Chia sẻ thông tin quan trọng về căn bệnh u tuyến giáp

U tuyến giáp là một trong số những loại u phổ biến nhất trên thế giới. Trong bài viết này sẽ có đầy đủ thông tin xung quanh căn bệnh này mời các bạn cùng theo dõi.

1. U tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ nằm ở đáy cổ ngay phía trên xương ức có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. U tuyến giáp (thyroid nodules) là một khái niệm rộng, dùng để mô tả tình trạng ở tuyến giáp xuất hiện một hoặc một số khối mô rắn hoặc chứa chất lỏng.

U tuyến giáp có thể là lành tính hay ác tính và có thể thay đổi kích thước theo thời gian gây rối loạn chức năng của tuyến giáp, gây mất thẩm mỹ hoặc nghiêm trọng hơn có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.

u tuyến giáp biểu hiện như thế nào

Vị trí u tuyến giáp xuất hiện

U tuyến giáp được phân thành hai loại chủ yếu là: u tuyến giáp đơn nhân và u tuyến giáp đa nhân. Về thành phần u tuyến giáp thường đặc (chiếm 75-85% trường hợp u tuyến giáp) hoặc chứa dịch.

U tuyến giáp có thể là các khối u lành tính (chiếm trường hợp 90-93% u tuyến giáp) hoặc khối u ác tính còn gọi là ung thư tuyến giáp (chiếm 7-10% trường hợp u tuyến giáp).

2. Dấu hiệu và triệu chứng u tuyến giáp

Đa số u tuyến giáp nhỏ và ở giai đoạn đầu không gây ra triệu chứng mà thường được phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ.

Khi những u giáp lớn hơn hoặc bắt đầu gây rối loạn chức năng tuyến giáp thì người bệnh có thể nhìn thấy hoặc cảm thấy sự tồn tại của những u này ở cổ. Trong một số trường hợp đặc biệt, u tuyến giáp có thể sản sinh ra hàm lượng thyroxine quá mức, gây nên chứng cường giáp, khiến cơ thể tăng tiết mồ hôi, hay run, căng thẳng, nhịp tim nhanh hoặc bất thường và sụt cân không rõ nguyên nhân. 

dấu hiệu của bệnh u tuyến giáp

Ho khó nuốt có thể dấu hiệu bệnh u tuyến giáp

Nếu u tuyến giáp là u ác tính thì có thể gây nên nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe, khi khối u lớn hoặc đã xâm lấn ra ngoài tuyến giáp có thể gây ra các triệu chứng lâm sàng: khàn giọng, ho kéo dài, khó thở, khó nuốt, sụt cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi, chán ăn.

Xem thêm: U tuyến giáp có nguy hiểm đến tính mạng người bệnh hay không.

3. Nguyên nhân gây bệnh u tuyến giáp

Căn bệnh này khá phổ biến. Theo số liệu thống kê 50% người trên 50 tuổi có phát hiện bệnh này.

3.1 Nguyên nhân gây u tuyến giáp lành tính

Đa số khối u là lành tính do rối loạn chức năng tuyến giáp gây ra. Một số vấn đề sức khỏe ở tuyến giáp sau đây có thể gây ra u tuyến giáp và làm khối u ngày càng phát triển:

