Tổng hợp 7 cách chữa u tuyến giáp hiệu quả từ xưa đến nay

Bệnh u tuyến giáp tuy không quá nghiêm trọng nhưng nếu không có biện pháp chữa u tuyến giáp hiệu quả. Bệnh sẽ phát triển thành ung thư tuyến giáp hoặc kích thước khối u phát triển lớn gây mất thẩm mỹ người bệnh. Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Bài viết này, tổng hợp tất cả các phương pháp chữa bệnh u tuyến giáp hiệu quả nhất. 

Xem thêm:

1. Sử dụng đông y chữa u tuyến giáp

Tâm lý chung của người dân Việt Nam mình thường có quan niệm, khi mắc phải một căn bệnh nào đó người ta thường tìm đến những phương pháp điều trị bằng đông y đầu tiên. Đối với bệnh nhân bị u tuyến giáp cũng vậy, họ thường sử dụng những bài thuốc đông y để chữa u tuyến giáp và các thực phẩm như: cải bó xôi, tảo bẹ, dầu dừa, nghệ, muối ăn… để hỗ trợ chữa trị u tuyến giáp.

Thuốc đông y chữa bệnh u tuyến giáp

Một số bài thuốc chữa trị u tuyến giáp

Theo nghiên cứu dược tính thuốc của các nhà khoa học, nhiều vị thuốc đông y có chứa các thành phần tốt, có tác dụng tiêu u hiệu quả. Nếu người bệnh kiên trì sử dụng kết hợp chăm sóc sức khỏe tốt và thăm khám thường xuyên, thì khả năng chữa khỏi u lành là khá cao. Tại Việt Nam, đã có nhiều trường hợp người bệnh chữa khỏi u lành, u tuyến giáp bằng cách sử dụng các bài kinh nghiệm sử dụng Đông y. 

2. Sử dụng tây y chữa u tuyến giáp

Ngày nay, với công nghệ khoa học phát triển, các loại thuốc tây y chữa u tuyến giáp hoặc những phương pháp sử dụng công nghệ hiện đại đang ngày càng được nhiều bệnh nhân lựa chọn vì nó đem lại hiệu quả cao trong công tác điều trị và ngăn ngừa khối u phát triển.

2.1. 3 loại thuốc điều trị bệnh

Tùy theo mức độ sản sinh hoocmon của tuyến giáp, các bệnh lý tuyến giáp được phân thành 3 loại là cường giáp, nhược giáp và bình giáp, tương ứng với đó là các loại thuốc điều trị khác nhau:

Thuốc tây điều trị u tuyến giáp

Sử dụng thuốc Tây trong điều trị mang lại kết quả nhanh và rõ ràng hơn

Thuốc điều trị cường giáp:

  • Nhóm thuốc kháng giáp (antithyroid drugs) như propylthiouracil, methylthiouracil, carbimazol …Cơ chế hoạt động của nhóm thuốc này là ức chế enzyme thyroperoxidase, ngăn chặn sự iod hóa các gốc tyrosin của thyroglobulin và sự kết hợp các Iodotyrosine với nhau, đây là bước quan trọng để tổng hợp nên T3 và T4, do đó làm giảm sự sản sinh ra các hoóc-môn tuyến giáp
  • Nhóm thứ hai là nhóm thuốc chẹn beta ( blocker) như Propranolol, Metoprolol… được sử dụng để làm giảm các triệu chứng do cường giáp gây ra như: nhịp tim nhanh, căng thẳng hồi hộp, run cơ…

Thuốc điều trị nhược giáp:

  • Levothyroxin là một chế phẩm tổng hợp của Thyroxin, được sử dụng để bổ sung sự thiếu hụt các hoóc-môn tuyến giáp trong điều trị nhược giáp.

Thuốc điều trị bình giáp:

  • Bình giáp là một dạng bướu cho nên bổ sung muối iốt trong khẩu phần ăn hàng ngày là biện pháp phòng ngừa hiệu quả bướu giáp đơn thuần.

