Theo y học hiện đại các loại u tuyến giáp được phân biệt dựa trên đánh giá sự tác động của các gen đột biến bên trong tế bào. Cụ thể ở u tuyến giáp các gen khi tế bào già không chết đi, tế bào mới vẫn được sinh ra, các tế bào mới vẫn có chức năng như tế bào sinh ra nó ( gọi là biệt hóa) khi đó khối u lành xuất hiện đó là kết quả của quá trình đột biến gen trong u lành. Hãy nhận biết các loại u tuyến giáp để kịp thời điều trị nhé bạn
Nếu quá trình đột biến còn kèm theo những đột biến khác nữa dẫn tới sự sinh sản (nhân đôi) không kiểm soát, tế bào non cũng sinh sản, không có chức năng (không hoặc kém biệt hóa) mà lại sản sinh ra các chất kích thích tăng sinh mạch máu mới, các chất có khả năng tiêu hủy vỏ khối u để xâm lấn vào cơ quan tổ chức xung quanh và tách khỏi khối u ban đầu chui vào các mạch máu mới hoặc mạch bạch huyết đến định cư và phát triển ở một hay nhiều cơ quan khác trong cơ thể (di căn) thì đó là khối u ác.
Phân biệt hai loại tế bào u tuyến giáp
Nội dung bài viết
1. U tuyến giáp lành tính
1.1. Tỷ lệ bệnh nhân bị u tuyến giáp lành tính
U tuyến giáp là những khối u hình thành trong tuyến giáp. U có thể đặc hoặc chứa đầy chất lỏng. Tỷ lệ mắc u tuyến giáp tăng dần lên theo độ tuổi và nữ bị mắc nhiều hơn nam. U tuyến giáp lành tính rất khó phát hiện trong giai đoạn đầu. So với các loại u bướu khác, tỷ lệ lành tính của u tuyến giáp rất cao. Có tới 90% trường hợp mắc u tuyến giáp là u lành tính. Chỉ có khoảng 5% trường hợp khác là bị u tuyến giáp ác tính.
1.2. Tiên lượng u tuyến giáp lành tính
Hầu hết các u tuyến giáp lành tính không gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng nào đến sức khỏe. Tiên lượng của u tuyến giáp lành tính là rất tốt. Với kích thước u nhỏ, người bệnh có thể chung sống cả đời với khối u tuyến giáp bằng cách thường xuyên theo dõi. Tỷ lệ sống thêm 10 năm hầu như là tuyệt đối.
1.3. Phân loại u tuyến giáp lành tính
U tuyến giáp lành tính bao gồm 2 loại là:
- U tuyến giáp đơn nhân: Khối u có nhân phát triển từ trong biểu mô nang trong tuyến giáp. Khối u có dạng đồng nhất, đơn độc.
- U tuyến giáp đa nhân: Xuất hiện từ hai nhân tuyến giáp trở lên. Các nhân tuyến giáp có thể có kích thước và nằm ở những vị trí khác nhau trong tuyến giáp.
1.4. Dấu hiệu, biểu hiện
U tuyến giáp lành tính có những dấu hiệu và biểu hiện không hề rõ ràng. Nhiều trường hợp khối u có kích thước lớn khiến người bệnh có thể tự cảm thấy bằng cách sờ phần sưng lên ở cổ. Những dấu hiệu phổ biến khác là:
- Sụt giảm cân không rõ nguyên nhân trong thời gian ngắn
- Tim hay loạn nhịp hoặc đập nhanh
- Tăng tiết mồ hôi trên tay
- Hay bị run tay và buồn nôn.