  • Thiếu i-ốt: chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ i-ốt cho cơ thể có thể gây ra các u tuyến giáp. Các u dạng này còn gọi là bệnh bướu cổ và khá phổ biến ở nhiều vùng, đặc biệt là vùng núi tại Việt Nam.
  • Sự phát triển quá mức của mô tuyến giáp: các nhà khoa học chưa xác định rõ nguyên nhân tại sao nhưng sự phát triển quá mức của một số tổ chức mô tuyến giáp tạo thành các u tuyến giáp lành tính (adenoma). Các khối u lành tính này không phải ung thư, chỉ khi nào kích thước u quá lớn mới cần can thiệp y tế.
  • Cường giáp: sự sản sinh quá nhiều hormone tuyến giáp cũng có thể gây ra một số khối u tuyến giáp lành tính (adenoma).
  • U nang tuyến giáp (thyroid cyst): đây là các u nang chứa đầy chất lỏng do sự thoái hóa của các u tuyến giáp lành tính. U nang tuyến giáp thường lành tính nhưng đôi khi cũng chứa các tế bào ác tính có thể tiến triển thành ung thư tuyến giáp.
  • Viêm tuyến giáp mạn tính: còn gọi là bệnh Hashimoto, đây là một bệnh rối loạn chức năng tuyến giáp có thể gây viêm tuyến giáp và làm các khối u lớn lên. Bệnh thường có liên quan đến chứng suy giáp.

Nguyên nhân gây ra bệnh u tuyến giáp

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh u tuyến giáp

3.2 Nguyên nhân gây u tuyến giáp ác tính (ung thư tuyến giáp)

Ung thư tuyến giáp mặc dù ở tỷ lệ thấp chỉ chiếm 7-10% nhưng một số u tuyến giáp có thể là ung thư tuyến giáp. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp bao gồm:

  • Yếu tố di truyền:

Người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư tuyến giáp có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.

  • Nhiễm phóng xạ:

Những người bị nhiễm phóng xạ do sống và làm việc trong môi trường có bức xạ, chất phóng xạ hoặc đã phải trải qua xạ trị vùng đầu, cổ trước đó để điều trị bệnh có nguy cơ bị ung thư tuyến giáp cao, đặc biệt là trẻ em.

  • Tuổi tác, giới tính:

Ung thư tuyến giáp có thể ảnh hưởng tới bất kỳ giới tính và độ tuổi nào tuy nhiên độ tuổi phổ biến nhất ở người bệnh tuyến giáp là 40-50 ở nữ giới và 60-70 ở nam giới. Phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn 3 lần so với nam giới.

  • Béo phì:

Phụ nữ mắc bệnh béo phì có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn.

Béo phì là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh u tuyến giáp

Béo phì gây ra bệnh u tuyến giáp

  • Hệ miễn dịch suy yếu:

Suy giảm miễn dịch được coi là nguyên nhân đầu tiên gây ung thư tuyến giáp do cơ thể không sản xuất các kháng thể giúp chống lại xâm nhập của các mầm bệnh như virus, vi khuẩn một cách hiệu quả. Khi hệ miễn dịch bị suy yếu các mầm bệnh này sẽ có điều kiện xâm nhập và tấn công tuyến giáp, gây tổn thương và ung thư ác tính.

  • Bệnh lý tuyến giáp:

Phững người mắc một số bệnh tự miễn như bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto, bệnh basedow (cường giáp), bướu giáp, suy giáp…có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao.

4. Quá trình phát triển của u tuyến giáp

Quá trình phát triển của u tuyến giáp đa dạng tùy từng loại khối u và nguyên nhân gây ra bệnh như thế nào:

  • Những u giáp lành tính do rối loạn chức năng tuyến giáp (cường giáp, suy giáp, viêm tuyến giáp mạn tính…) thường hình thành và tăng kích cỡ theo thời gian. Nếu được điều trị để phục hồi chức năng tuyến giáp thì các u tuyến giáp này có thể được kiểm soát.
  • Các khối u ác tính cũng tiến triển âm thầm và tăng kích cỡ trong một thời gian dài. Ban đầu các khối u ác tính chỉ khu trú trong tuyến giáp. Tới khi bắt đầu tăng kích thước lớn hơn 2cm, lớn hơn 4cm…và có khả năng xâm lấn ra ngoài tuyến giáp và ảnh hưởng tới các cơ quan lân cận, các hạch bạch huyết. Nếu không được điều trị u tuyến giáp ác tính có thể di căn tới các cơ quan như phổi, xương…và gây nguy hiểm cho người bệnh.

