầu, u tuyến giáp phát triển ở trong tuyến giáp, có thể lệnh về thùy phải hoặc thùy trái. 

Nếu không được phát hiện và chữa trị đúng cách, kích thước khối u sẽ tăng dần lên. Người bệnh có thể sờ thấy khối u cứng ở cổ hoặc cảm nhận sự gồ ghề ở vùng cổ có tuyến giáp. Khi nuốt có thể có cảm giác vướng víu vùng cổ, khó nuốt.

Trường hợp là u ác tính, người bệnh sẽ thấy khối u ngày càng to và có thể di chuyển được lên xuống khi nuốt. Có thể xuất hiện hạch to ở cổ do khối u chèn ép và làm cho dây thần kinh cổ bị ảnh hưởng. 

6. Cách kiểm tra và phát hiện u tuyến giáp 

Để kiểm tra phát hiện u tuyến giáp ở nam giới, bác sĩ sẽ thực hiện một số phương pháp khám, xét nghiệp gồm:

  • Khám sức khỏe: Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện 1 số động tác như nuốt để xem có khối u tuyến giáp di chuyển lên xuống hay không. Bác sĩ sẽ kiểm tra một số dấu hiệu của cường giáp như nhịp tim đập nhanh, tăng phản xạ, run tay. Các triệu chứng của suy giáp như da khô, phù mặt, nhịp tim chậm,…
  • Xét nghiệm: Bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm những hormone do tuyến giáp tiết ra trong máu bằng cách đo định lượng thyroxine, triiodothyronine. Hormone kích thích tuyến giáp được tiết ra bởi tuyến yên cũng được xét nghiệm để xem là tình trạng suy giáp hay cường giáp.
  • Siêu âm: Sử dụng sóng âm thanh với tần số cao để tạo ra hình ảnh. Phương pháp này sẽ cung cấp thông tin về cấu trúc hoặc hình dạng của các khối u nhỏ. Siêu âm sẽ giúp phân biệt cấu trúc dạng nang với u đặc hoạt giúp xác định sự có mặt của đa nhân trong tuyến giáp hay không. 
  • Sinh thiết: Bác sĩ sẽ thực hiện sinh thiết bằng lõi kim nhỏ để xác định có tế bào ung thư hay không. Sinh thiết còn phân biệt được u tuyến giáp là lành tính hay ác tính. Bác sĩ sẽ sử dụng kim rất nhỏ chèn vào trong niêm mạc để lấy mẫu tế bào. Trước đó, bác sĩ sẽ siêu âm để định hướng đặt kim. Mẫu sinh thiết sẽ được gửi đi phân tích để ra kết quả.
  • Kiểm tra độ tập trung i-ốt: Phương pháp này thực hiện để xác định độ tập trung i-ốt từ đó xác định bệnh là suy giáp hay cường giáp. Sau khi cho bệnh nhân sử dụng 1 lượng dung dịch i-ốt nhất định, nếu cường giáp, độ tập trung i-ốt sẽ cao. Ngược lại, nếu là suy giáp, độ tập trung i-ốt sẽ thấp.

7. Phương pháp điều trị u tuyến giáp

Để điều trị u tuyến giáp phải dựa vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Các phương pháp điều trị u tuyến giáp ở nam giới phổ biến là:

  • Theo dõi: Nếu kết quả kiểm tra u tuyến giáp là lành tính, bạn có thể không phải áp dụng phương pháp can thiệp nào. Bệnh nhân chỉ cần được đánh giá lâm sàng và làm các xét nghiệm chức năng tuyến giáp theo thời gian khám định kỳ. Nếu khối u tuyến giáp có kích thước lớn ban đầu, bác sĩ có thể yêu cầu sinh thiết lại. 
  • Sử dụng thuốc: Điều trị u tuyến giáp có thể dùng các loại thuốc được chỉ định. Cung cấp thêm hormone tuyến giáp giúp tuyến yên sản sinh ra ít TSH hơn. Thuốc thường được sử dụng là: levothyroxine (Levoxyl®, Synthroid®,…)
  • Phẫu thuật: Khối u tuyến giáp có thể được chỉ định phẫu thuật trong trường hợp nó lớn và chèn vào đường thở, ống thực quản gây khó thở và khó nuốt. Phẫu thuật cũng được áp dụng với các bệnh nhân có đa nhân, nhân lớn.
  • Đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần: Phương pháp này có tác dụng làm giảm kích thước và số lượng u lành tính và không làm ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp.
  • Điều trị bằng i-ốt phóng xạ: Phương pháp này phá hủy các tế bào tạo nên tuyến giáp và giảm kích thước khối u. Phương pháp này không được khuyến khích sử dụng cho các bệnh nhân nguy cơ cao ung thư tuyến giáp.