2.2. 2 phương pháp hiện đại khác

Ngoài các phương pháp chữa u tuyến giáp bằng đông y và các loại thuốc tây y, hiện nay với nền y học hiện đại phát triển đã ra đời các phương pháp khác chữa u tuyến giáp như:

  • Hóa trị: Hóa trị không phải là phương pháp phổ biến trong điều trị ung thư tuyến giáp, nó chỉ được sử dụng để điều trị ung thư tuyến giáp giai đoạn lan rộng mà không đáp ứng được với điều trị iốt phóng xạ. Ngoài ra, hóa trị là phương pháp điều trị ung thư toàn thân, sử dụng thuốc chống ung thư, hoặc gây độc tế bào để tiêu diệt hoặc làm chậm sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Hóa trị là một liệu pháp có hệ thống, thuốc đi qua máu và tiếp cận, đồng thời tiêu diệt các tế bào ung thư lây lan trên cơ thể, bao gồm cả những tế bào ung thư bị vỡ ra từ khối u nguyên phát ở tuyến giáp. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc, liều lượng của hóa trị.
  • Xạ trị: Xạ trị ung thư tuyến giáp là phương pháp sử dụng các tia năng lượng cao như tia X, hạt proton, electron hoặc I ốt phóng xạ để tiêu diệt các khối u ác tính tại tuyến giáp hoặc các khu vực di căn. Trước khi tiến hành xạ trị, các bác sĩ sẽ phải tính toán cẩn thận lượng chiếu xạ vào cơ thể để đảm bảo vừa đủ để tiêu diệt khối u và không gây hại tới các mô lành xung quanh.

Xạ trị chữa trị u tuyến giáp

Xạ trị chữa khỏi bệnh u tuyến giáp

Ngoài ra, còn có một số phương pháp khác như đốt sóng cao tần, nội khoa hay phẫu thuật… cũng là những cách chữa u tuyến giáp được nhiều bệnh nhân lựa chọn.

Các biện pháp này được sử dụng để điều trị u tuyến giáp ác tính – tức u đã phát triển thành ung thư. Ung thư tuyến giáp tiến triển nhanh, phức tạp và gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe hơn rất nhiều so với các loại u lành. Do đó mà việc điều trị diễn ra cũng dài hơn và phức tạp hơn.  

3. Ưu điểm, nhược điểm khi sử dụng các phương pháp chữa u tuyến giáp.

Một khi đã mang trong mình bệnh u tuyến giáp thì bệnh nhân và người nhà bệnh nhân dù có lựa chọn chữa u tuyến giáp bằng phương pháp nào cũng  đều có ưu – nhược riêng của từng biện pháp một:

3.1 Ưu điểm.

Ưu điểm của phương pháp sử dụng đông y chữa u tuyến giáp:

  • Do là những thảo dược tự nhiên nên chúng khá lành và ít gây tác dụng phụ lên cơ thể bệnh nhân nên người bệnh và người nhà bệnh nhân có thể an tâm sử dụng.
  • Dễ tìm, dễ thực hiện: Vì nó hoàn toàn là các thảo dược cũng như những loại được sử dụng như là nguyên liệu chế biến các món ăn cho nên rất phổ biến, có nhiều và thông dụng.
  • Ít tốn kém: Biện pháp đông y này là phương pháp ít gây tốn kém nhất trong tất cả các phương pháp chữa u tuyến giáp hiện nay, nó chiếm một số tiền không đáng kể vì nguyên liệu của các bài thuốc đều là những thứ có  được trong tự nhiên và chỉ mất chút công sức để tìm và điều chế nó.
  • Dễ sử dụng: nếu là các thang thuốc thì chỉ cần sắc lên và uống, còn nếu đã chế biến thành các món ăn giúp chữa u tuyến giáp thì lại càng  đơn giản hơn trong cách sử dụng.