5. Cách kiểm tra và phát hiện u tuyến giáp

  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp:

Xét nghiệm máu xác định u tuyến giáp

Xét nghiệm máu là cách chính xác nhất xác định u xơ tuyến giáp

Nếu phát hiện u tuyến giáp, bác sĩ sẽ cần xác định nguyên nhân gây u giáp để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Xét nghiệm máu xác định nồng độ hormone tuyến giáp TSH và T3, T4, autoantibody…sẽ giúp xác định bệnh nhân có bị rối loạn chức năng tuyến giáp như cường giáp, suy giáp, viêm tuyến giáp mạn tính…hay không.

  • Khám lâm sàng:

Bác sĩ sẽ kiểm tra u giáp ở cổ, theo dõi xem khối u giáp có di chuyển khi bệnh nhân thực hiện động tác nuốt hay không. Bác sĩ cũng sẽ hỏi các triệu chứng của bệnh lý tuyến giáp (cường giáp, suy giáp…) và tiền sử gia đình cũng như một số nguy cơ có thể gây ung thư tuyến giáp. Khám lâm sàng sẽ giúp định hướng cho các xét nghiệm để kiểm tra u giáp và nguyên nhân.

  • Siêu âm:

Kỹ thuật này cung cấp hình ảnh tuyến giáp và cho phép phát hiện những cấu trúc u (dù là rất nhỏ) ở tuyến giáp và cũng giúp nhận dạng u đơn nhân hay đa nhân, u giáp đặc hay ở dạng nang chứa dịch.

  • Sinh thiết lõi bằng kim nhỏ:

sinh chiết xác định bệnh u tuyến giáp

Một phương pháp sinh chiết để xác định u tuyến giáp

Đây là kiểm tra nhằm xác định u tuyến giáp là lành tính hay ác tính. Bác sĩ thường dùng siêu âm để định hướng vị trí và dùng kim lấy ra một mẫu mô nhỏ ở u tuyến giáp và phân tích cấu trúc tế bào dưới kính hiển vi để phát hiện xem có tế bào bất thường hay không.

  • Xạ hình tuyến giáp:

Đây là một kỹ thuật dùng để đánh giá tình trạng bệnh bằng cách thu thập hình ảnh tuyến giáp nhờ 1 máy quét thu tín hiệu từ đông vị phóng xạ i-ốt.

  • Xét nghiệm hình ảnh:

Nếu xác định u tuyến giáp là u ác tính thì bệnh nhân có thể được chỉ định chụp CT, chụp PET để đánh giá mức độ chuyển hóa tế bào và mức lan rộng của u tuyến giáp ra các hạch bạch huyết và các cơ quan khác trong cơ thể, từ đó đánh giá giai đoạn bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

6. Phương pháp điều trị u tuyến giáp

Điều trị bệnh này còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và khối u này là lành tính hay ác tính.

Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm điều trị u tuyến giáp

6.1 Các phương pháp điều trị u tuyến giáp lành tính

Theo dõi: u tuyến giáp lành tính kích thước nhỏ và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh thì chưa cần can thiệp y tế mà chỉ cần theo dõi. Bệnh nhân nên tái khám thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ để được khám lâm sàng và theo dõi chức năng tuyến giáp. Nếu u tuyến giáp tăng kích thước thì có thể phải thực hiện sinh thiết. Nếu u giáp lành tính nhỏ không thay đổi kích thước thì chỉ cần theo dõi thường xuyên.

Điều trị bằng thuốc: thuốc kháng giáp như levothyroxine (Levoxyl®, Synthroid®,…) có thể được chỉ định cho một số bệnh nhân u giáp.