Xem thêm: Nên chọn xạ trị u tuyến giáp hay phẫu thuật u tuyến giáp

8. Địa chỉ chữa u tuyến giáp

U tuyến giáp được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ có chuyển biến tích cực. Bạn nên tìm đến các bệnh viện uy tín, có chuyên môn để được chăm sóc đúng cách nhất. Những bệnh viện có thể chữa u tuyến giáp cho bạn tham khảo là:

Bệnh viện K

Bệnh viện K là một trong những cơ sở hàng đầu cả nước có thể điều trị bệnh u tuyến giáp. Bệnh viện có đội ngũ giáo sư, tiến sĩ đầu ngành giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, đầy đủ, đáp ứng mọi nhu cầu chữa bệnh của người dân.

Cơ ở Quán sứ: 

  • Địa chỉ: 43 Quán Sứ, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại: 0904 748 808, 0904 592 017
  • Website: benhvienk@bvk.org.vn

Cơ sở Tân Triều: 

  • Địa chỉ: 30 đường Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
  • Điện thoại: 0936 238 808
  • Website: benhvienk@bvk.org.vn

Cơ sở Tam Hiệp: 

  • Địa chỉ: Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
  • Điện thoại: 0904 690 818
  • Website: benhvienk@bvk.org.vn

Bệnh viện Bạch Mai 

Bệnh viện Bạch Mai có bề dày lịch sử và kinh nghiệm hơn 100 năm, là địa chỉ tin cậy cho bệnh nhân đến điều trị u tuyến giáp. Bệnh viện đang trang bị rất nhiều máy móc hiện đại đến phục vụ cho công tác khám chữa bệnh.

  • Địa chỉ: Số 78 Đường Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
  • Tel: 844 3869 3731 
  • Fax : 844 3869 1607

Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Bệnh viện nội tiết trung ương chuyên điều trị các bệnh về nội tiết và rối loạn chuyển hóa trong đó có u tuyến giáp. Người bệnh sẽ được điều trị bởi đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm, đầu ngành trong lĩnh vực này.

  • Địa chỉ: Ngõ 215 Đường Ngọc Hồi, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội 
  • Giờ: Mở cả ngày
  • Điện thoại: 024 3853 3527

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Bệnh viện có đội ngũ giáo sự, bác sĩ, tiến sĩ có chuyên môn cao, được đào tạo bài bản. Hệ thống trang thiết bị nhập từ nước ngoài đảm bảo hỗ trợ tốt nhất cho người bệnh.

  • Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội 
  • Điện thoại: 024 6278 4126
  • Website: http://benhvien108.vn

Bệnh viện Chợ Rẫy

Bệnh viện Chợ Rẫy là cơ sở khám chữa bệnh hàng đầu khu vực miền Nam. Bệnh viện thành lập năm 1900. Cho đến nay, bệnh viện đã phát triển với nhiều trang thiết bị hiện đại và là một trong những bệnh viện lớn nhất Đông Nam Á. Sự kết hợp giữa đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và trang thiết bị hiện đại đã giúp nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

  • Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 028 3855 4137
  • Website: http://choray.vn/

9. Hình ảnh u tuyến giáp ở nam giới

Hình ảnh tuyến giáp bình thường

U tuyến giáp bình thường ở nam giới

U tuyến giáp bình thường ở nam giới

Hình ảnh u tuyến giáp

U tuyến giáp lành tính phát triển

Khối u tuyến giáp phát triển

Biểu hiện của u tuyến giáp ở nam giới

Biểu hiện bệnh u tuyến giáp ở nam giới

Xem thêm: Vị trí u tuyến giáp chính xác là ở đâu

10. Cách phòng chống u tuyến giáp ở nam giới

Để phòng chống u tuyến giáp ở nam giới, cần kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Một số lời khuyên để nam giới tránh được nguy cơ u tuyến giáp là:

  • Có chế độ ăn uống phù hợp, tránh xác các thực phẩm không tốt cho tuyến giáp như:
  • Sản phẩm từ đậu nành: Thực phẩm từ đậu nành chứa nhiều isoflavone – chất này có khả năng cản trở quá trình tạo hormone của tuyến giáp.
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Các loại thực phẩm như khoai tây chiên, gà rán, xúc xích,… chứa lượng calo, chất béo và nhiều chất phụ gia không tốt cho cơ thể. Ăn các loại thực phẩm này sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất Thyroxin của tuyến giáp.
  • Thực phẩm giàu Glutein: Loại thực phẩm này ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây ra phản ứng miễn dịch tự động. Nó có thể làm tăng nguy cơ mắc suy giáp, cường giáp. Chúng có nhiều trong lúa mì, lúa mạch, bánh ngọt, bánh quy,…
  • Không hút thuốc lá, uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao: Các bài tập luyện phù hợp được thực hiện đều đặn giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật.
  • Ngủ đủ giấc, không thức khuya.

U tuyến giáp ở nam giới không phổ biến nhưng hoàn toàn có thể gặp phải. Anh em nên chú ý đừng chủ quan trước khỏe của mình nhé.

Rate this post
Tài liệu tham khảo
Trích dẫn
Bình luận Wordpress

Bình luận Facebook