1.5. Phương pháp điều trị phù hợp
Với u tuyến giáp lành tính, các phương pháp điều trị phổ biến là:
- Theo dõi:
Trường hợp khám cho ra kết quả là u tuyến giáp lành tính, tùy theo từng thể trạng cụ thể của người bệnh mà bác sĩ có thể yêu cầu chỉ cần theo dõi và không phải can thiệp gì thêm. Bệnh nhân sẽ được đánh giá lâm sàng thông qua một số xét nghiệm chức năng tuyến giáp và theo thời gian tái khám đều đặn. Người bệnh cần thực hiện đúng những lưu ý trong sinh hoạt và ăn uống để kiểm soát bệnh tốt hơn. Trường hợp u tuyến giáp có kích thước phát triển, bác sĩ có thể yêu cầu sinh thiết lại.
- Sử dụng thuốc:
Thuốc điều trị u tuyến giáp
U tuyến giáp có thể được điều trị bằng cách sử dụng một số loại thuốc. Thuốc thường được sử dụng nhất là levothyroxine – một dạng tổng hợp thyroxine. Cung cấp thêm hormone tuyến giáp sẽ kích thích tuyến yên sản sinh ít TSH hơn.
- Phẫu thuật:
Phương pháp phẫu thuật được sử dụng trong trường hợp khối u lành tính có kích thước to và gây khó thở, khó nuốt. Những bệnh nhân có u tuyến giáp đa nhân, nhân lớn làm co thắt thực quản, đường hô hấp và mạch máy cũng được chỉ định phẫu thuật.
1.6. Biến chứng của u tuyến giáp lành tính
U tuyến giáp lành tính có thể không gây nhiều tác hại cho sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, khi khối u phát triển lớn hơn có thể dẫn tới nhiều phiền toái. Kích thước khối u càng lớn thì sẽ khiến cổ bị phù. Nó cũng có thể chèn ép sang các cơ quan lân cận khiến người bệnh cảm thấy khó thở và khó khăn khi nói chuyện. U tuyến giáp lâu ngày có thể biến chứng thành viêm giáp và rối loạn chức năng tuyến giáp.
2. U tuyến giáp ác tính hay ung thư tuyến giáp
2.1. Tỷ lệ bệnh nhân bị u tuyến giáp ác tính
U tuyến giáp ác tính so với trường hợp u lành tính là dạng hiếm gặp. Hầu hết trường hợp mắc u tuyến giáp là lành tính. Chỉ có khoảng 4-7% u tuyến giáp là trường hợp ác tính trong tổng các ca mắc u tuyến giáp. U tuyến giáp ác tính được gọi là ung thư tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp có thể xảy ra với bất cứ độ tuổi và giới tính nào. Ung thư tuyến giáp là bệnh ác tính phổ biến nhất của hệ thống nội tiết chiếm 3,8% trong tất cả các trường hợp ung thư mới và là bệnh ung thư phổ biến thứ chín nói chung.
2.2. Tiên lượng u tuyến giáp ác tính
Thường xuyên thăm khám bệnh để đạt hiệu quả điều trị cao
So với các loại ung thư khác thì ung thư tuyến giáp được xếp vào loại có tiên lượng tốt. Những bệnh nhân có u tuyến giáp nhỏ và dưới 45 tuổi có khả năng điều trị khả quan rất cao. Những bệnh nhân gặp phải tình trạng u tuyến giáp thể nhú chưa bị xâm lấn ra ngoài tuyến giáp có tiên lượng tốt nhất. Khả năng sống thêm 10 năm của người bệnh có thể đạt tới 100%. Tỷ lệ tử vong do bệnh ung thư tuyến giáp là rất thấp.
Bệnh nhân ung thư tuyến giáp ở độ tuổi trên 45 và u có kích thước lớn, đã xâm lấn thì vẫn có tiên lượng tốt. Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát có thể khá cao. Những bệnh nhân phẫu thuật hoàn toàn tuyến giáp và điều trị xạ trị bằng i-ốt có tiên lượng không tốt bằng.