Điều trị rối loạn tuyến giáp: nếu bệnh nhân bị các bệnh lý tuyến giáp như cường giáp, suy giáp, viêm tuyến giáp mạn tính thì cần điều trị tích cực bằng thuốc điều giáp để kiểm soát hàm lượng hormone TSH ở mức cho phép.

phẫu thuật nội soi tuyến giáp

Phẫu thuật nội soi u tuyến giáp

Phẫu thuật: nếu là khối u lành tính có kích thước lớn chèn ép và gây khó nuốt, khó thở thì người bệnh cần phẫu thuật cắt bỏ khối u kiểu này. Phẫu thuật cũng có thể được chỉ định cho bệnh nhân bị bướu giáp đa nhân hoặc bị chẩn đoán mắc u tuyến giáp không xác định hoặc nghi ngờ khối u này là ác tính.

6.2 Điều trị u tuyến giáp ác tính

Phác đồ điều trị u tuyến giáp ác tính còn tùy thuộc vào từng giai đoạn và sức khỏe của bệnh nhân. Các phương pháp điều trị bênh ở giai đoạn này phổ biến nhất là:

Phẫu thuật: sau khi đánh giá tình trạng bệnh các bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất:

phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp

Phẫu thuật u tuyến giáp

  • Phẫu thuật cắt một thùy và eo giáp trạng (nếu u tuyến giáp ác tính phát hiện ở giai đoạn sớm)
  • Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp nếu khối u lớn nhưng vẫn chỉ khu trú ở tuyến giáp. Nếu bệnh nhân được chỉ định cắt giáp toàn bộ thì sẽ cần uống hormone tuyến giáp lâu dài cho đến hết đời.
  • Cắt toàn bộ tuyến giáp kết hợp nạo vét hạch bạch huyết quanh tuyến giáp (nếu khối u ác tính đã di căn hạch cổ). Những bệnh nhân bị u tuyến giáp ác tính di căn hạch sẽ được chỉ định điều trị bằng i-ốt phóng xạ sau phẫu thuật.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị u tuyến giáp ác tính phổ biến nhất và đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ có thể tiến hành nếu sức khỏe của bệnh nhân đảm bảo điều kiện phẫu thuật và chưa di căn nhiều.  

Xạ trị I-131 (uống i-ốt phóng xạ):

Phương pháp này thường được chỉ định để loại bỏ những tế bào ác tính còn sót lại sau phẫu thuật hoặc dùng để điều trị kiểm soát khối u tuyến giáp cho bệnh nhân không đủ điều kiện phẫu thuật. Phương pháp này được thiết kế dựa trên đặc điểm đặc biệt của các tế bào tuyến giáp đó là khả năng hấp thụ i-ốt rất hiệu quả.

Sau khi được hấp thu vào tế bào, i-ốt phóng xạ (I-131) sẽ phá hủy ADN và làm chết các tế bào tuyến giáp bao gồm cả tế bào ung thư. Các tế bào trong các mô khác của cơ thể (ngoại trừ mô giáp) không hấp thụ i-ốt 131 nên sẽ ít bị ảnh hưởng bởi chất phóng xạ này.

Điều trị u tuyến giáp bằng xạ trị i ốt 131

Xạ trị i ốt 131

Một vài tuần trước khi điều trị, bệnh nhân cần đảm bảo kiểm soát chỉ số TSH. Bệnh nhân cũng được khuyến cáo hạn chế ăn i-ốt để có thể hấp thụ tối đa I-131. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân uống I-131 liều thấp và chụp xạ để chẩn đoán với I-131 sau đó sẽ đánh giá liều điều trị thích hợp cho bệnh nhân. Khi điều trị bằng i-ốt phóng xạ, bệnh nhân cần được cách ly để đảm bảo an toàn cho những người xung quanh.

Điều trị u tuyến giáp ác tính kết hợp chữa trị rối loạn chức năng tuyến giáp:

Bệnh nhân có khối u ác tính cần thường xuyên theo dõi và điều trị rối loạn chức năng tuyến giáp trước, trong và sau thời gian điều trị bệnh để đảm bảo sức khỏe và tránh nguy cơ tái phát.