Ưu điểm của phương pháp tây y:

  • Có tác dụng chữa trị dứt điểm: tùy vào từng loại u và tùy vào từng thời điểm mà các loại thuốc có tác dụng lên cơ thể và có thể điều trị dứt điểm căn bệnh này, hạn chế sự lo lắng và giúp bệnh nhân cũng như người nhà bệnh nhân an tâm.
  • Có sự thăm khám và chỉ định liều lượng rõ ràng cho từng bệnh nhân cụ thể: Khi bệnh nhân tìm đến với phương pháp tây y, điều đầu tiên các bác sĩ sẽ thăm khám cụ thể cho từng trường hợp một như: siêu âm, chụp x- quang… để qua đó chẩn đoán chính xác nhất tình trạng bệnh của bệnh nhân đang ở mức nào? giai đoạn nào? và từ đó đưa ra phác đồ điều trị riêng cho từng đối tượng.
  • Đơn giản, dễ thực hiện phù hợp riêng cho cơ địa từng người: Ngày nay nền y học phát triển, nên phương pháp chữa u tuyến giáp đã được thực hiện khá đơn giản vì hoàn toàn đã có máy móc trang thiết bị hỗ trợ cũng như phác đồ điều trị riêng cho từng mức độ bệnh, qua đó chỉ cần thăm khám kỹ càng và xác định được đúng bệnh là bệnh nhân sẽ được điều trị theo những gì mà nền y học hiện đại đã dày công nghiên cứu, áp dụng.

3.2 Nhược điểm:

Phương pháp đông y:

  • Tuy hiệu quả nhưng không phải ai cũng hợp thuốc và nhận được hiệu quả ngang nhau. Nếu u đã phát triển thành u ác tính và di căn cao thì phương pháp đông y không có khả năng chữa trị triệt để. 
  • Các bài thuốc đông y của các nhà thuốc tự xưng, các lang băm không có chứng chỉ hành nghề thường chỉ qua sơ chế đơn giản, nên khó loại bỏ hết tạp chất dẫn đến các vấn đề ngộ độc hay quá liều mà nó gây nên.

Phương pháp tây y:

  • Chi phí tốn kém
  • Tác dụng phụ của nó rất ảnh hưởng đến sức khỏe nhất là phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Khi sử dụng thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng như: loãng xương, nhịp tim nhanh, hồi hộp, đau đầu, mất ngủ…
  • Do đó, có nhiều trường hợp bệnh nhân không thể tiếp tục điều trị do sức khỏe bị suy nhược bởi ảnh hưởng của các tác dụng phụ. 

4. Chi phí khi sử dụng các cách chữa

Tùy thuộc vào sự lựa chọn những cách chữa khác nhau mà chi phí cho từng phương pháp chữa u tuyến giáp cũng khác nhau.

4.1. Sử dụng đông y

Chi phí khi sử dụng đông y chữa u tuyến giáp khá rẻ so với những phương pháp khác, cụ thể các bài thuốc tại các tiệm thuốc bắc thường có giá khoảng từ 100 – 500 nghìn đồng cho một chén thuốc hoặc chọn phương án sử dụng các loại rau củ bổ sung trong giờ ăn như: cải bó xôi, tảo bẹ, dầu dừa, nghệ, muối ăn… thì chi phí không đáng kể.

4.2. Sử dụng tây y.

Trong điều trị tây y đối với bệnh nhân chữa u tuyến giáp, tùy vào mức độ bệnh lúc phát hiện và bắt đầu điều trị ở giai đoạn nào mà chi phí sử dụng cho trường hợp đó cụ thể là bao nhiêu. Trong trường hợp bệnh nhân may mắn chỉ bị u tuyến giáp lành tính thì chi phí để phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, sử dụng thuốc… sẽ có thể nhẹ hơn khi bệnh nhân bị u ác tính ( hay còn gọi là ung thư tuyến giáp). Để chữa trị u tuyến giáp lành tính, các bệnh nhân sau khi được thăm khám kỹ càng sẽ được các y bác sĩ tư vấn lựa chọn biện pháp sử dụng  thuốc phù hợp với tình trạng bệnh cũng như tình trạng sức khỏe và cơ địa riêng của từng người, chi phí cho tất cả các quá trình này hết khoảng 1-10 triệu đồng tùy vào từng bệnh viện với trang thiết bị hiện đại khác nhau. Còn chi phí trong điều trị ung thư tuyến giáp có giá trọn gói xấp xỉ vào khoảng từ 25 – 27 triệu tùy theo từng tình trạng bệnh (mức giá theo các bệnh viện lớn như ở các bệnh viện K, bệnh viện Bạch Mai) hoặc nếu nằm vào giai đoạn nặng hơn, bệnh nhân có thể phải điều trị cực kỳ tốn kém và lâu dài, ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế gia đình cũng như tâm lý người bệnh và người nhà bệnh nhân. Do vậy, khi lựa chọn bất kỳ phương pháp điều trị nào, mọi người cần cân nhắc kỹ vấn đề bệnh cũng như kinh tế của mình để có phương  án phù hợp.