2.3. Phân loại u tuyến giáp ác tính
U tuyến giáp ác tính hay ung thư tuyến giáp bao gồm các loại cơ bản sau:
- Ung thư tuyến giáp thể nang:
Đây là loại u tuyến giáp ác tính phổ biến nhất, chiếm tới hơn 80% số loại ung thư tuyến giáp. Ung thư nang tuyến giáp bắt nguồn từ các tế bào nang của tuyến giáp. Loại ung thư này có xu hướng phát triển khá chậm. Vì vậy, nếu được phát hiện sớm, khả năng điều trị bệnh là rất khả quan.
- Ung thư tuyến giáp thể tuỷ:
Loại ung thư tuyến giáp này bắt đầu từ các tế bào C chứ không phải từ các tế bào nang trong tuyến giáp. Khi ung thư tuyến giáp thể tủy được phát hiện sớm và điều trị trước khi nó lan sang các phần khác, khả năng kiểm soát bệnh là khá khả quan. Loại ung thư này chiếm tỷ lệ từ 5-10% trong các loại ung thư tuyến giáp.
- Ung thư tuyến giáp thể không biệt hoá:
Loại ung thư này rất hiếm khi xuất hiện, chỉ chiếm 1-2% các trường hợp. Ung thư tuyến giáp mất biệt hóa phát sinh trong các tế bào nang. Những tế bào ung thư này cao bất thường và rất khó để nhận biết. Đồng thời, loại ung thư này cũng rất khó kiểm soát. Chúng phát triển và lan ra rất nhanh.
2.4. Dấu hiệu, biểu hiện
Thông thường, ung thư tuyến giáp khi ở giai đoạn đầu sẽ không có các biểu hiện rõ rệt nào nên rất khó để nhận ra. Tùy từng loại ung thư khác nhau mà biểu hiện và dấu hiệu cũng khác nhau. Tuy nhiên, có các dấu hiệu ung thư tuyến giáp phổ biến nhất là:
Biểu hiện thường thấy khi u tuyến giáp xuất hiện là khó chịu vùng cổ
- Xuất hiện khối u sờ rõ trước cổ. Khối u không di chuyển lên xuống khi nuốt. Đó là dấu hiệu của u tuyến giáp ác tính.
- Giọng nói khàn: Khi u tuyến giáp ác tính ảnh hưởng đến dây thần kinh thanh quản, các cơ mở và đóng dây thanh quản nằm sau tuyến giáp bị kiểm soát. Điều này làm cho giọng nói người bệnh trở nên khàn. Khối u tuyến giáp càng lan rộng thì càng làm tổn thương nặng đến hộp âm thanh.
- Khối u to và trở nên cứng rắn, cố định ở trước cổ.
- Tiếng khàn nặng hơn và cảm thấy bị khó thở.
- Vùng da ở cổ thâm, sậm màu và bị sùi loét, chảy máu.
- Cảm thấy khó nuốt thức ăn, nuốt vướng và đau do bị u chèn ép, có thể cảm thấy buồn nôn.
- Siêu âm thấy rõ các u tuyến giáp và khối u tuyến giáp phát triển rõ ràng.
Xem thêm: Hình ảnh bên ngoài khi mình bị u tuyến giáp
2.5. Phương pháp điều trị phù hợp
U tuyến giáp ác tính có nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Phương pháp cụ thể tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh. Những phương pháp điều trị được áp dụng cho ung thư tuyến giáp là:
- Phẫu thuật:
Phương pháp phẫu thuật có thể cắt bỏ 1 phần hoặc là toàn bộ tuyến giáp. Nếu cắt tuyến giáp toàn bộ, bác sĩ sẽ rạch một đường ở cổ để lấy tuyến giáp ra. Những hạch bạch huyết ở vị trí xung quanh cũng được lấy đi.
Cắt bỏ thùy tuyến giáp có thể được thực hiện nếu thùy tuyến giáp xuất hiện nhân ung thư. Sau khi phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc là toàn bộ, bệnh nhân phải dùng hormone tuyến giáp để thay thế cho hormone tự nhiên.