7. Địa chỉ chữa u tuyến giáp

Bệnh viện nội tiết trung ương: U tuyến giáp là một bệnh lý tuyến nội tiết phổ biến vì vậy bệnh viện nội tiết là một trong những cơ sở y tế tốt nhất để bệnh nhân có thể khám, điều trị và theo dõi sau điều trị bệnh. Bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và các trang thiết bị hỗ trợ chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả căn bệnh này.

Bệnh viện K (Hà Nội), bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện ung bướu Đà Nẵng, bệnh viện 108: là những địa chỉ chữa u tuyến giáp ác tính tốt nhất. Tại đây bệnh nhân có thể điều trị bằng phẫu thuật, xạ trị 131 và các bệnh lý tuyến giáp hiệu quả cao.

8. Hình ảnh u tuyến giáp

Hình ảnh tuyến giáp bình thường và khi có các khối u được minh họa như sau.

so sánh tuyến giáp bình thường và tuyến giáp bị bệnh

Mô tả tuyến giáp bình thường và tuyến giáp có u 

9. Cách phòng chống u tuyến giáp

Để phòng ngừa căn bệnh này bạn nên lưu ý chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và kiểm soát tốt các vấn đề chức năng tuyến giáp:

Tự kiểm tra u tuyến giáp tại nhà: khi đứng trước gương hoặc sờ có thể quan sát tuyến giáp đáy cổ ngay phía trên xương ức. Nếu thấy xuất hiện u bướu thì cần đi khám ngay.

Nếu có các biểu hiện của rối loạn chức năng tuyến giáp như cường giáp, suy giáp, viêm tuyến giáp… thì cần đi khám và điều trị triệt để.

Tránh tiếp xúc với tia bức xạ

Hạn chế ăn chất béo và kiểm soát tốt cân nặng. Những người bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác. Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả và luyện tập thể dục thường xuyên..

Những người thuộc nhóm nguy cơ cao như có tiền sử gia đình bị ung thư tuyến giáp, làm việc trong môi trường có tia phóng xạ, bức xạ…cần thường xuyên khám và theo dõi định kỳ.

Thận trọng với các biểu hiện như sụt cân đột ngột, ho kéo dài, khó nuốt, khàn tiếng, vã mồ hôi, tim đập nhanh…Nếu thấy các biểu hiện này thì cần đi khám ngay để điều trị kịp thời.

10. Một số câu chuyện bệnh nhân chữa khỏi u tuyến giáp

Chị Nguyễn Thị Gấm quê ở Thanh Hóa cùng chồng vào Bình Dương lập nghiệp với mong muốn sẽ cho các con được một tương lai đầy đủ và tốt đẹp hơn. Từ khi vào đây, anh chị luôn nỗ lực cố gắng với hy vọng sẽ mua được một căn nhà khang trang, rộng rãi thay thế cho căn phòng trọ chật hẹp hiện tại.

Xem thêm: Điều trị u tuyến giáp bằng đông y

Thật không mau, ước mơ chưa thành sự thật thì chị Gấm phát hiện ra mình mắc bệnh nang keo tuyến giáp. Tại thời điểm được phát hiện, khối u đã có kích thước tương đối lớn. Căn bệnh khiến chị mất ăn, mất ngủ, sức khỏe giảm sút đi rất nhiều. Anh chị lại phải tạm dừng cái ước mơ của mình lại để lo chữa bệnh cho chị.

Sự quyết tâm và cố gắng chữa bệnh của chị được đền đáp xứng đáng khi khối u ngày càng tiêu nhỏ lại. Trong căn phòng trọ nhỏ nhắn của gia đình chị giờ đây luôn tràn ngập tiếng cười.

Chia sẻ những thông tin về căn bệnh u tuyến giáp này giúp mọi người có cách nhìn đa chiều và đầy đủ về căn bệnh này để phòng tránh.

Rate this post
Trích dẫn
Bình luận Wordpress

Bình luận Facebook