5. Hiệu quả chữa trị

Do đặc thù bệnh lý và tình trạng bệnh cũng như giai đoạn bệnh mà bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đã lựa chọn những phương pháp điều trị khác nhau, và chi phí cũng như hiệu quả chữa trị sẽ không giống nhau.

5.1. Hiệu quả chữa trị khi sử dụng đông y

Như đã nói ở trên, sử dụng đông y trong việc chữa u tuyến giáp là biện pháp chỉ mang tính chất hỗ trợ cũng như làm chậm quá trình phát triển bệnh chứ không hoàn toàn chữa khỏi được bệnh, vì các thành phần có trong những loại thảo dược chưa đủ mạnh để tiêu diệt mầm bệnh, mà chỉ có thể mang tính chất cầm chân bệnh không cho phát triển thêm. 

Ngoài ra, đa phần các loại thuốc đông y chưa qua tinh chế, điều chế cho nên có thể xảy ra một số tình trạng người bệnh sử dụng thuốc bị dư những chất gây bất lợi cho cơ thể hay đôi lúc được khuyến mãi thêm dư lượng của thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật… Vì vậy, hiệu quả chữa trị khi sử dụng đông y trong việc chữa u tuyến giáp là không cao, không hoàn toàn khỏi bệnh.

5.2. Hiệu quả chữa trị khi sử dụng tây y

Ở tây y, có rất nhiều phương pháp chữa trị căn bệnh này cho kết quả khá cao tùy vào tình trạng bệnh. Điển hình như một số biện pháp sau:

  • Phương pháp điều trị bằng Thyroxine: Phương pháp điều trị này vẫn đang được tranh cãi, vì có tỉ lệ đáp ứng thấp. 

Phương pháp này thường dùng cho bệnh nhân sống ở vùng thiếu i-ốt, có nhân tuyến giáp nhỏ, bướu giáp keo và đã loại trừ ác tính. Ngoài ra còn sử dụng điều trị cho bệnh nhân sau mổ u giáp, theo đánh giá tỷ lệ tái phát thấp hơn 5 lần nếu được điều trị thyroxin sau mổ.

Phương pháp này hiệu quả trên khoảng <20% bệnh nhân đáp ứng với điều trị ức chế bằng Thyroxine. 

Những nguy cơ, tác dụng phụ khi điều trị theo phương pháp này như: Rung nhĩ, giảm mật độ xương, nhân giáp phát triển trở lại sau ngừng thuốc. Chính vì vậy Thyroxine chống chỉ định trong các trường hợp: tuổi cao>60, có bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim, TSH thấp, bướu giáp to, hoặc bướu giáp được chẩn đoán từ lâu.

  • Điều trị u tuyến giáp bằng phẫu thuật: 

Chỉ định với các bệnh nhân có u tuyến giáp to, gây chèn ép hoặc ảnh hưởng đến thẩm mỹ, ung thư hoặc nghi ngờ ung thư dựa trên khám lâm sàng và kết quả tế bào học, bướu giáp nóng kèm các triệu chứng cường giáp. 

Phương pháp mổ: Cắt bán phần hoặc toàn bộ tuyến giáp, nạo vét hạch cổ nếu có.  Nguy cơ, biến chứng sau mổ:

  • Nhiễm trùng, viêm nhiễm
  • Để lại vết sẹo to, gây mất thẩm mỹ
  • Nói khàn, mất tiếng nếu quá trình phẫu thuật ảnh hưởng dây thanh
  • Hạ canxi máu nếu cắt nhầm cả tuyến cận giáp
  • Suy giáp do cắt toàn bộ tuyến giáp
  • U tái phát sau mổ
  • Điều trị bằng i-ốt phóng xạ (I-131): 

Chỉ định với bệnh nhân có bướu nhân hoạt động kèm hoặc không kèm cường giáp, các bệnh nhân sau mổ u ác tính tuyến giáp. 