Phẫu thuật u tuyến giáp
- Xạ trị i-ốt:
Phương pháp điều trị i-ốt phóng xạ được sử dụng nhằm phá hủy các tế bào ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, phương pháp này không áp dụng cho các bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp thể tủy hoặc ung thư tuyến giáp mất biệt hóa.
- Xạ trị tia X:
Phương pháp này sử dụng tia X có năng lượng cao để giết chết các tế bào ung thư bị nhắm tới. Bác sĩ sẽ sử dụng máy điều trị, nhắm tia phóng xạ vào vùng cổ hoặc cả vùng có tế bào ung thư đã bị lan. Phương pháp này chỉ tiêu diệt được các tế bào ung thư ở vùng xạ trị.
- Hóa trị:
Phương pháp này sử dụng thuốc bằng đường uống hoặc tiêm để tiêu diệt các tế bào ung thư. Trong nhiều trường hợp, phương pháp hóa trị có thể kết hợp với xạ trị.
2.6. Biến chứng của u tuyến giáp ác tính
Ước tính khoảng 5-20% số người có tiền sử ung thư tuyến giáp sẽ gặp sự tái phát trở lại của các tế bào ung thư ở cổ. Ước tính khoảng 10-15% bệnh nhân sẽ trải qua sự quay trở lại của các tế bào ung thư ở các bộ phận khác trên cơ thể, chẳng hạn như xương. Các tế bào ung thư có thể trở lại nhiều năm sau khi phẫu thuật và điều trị bằng iốt phóng xạ đã được hoàn thành.
Ung thư tuyến giáp có thể tái phát trong:
- Hạch bạch huyết ở cổ
- Những mảnh mô tuyến giáp nhỏ bị bỏ lại trong quá trình phẫu thuật
- Các khu vực khác của cơ thể
Ung thư tuyến giáp tái phát có thể được điều trị. Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu định kỳ hoặc quét tuyến giáp để kiểm tra các dấu hiệu tái phát ung thư tuyến giáp.
Xem thêm: U tuyến giáp ác tính có chữa được không?
3. Cách kiểm tra các loại u tuyến giáp
Việc kiểm tra u tuyến giáp cần được tiến hành càng sớm càng tốt khi phát hiện thấy các triệu chứng của bệnh. Các phương pháp có thể được sử dụng để kiểm tra u tuyến giáp là:
- Xét nghiệm:
Xét nghiệm chức năng tuyến giáp có thể xác định được u tuyến giáp. Bác sĩ sẽ thực hiện việc xét nghiệm định lượng các hormone được tiết ra bởi tuyến yên trong cơ thể. Qua đó sẽ biết được tuyến giáp sản sinh ra thyroxine quá ít hay quá nhiều. Trường hợp có quá nhiều thyroxine là cường giáp, có quá ít là suy giáp.
- Siêu âm:
Siêu âm tu
Với phương pháp siêu âm, các bác sĩ sẽ sử dụng sóng âm thanh có tần số cao để tái tạo lại hình ảnh thay vì sử dụng bức xạ. Siêu âm có thể xác định vị trí, hình dạng và cấu trúc của khối u. Phương pháp này cũng có thể xác định cấu trúc u là dạng đặc hay dạng dịch và là đa nhân hay đơn nhân. Trường hợp sinh thiết cũng cần làm siêu âm để xác định vị trí khối u và đưa lõi kim nhỏ vào lấy tế bào.
- Xạ hình:
Phương pháp này được áp dụng để xem u tuyến giáp là lành tính hay ác tính và có sự hiện diện của tế bào ung thư hay không. Các bác sĩ sẽ lấy một lõi kim rất nhỏ đưa vào trong niêm mạc để lấy được mẫu tế bào. Sau đó, mô sẽ được đem đi phân tích. Thủ thuật diễn ra chỉ trong 20 phút và tỷ lệ tai biến rất nhỏ.