Chống chỉ định với phụ nữ có thai, cho con bú. 

Ở phương pháp này có những nguy cơ, tác dụng phụ như: Suy giáp (gặp ở khoảng 10% bệnh nhân), mệt mỏi, đau sưng tuyến nước bọt, có thể gây mãn kinh sớm ở nữ, giảm chất lượng tinh trùng ở nam

  • Tiêm cồn qua da: 

Phương pháp này sử dụng cồn để tiêm vào vị trí khối u, gây hoại tử coagulative và gây tắc các mạch máu nhỏ. Kết quả điều trị bằng tiêm cồn được đánh giá tốt hơn dùng thyroxine. 

Chỉ định: U lành, không phải nhân tự chủ, cần tiến hành tiêm dưới hướng dẫn siêu âm. 

Tiêm cồn mang lại hiệu quả tốt với các u nang lớn, thường tiêm cồn sau chọc hút dịch, hiệu quả nhất ở mũi tiêm đầu tiên và cho kết quả kém hơn ở bướu đa nhân. Nguy cơ, tác dụng phụ của biện pháp này là: rất đau và nguy cơ nhiễm trùng cao.

  • Điều trị quang đông bằng laser: Phương pháp này ít được sử dụng và cũng có hiệu quả tương đương với tiêm cồn.
  • Ngoài ra còn có một số biện pháp khác cho ra những kết quả khác nhau tùy vào cơ địa cũng như giai đoạn bệnh trên từng bệnh nhân.

6. Chữa u tuyến giáp theo giai đoạn

U tuyến giáp được chia thành 2 loại u lành tính và u ác tính. 

U lành thường không gây tác động nghiêm trọng tới sức khỏe và có thể được chữa trị bằng cách theo dõi, dùng thuốc kháng giáp và phẫu thuật cắt bỏ khối u nếu cần thiết. 

U tuyến giáp ác tính hay còn gọi là ung thư tuyến giáp chiếm tỉ lệ khá nhỏ trên tổng số ca bị u tuyến giáp được phát hiện. Khi đã phát triển thành ung thư, khối u sẽ phát triển mạnh, xâm lấn nhanh hơn và gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe hơn rất nhiều so với u lành. 

U tuyến giáp ác tính – ung thư tuyến giáp phát triển theo nhiều giai đoạn, với mỗi giai đoạn lại có những phương pháp điều trị tương ứng khác nhau. 

6.1. Ung thư tuyến giáp giai đoạn 1 (giai đoạn đầu).

Giai đoạn đầu là giai đoạn mà tế bào ung thư mới hình thành trong tuyến giáp, giai đoạn này bệnh chưa có biểu hiện gì rõ rệt, kích thước khối u nhỏ dưới 2cm, nếu sờ kĩ vào vùng cổ thì mới phát hiện ra có khối hạch nhỏ. Đặc biệt giai đoạn này ung thư chưa lan truyền sang các cơ quan khác, nên việc điều trị khá dễ dàng và điều trị khỏi 100%, thế nhưng lại ít người bệnh phát hiện ra bệnh trong giai đoạn 1 này. 

6.2. Ung thư tuyến giáp giai đoạn 2

Khi u tuyến giáp chuyển sang giai đoạn 2, khối u tiếp tục phát triển với kích thước lớn hơn từ 2 – 4cm, bắt đầu có những biểu hiện như: có dấu hiệu vướng ở cổ, nuốt thức ăn có cảm giác gợn. Lúc này tế bào ung thư vẫn chưa lây lan đến các hạch bạch huyết hoặc di căn đến các bộ phận khác của cơ thể. Tuy nhiên, ở ung thư tuyến giáp thể tủy, các khối u chính lớn hơn 4cm và đang bắt đầu phát triển ra bên ngoài tuyến giáp, giai đoạn này nếu được phát hiện kịp thời và được chẩn đoán đúng loại u tuyến giáp thì sẽ có phương pháp điều trị thích hợp và khả năng khỏi bệnh tương đối cao.

bi u tuyen giap

6.3. Ung thư tuyến giáp giai đoạn 3

Ở giai đoạn này ghi nhận các trường hợp như sau: Các khối u đã phát triển lớn từ 4cm trở lên, phát triển ra bên ngoài tuyến giáp và chưa lây lan đến các hạch bạch huyết. Có trường hợp khối u với nhiều kích thước khác nhau và bắt đầu lan đến các hạch bạch huyết ở cổ. Bệnh nhân ở giai đoạn 3 vẫn có tiên lượng tốt những cần tích cực điều trị mới có cơ hội chữa khỏi. Giai đoạn này, bệnh nhân bị những cơn đau hành hạ, khối ung thư chưa di căn nên bệnh nhân không có nhiều triệu chứng đau của các bộ phận khác.

6.4. Ung thư tuyến giáp giai đoạn 4 (giai đoạn cuối)

Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối là giai đoạn tế bào ung thư bắt đầu lây lan sang các mô lân cận, hình thành tại các cơ quan khác như não, gan, xương, phổi,… gây nên những biến chứng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng người bệnh. Giai đoạn này cũng là giai đoạn hóc búa nhất của các bác sĩ khi đối phó với bệnh nhân chữa u tuyến giáp. Ở giai đoạn này y học hiện đại chia ra có 3 giai đoạn nhỏ để phân biệt  tiến triển bệnh như sau:

  • Giai đoạn IVA: tế bào ung thư phát triển ra ngoài tuyến giáp, lây lan sang các vùng lân cận, hạch bạch huyết ở cổ thậm chí lan tới ngực.
  • Giai đoạn IVB: Các khối u phát triển đến thành xương sống, lan dần đến các mạch máu lớn, nguy cơ ngấm vào đường máu và di chuyển tế bào ung thư tới các bộ phận khác trong cơ thể.
  • Giai đoạn IVC: tế bào ung thư tuyến giáp di căn, hình thành khối u tại nhiều vùng khác trên cơ thể như phổi, xương, nội tạng, não,… vô cùng nguy hiểm.

Tuyến giáp là một tuyến nằm ở vị trí phía trước và dưới cổ. Người ta vẫn thường ví tuyến giáp như cột đèn tín hiệu giao thông điều khiển sự trao đổi chất trong cơ thể. Là một tuyến nội tiết, nên khi tuyến giáp gặp vấn đề, cơ thể sẽ phải chịu hàng loạt những khó khăn như huyết áp, đường ruột, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới, stress…vv… Ung thư tuyến giáp là căn bệnh đáng sợ nhất của tuyến giáp. Khi mắc ung thư tuyến giáp, người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống vì nó có ảnh hưởng đến tâm lý của mỗi người. Ngày nay, công nghệ ngày càng phát triển, ung thư tuyến giáp ngày càng được chẩn đoán chính xác hơn và sớm hơn, các bác sĩ sẽ sử dụng máy siêu âm để thăm dò hình ảnh. Những khối u tuyến giáp được phát hiện sớm khi kích thước mới chỉ 5mm sẽ có khả năng chữa khỏi hoàn toàn và nỗi lo tái phát cũng không còn là vấn đề quá lớn nữa. 

Tóm lại, muốn phát hiện được sớm u tuyến giáp và ung thư tuyến giáp, các bạn cần am hiểu về nguyên nhân gây bệnh. Nguyên nhân hàng đầu là do yếu tố di truyền, sau đó đến các tác nhân như nhiễm chất phóng xạ, môi trường sống độc hại và thói quen ăn uống không lành mạnh, tiêu thụ các chất có hại cho tuyến giáp. Xác định được nguyên nhân, ý thức đề phòng, đi gặp bác sĩ để khám xét định kỳ chính là một phương pháp tầm soát ung thư tuyến giáp hiệu quả nhất dành cho mọi người. 

Trên đây là một số cách chữa u tuyến giáp để các bạn tham khảo. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao nhất, các bạn nên đến các bệnh viện chuyên khoa lớn để được tư vấn kỹ hơn.

Rate this post
Tài liệu tham khảo
Trích dẫn
Bình luận Wordpress

Bình luận Facebook