- Sinh thiết:
Phương pháp xạ hình tuyến giáp sẽ giúp bác sĩ đánh giá tốt nhất tình trạng bệnh. Xạ hình được tiến hành bằng cách đưa đồng vị phóng xạ i-ốt vào trong tĩnh mạch của cánh tay. Đồng thời có máy ảnh đặc biệt để quét và đưa ra hình ảnh tuyến giáp trên màn hình. Các khối u sản sinh hormone tuyến giáp nốt nóng có xu hướng chiếm đồng vị nhiều hơn. Ngược lại các nốt lạnh thường xuất hiện dưới dạng lỗ hổng khi quét. Thông thường, các nốt nóng là lành tính và các nốt lạnh có nguy cơ tạo thành ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, phương pháp này không thể phân biệt được các nốt lạnh là lành tính hay ác tính.
4. Nguyên nhân gây ra các loại u tuyến giáp
Có rất nhiều yếu tố khác nhau có thể dẫn đến sự xuất hiện của các loại u tuyến giáp. Những nguyên nhân phổ biến nhất là:
- Rối loạn miễn dịch:
Hệ miễn dịch khi bị rối loạn sẽ tạo điều kiện do vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào cơ thể. Chức năng sản sinh ra kháng thể bảo vệ cơ thể bị suy giảm. Các loại vi rút, vi khuẩn tấn công cơ thể và tuyến giáp gây ra u tuyến giáp và các bệnh về tuyến giáp khác.
- Nhiễm phóng xạ :
Nếu bị nhiễm phóng xạ qua đường hô hấp, đường tiêu hóa hoặc các đường khác thì có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp. Hệ quả là những người nhiễm phóng xạ có khả năng cao hình thành u tuyến giáp. Nguồn của nhiễm xạ có thể là tia X, bụi phóng xạ từ các nhà máy công nghiệp hoặc thử vũ khí hạt nhân,…
- Do tác dụng phụ trong quá trình điều trị bệnh khác:
Tuyến giáp rất nhạy cảm với các yếu tố lạ xâm nhập cơ thể. Khi bị mắc một số bệnh khác và phải điều trị bằng phương pháp xạ trị hay hóa trị, nó có thể ảnh hưởng tới tuyến giáp. Tuyến giáp có thể hấp thu những chất có hại và phát triển u tuyến giáp.
- Tình trạng sức khỏe:
Có một số tình trạng sức khỏe làm tăng nguy cơ phát triển u tuyến giáp như:
- Hội chứng Cowden – một tình trạng di truyền hiếm gặp tạo ra swh bất thường phát triển trên da và bên trong miệng và mũi.
- Bệnh đa nang adenomatous – một tình trạng di truyền gây ra sự tăng trưởng bất thường trong ruột (một phần của hệ thống tiêu hóa).
- Do di truyền
Nếu trong gia đình có người bị mắc u tuyến giáp thì tỷ lệ mắc bệnh của bạn rất cao. Có khoảng 70% bệnh nhân u tuyến giáp có người thân bị mắc bệnh này.
Tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh u tuyến giáp càng lớn
- Do thay đổi hormone, yếu tố tuổi tác:
U tuyến giáp có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi và giới tính nào. Tuy nhiên, phụ nữ trong độ tuổi từ 30 -50 là có nguy cơ bị mắc bệnh nhiều hơn cả. Phụ nữ trong độ tuổi này trải qua sự thay đổi về hormone. Điều này dẫn đến kích thích quá trình hình thành u tại tuyến giáp.
Xem thêm: Dấu hiệu u tuyến giáp dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác
Các loại u tuyến giáp có những đặc điểm khác nhau và ảnh hưởng khác nhau đến người bệnh. Để xác định chính xác loại u tuyến giáp bị mắc, người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế uy tín và điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ.