7 thông tin quan trọng về bệnh Basedow và cách điều trị

Bệnh Basedow và cách điều trị hiệu quả, phù hợp với từng trường hợp bệnh nhân cụ thể. Trước tiên, người bệnh cần tự trang bị cho mình những kiến thước để nhận biết bệnh basedow dựa trên những biểu hiện triệu chứng, tham khảo cách điều trị phù hợp, chi phí điều trị cho từng phương pháp… để có sự chuẩn bị tốt nhất. Thông tin chi tiết về cách chữa bệnh Basedow trong từng phần dưới đây.

Bệnh Basedow là gì?

Theo ”Hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết – chuyển hóa” văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế ban hành thì bệnh Basedow còn gọi là bệnh Grave, bệnh bướu giáp lan tỏa nhiễm độc, hay gặp nhất trong số các bệnh có cường chức năng tuyến giáp. Là bệnh có cở chế tự miễn, biểu hiện bằng rối loạn miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể.

Được đặc trung với tuyến giáp to lan tỏa, nhiễm độc hormon giáp, bệnh mắt và thâm nhiễm hốc mắt, đôi khi có thâm nhiễm da..

Bệnh basedow là một dạng bệnh tự nhiễm. Bệnh thường gặp nhiều ở phụ nữ trong độ tuổi từ 20 – 50 tuổi. Bệnh còn có nhiều cái tên khác như Graves, Parry, Bướu giáp độc lan tỏa, Bướu cổ lộ nhỡn. Basedow kéo dài lâu ngày và không được điều trị có thể gây ra các biến chứng như bướu cổ, mắt lồi và dấu hiệu tim mạch suy yếu vô cùng nguy hiểm. 

biểu hiện bên ngoài của bệnh basedow

Miêu tả hình thái bên ngoài của bệnh nhân Basedow

Bệnh basedow hoàn toàn có thể chữa được và người bệnh có thể kéo dài tuổi sống như người khỏe mạnh nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị bệnh kịp thời có thể dẫn đến tình trạng suy tim gây tử vong sớm cho người bệnh. Vì vậy, nếu phát hiện có các dấu hiệu của bệnh basedow, bệnh nhân cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm. 

Bệnh basedow tại Việt Nam

Nguyên nhân gây bệnh Basedow

Các nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh basedow gồm có 

  • Tiền sử gia đình: 

Các nghiên cứu cho thấy, những bệnh nhân có tiền sử người thân trong gia đình có tiền sử bệnh basedow thì có khả năng cao dễ mắc bệnh basedow hơn những người khác. Tỷ lệ này chiếm đến hơn 15% số bệnh nhân basedow. 

  • Do rối loạn hoạt động tuyến giáp bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài khiến các hormon tuyến giáp bị kích thích sản sinh ra quá nhiều gây dư thừa. 
  • Hệ miễn dịch hoạt động không chính xác 
  • Giới tính: Nữ giới thường có nguy cơ mắc basedow cao hơn. Hiện nay, nữ giới chiếm đến 80% số bệnh nhân basedow
  • Điều trị bằng thuốc lithium làm thuốc làm thay đổi đáp ứng miễn dịch khiến kích thích sự tăng cường hormon tuyến giáp
  • Nhiễm vi khuẩn hoặc virus
  • Ngừng điều trị corticoid
  • Do căng thẳng, mệt mỏi kéo dài

Giới thiệu về bệnh basedow

Tuyến giáp của người bệnh Basedow bị phình to

9 Triệu chứng phổ biến của bệnh Basedow

Bệnh Basedow biểu hiện bằng sự thay đổi chức năng của nhiều cơ quan do hiện tượng dư thừa hormon tuyến giáp. Trong số các cơ quan bị ảnh hưởng, rõ nét nhất gồm:

  • Hệ thần kinh
  • Hệ tim mạch
  • Tuyến giáp
  • Mắt, da và cơ
  • Một số tuyến nội tiết và rối loạn chuyển hóa
  • Khả năng điều hòa thân nhiệt.

Rối loạn chuyển hóa và điều hòa thân nhiệt

Những biểu hiện bệnh Basedow dưới đây có thể xuất hiện đơn lẻ nhưng thông thường chúng sẽ xuất hiện đồng thời với nhau.

  • Uống nhiều nước do có cảm giác khát.
  • Ăn nhiều, mau đói.
  • Gầy sút cân.
  • Luôn có cảm giác nóng bức, ra nhiều mồ hôi.
  • Có thể sốt nhẹ 37,5 độ C đến 38 độ C.
  • Lòng bàn tay ẩm ướt, mọng nước – bàn tay Basedow.

Khoảng 50% trường hợp tiêu chỉnh không kèm đau quặn với số lượng 5-10 lần/ngày do tăng nhu động ruột và giảm tiết các tuyến của ống tiêu hóa.

Biểu hiện tim mạch

biểu hiện tim mạch khi vị basedow

Đau tim, co thắt lồng ngực có thể biểu hiện lâm sàng của bệnh Basedow

Tăng nồng độ hormon tuyến giáp tác động lên hệ tim mạch thông qua ba cơ chế chủ yếu:

  • Tác động lên tế bào cơ tim
  • Tương tác với hệ thân kinh giao cảm gây cường chức năng
  • Tác động lên tuần hoàn ngoại vi gây tăng tiêu thụ oxy ở ngoại biên..

Bệnh Basedow có nên mổ không?

Hội chứng tim tăng động

  • Biểu hiện như hồi hộp đánh trống ngực, nhịp tim tăng thường xuyên dặp ở hầu hết người bệnh. Tần số tim dao động trong khoảng 100 – 140 chu kì/phút, đôi khi có cơn nhịp nhanh kiểu Bouveret, nhịp nhanh kịch phát trên thất.
  • Mạch quay nảy mạnh, căng. Tăng huyết áp tâm thu còn huyết áp tâm trương bình thường hoặc giảm.
  • Nghe tim có thể thấy T1 đanh ở mỏm, tiếng thổi tâm thu ở gian sườn III-IV cạnh ức trái.
  • Điện tim thường có tăng biên độ các sóng P, R, T. Khoảng PQ ngắn lại, tăng chỉ số Sokolow – Lyon thất trái mà không có dày thất trái. Siêu âm tim thấy tăng cung lượng tim, tăng phân xuất tống máu và chỉ số co cơ thất trái.

Hội chứng suy tim

  • Do rối loạn huyết động năng và kéo dài dẫn đến suy tim, giai đoạn đầu thường là suy tim tăng cung lượng.
  • Cung lượng tim có thể tăng đạt mức 8 – 14 lít/phút. Phân xuất tống máu có thể đạt 65 – 75%. Suy tim thường xuất hiện ở người bệnh cao tuổi, có bệnh tim mạch trước đó, nhiễm độc hormon mức độ nặng.
  • Tim to chủ yếu thất trái, do phì đại cơ tim

Hội chứng suy vành

  • Tăng cung lượng tim kéo dài dẫn đến phì đại cơ tim, làm cho công của cơ tim tăng dẫn đến tăng nhu cầu oxy đối với cơ tim gây cơn đau thắt ngực.
  • Cơn đau thắt ngực có thể xuất hiện cả khi gắng sức và khi nghỉ.
  • Nhồi máu cơ tim rất hiếm gặp.
  • Tổn thương chủ yếu là do co thắt động mạch vành.
  • Nếu có cơn đau thắt ngực thì khi chụp động mạch vành thường không thấy hẹp có ý nghĩa. Cơn đau thắt ngực sẽ giảm hoặc hết khi người bệnh về bình giáp.

Biểu hiện thần kinh – tinh thần

Dễ nổi cáu cũng là biểu hiện của bệnh Basedow

Dễ nổi cáu cũng là biểu hiện của bệnh Basedow

  • Thường biểu hiện bằng tình trạng bồn chồn, tính tình thay đổi, dễ cáu gắt, xúc động, giận dữ.
  • Có thể đau đầu, chóng mặt, sợ ánh sáng, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, giảm khả năng lao động.
  • Rối loạn vận mạch như đỏ mặt hừng hực, toát mồ hôi.
  • Run tay tần số cao, biên độ nhỏ, thường ở đầu ngón, có thể run lưỡi, môi, đầu, chân
  • Rối loạn tâm thần có thể xảy ra nhưng rất hiếm, có thể kích động, lú lẫn, hoang tưởng.

Tổn thương cơ

Biểu hiện của tổn thương cơ bao gồm:

  • Mỏi cơ
  • Yếu cơ
  • Nhược cơ
  • Liệt cơ chu kì.

Tổn thương cơ hay gặp ở người bệnh Nam, tiến triển từ từ, nặng dần.

Bướu tuyến giáp

Tuyến giáp to ở các mức độ khác nhau, có đặc điểm bướu lan tỏa, mật độ mềm, thùy phải thường lớn hơn thùy trái, không có biểu hiện của viêm tuyến giáp trên lâm sàng.

Tuyến giáp to giống như bướu mạch vì có thể sờ thấy rung miu, nghe thấy tiếng thổi tâm nhu hoặc liên tục tại các cực của tuyến nhất là cực trên.

Nếu eo tuyến giáp cũng to sẽ tạo ra bướu hình nhẫn chèn ép khí quản gây khó thở. Cá biệt ở một số người bệnh, tuyến giáp có thể lạc chỗ nằm ở sung xương ức hoặc gốc lưỡi, phát hiện được dựa vào xạ hình tuyến giáp.

Biểu hiện mắt lồi Basedow

Có nhiều triệu chứng ở mắt của người bệnh Basedow, trong đó:

  • Triệu chứng cơ năng thường là cảm giác chói mắt
  • Cộm như có bụi bay vào mắt
  • Đau nhức hố mắt
  • Chảy nước mắt

Lồi mắt có thể kèm theo một trong các triệu chứng sau:

  • Phù nề mi mắt
  • Kết mạc
  • Giác mạc
  • Sung huyết giác mạc
  • Đau khi liếc mắt hoặc xuất hiện nhìn đôi.

Nếu lồi mắt mức độ nặng có thể tổn thương giác mạc, dây thần kinh thị giác gây mất thị lực.

Triệu chứng của bệnh basedow

Biểu hiện của bệnh Basedow

Xem thêm: Bệnh Basedow có chữa được không?

Đối tượng thường gặp của bệnh Basedow

Một số yếu tố được cho là có thể khởi động đáp ứng miễn dịch khiến người mang yếu tố này sẽ là đối tượng nguy cơ của bệnh Basedow như là:

  • Mang thai, đặc biệt là giai đoạn sau sinh
  • Ăn quá nhiều iod
  • Điều trị Lithium có thể làm thay đổi đáp ứng miễn dịch
  • Nhiễm khuẩn hoặc virus
  • Ngừng điều trị corticoid
  • Các nguyên nhân gây stress

Các xét nghiệm phát hiện bệnh Basedow

  • Xét nghiệm chẩn đoán hormone là phương pháp thường đường dùng nhất trong chẩn đoán bệnh basedow. Bệnh nhân sẽ được chỉ định làm xét nghiệm để đo chỉ số TSH và FT4. 
  • Nếu chỉ số TSH thấp, FT4 bình thường, cần làm thêm xét nghiệm đo nồng độ FT3. Nếu chỉ số này bình thường chẩn đoán bệnh cường giáp
  • Nếu chỉ số TSH thấp, FT4 cao, đo nồng độ FT3 tăng thì có nguy cơ bị bệnh nhân basedow nếu có đi kèm các dấu hiệu bệnh. Các chỉ số này cũng có thể là nguy cơ bệnh bướu giáp nhân độc, thừa iod, viêm giáp vv… 
  • Chỉ số TSH bình thường, FT4 cao thì chẩn đoán bệnh nhân mắc Adenoma tuyến yên hoặc hội chứng đề kháng hormon tuyến giáp. 
  • Xạ hình tuyến giáp cũng là phương pháp giúp xác định chính xác vi trí bướu, tình trạng phát triển và các di căn nếu có. 
  • Siêu âm tuyến giáp, siêu âm Doppler mạch tuyến giáp
  • Điện tâm đồ giúp xác định tình trạng thần kinh của bệnh nhân khi tập trung làm một việc bất kỳ.
  • Chụp Xquang xác định vị trí, kích thước khối u gây bướu cổ. 
  • Xét nghiệm men gan do một số bệnh nhân basedow có triệu chứng vàng da, cần xét nghiệm men gan để phân biệt bệnh basedow hay viêm gan. 

Mục tiêu và nguyên tắc điều trị bệnh Basedow

Mục tiêu điều trị:  Là đưa người bệnh về tình trạng bình giáp.

Nguyên tắc điều trị:

  • Duy trì tình trạng bình giáp trong một khoảng thời gian để đạt được khỏi bệnh bằng các biện pháp.
  • Dự phòng và điều trị biến chứng nếu có
  • Lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp với từng người bệnh

3 cách điều trị chữa bệnh Basedow

Các phương pháp thường được chỉ định trong điều trị bệnh 

  • Sử dụng thuốc điều trị với những u bướu nếu bướu mới phát triển có kích thước nhỏ. Các loại thuốc kháng giáp thường được chỉ định sử dụng chủ yếu trong điều trị basedow đó là: Methimazole, carbimazole và PTU. Trong đó PTU được khuyến cáo không sử dụng trong điều trị ban đầu cho bệnh nhân Basedow. Điều trị bằng thuốc cho tiên lượng tốt từ 60-70% và uống trong vòng 12- 18 tháng để điều trị hoàn toàn. 
  • Phẫu thuật cũng là phương pháp được chỉ định nhằm lại bỏ khối u ở tuyến giáp đồng thời phòng tránh tính trạng di căn sang các cơ quan khác gây nguy hiểm. Phẫu thuật có thể để lại một số biến chứng như khàn giọng, mất tiếng, hạ canxi máu vv… Sau phẫu thuật người bệnh cần phải sử dụng một số loại thuốc giúp thay thế hormone tuyến giáp. 
  • Điều trị bằng iod (i-ốt) phóng xạ là phương pháp được chỉ định cho những bệnh nhân basedow kéo dài mà phẫu thuật không có kết quả tốt. Phương pháp này sử dụng phóng xạ trị Iod 131 nhằm làm cho bướu tuyến giáp nhỏ lại và đưa chức năng tuyến giáp từ cường năng về bình thường. Xạ trị thường chống chỉ định cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú. 

Về bệnh basedow và cách điều trị sẽ được các bác sỹ chẩn đoán sau khi thăm khám người bệnh. Tùy vào tình trạng cụ thể của người bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra lộ trình điều trị phù hợp với những cách phổ biến như:

Chữa bệnh Basedow bằng điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật để loại bỏ tất cả hoặc một phần của tuyến giáp cũng là một lựa chọn để điều trị bệnh basedow.

Chỉ định:

  • Khi điều trị nội khoa không có kết quả hoặc kết quả hạn chế, hay tái phát
  • Bướu giáp quá to
  • Basedow ở trẻ em điều trị bằng nội khoa không có kết quả
  • Phụ nữ có thai tháng thứ 3-4 và trong thời gian cho con bú
  • Không có điều kiện điều trị nội khoa

Mô tả các bước điều trị

Bước 1: Điều trị bằng thuốc kháng giáp tổng hợp 2-3 tháng để đưa người bệnh về trạng thái bình giáp.

Dùng carbimazol liều cao 50 – 60 mg/ngày trong một tháng (Perlemuter – Hazard).Hoặc Dùng Iod:

  • Dung dịch lugol 1% liều lượng 30 – 60 giọt/ngày, cho 2 – 3 tuần trước khi mổ
  • Corticoid 20 – 30 mg/ngày trước phẫu thuật 1-2 tuần.
Hoặc dùng propranolol thì phải ngừng thuốc trước phẫu thuật 7-10 ngàyBươc 2: Tiến hành phẫu thuậtCắt gần toàn bộ tuyến giáp chỉ để lại 2 – 3 g ở mỗi thùy để tránh cắt phải tuyến cận giáp.Một số lưu ý khi chữa bệnh Basedow bằng phương pháp này

  • Chảy máu sau mổ
  • Cắt phải dây thần kinh quặt ngược gây nói khàn hoặc mất tiếng
  • Khi cắt phải tuyến cận giáp gây cơn tê tetani
  • Cơn nhiễm độc hormon giáp kịch phát có thể dẫn đến tử vong
  • Suy chức năng tuyến giáp: Suy chức năng tuyến giáp sớm xuất hiện sau mổ vài tuần. Suy chức năng tuyến giáp muộn xuất hiện sau mổ vài tháng
  • Bệnh tái phát khoảng 20 % trường hợp sẽ tái phát
  • Tỉ lệ tử vong dưới 1 %.
Phương pháp phẫu thuật chữa bệnh basedow
Phẫu thuật điều trị bệnh Basedow

Dấu hiệu bệnh Basedow ở phụ nữ mang thai và phương pháp điều trị

Điều trị bệnh Basedow bằng nội khoa

Chữa bệnh Basedow bằng điều trị nội khoa là sử dụng thuốc để tác động vào tuyến giáp giúp bình giáp sao cho tuyến giáp ổn định trở lại.

Chỉ định

Bệnh basedow và cách điều trị nội khoa sẽ được áp dụng nếu như bệnh mới ở giai đoạn đầu, tình trạng từ nhẹ đến vừa.

Vùng bướu cổ không quá to và không có nhân.

Phân loại thuốc dùng để điều trị nội khoa Basedow

  • Nhóm thuốc chống lại tổng hợp hormon tuyến giáp
  • Nhóm thuốc ức chế giao cảm
  • Nhóm thuốc kháng giáp tổng hợp với Thyroxin
  • Nhóm thuốc Corticoid
  • Nhóm thuốc điều trị mắt lồi
  • Nhóm thuốc khác

Cách sử dụng phương pháp chữa bệnh basedow bằng nội khoa

Tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh nhân và từng kết quả thăm khám cụ thể, bác sỹ sẽ đưa ra chỉ định cụ thể cho từng trường hợp bệnh nhân. Tuy nhiên có một số đặc điểm chính như sau:

Uống thuốc trong thời gian dài, mỗi liệu trình điều trị kéo dài từ ít nhất 2-4 tuần

Liều lượng thuốc sử dụng trong mỗi trường hợp cũng khác nhau tùy thuộc vào tình thực tế bệnh tình của người bệnh.

Chống chỉ định với một số trường hợp:

  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
  • Người bị suy gan, suy thận
  • Người bị bệnh lý về dạ dày – tá tràng
  • Hen phế quản
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Điều trị nội khoa
Sử dụng thuốc Tây y trong điều chế bệnh Basedow

Xem thêm: Chữa bệnh Basedow bằng Đông Y

Điều trị đồng vị phóng xạ I131

Chỉ định:

  • Điều trị nội khoa thời gian dài không có kết quả
  • Người bệnh lớn hơn 40 tuổi có bướu không lớn lắm
  • Tái phát sau phẫu thuật
  • Bệnh Basedow có suy tim nặng không được kháng giáp tổng hợp dài ngày hoặc không phẫu thuật được.

Chống chỉ định

  • Phụ nữ có thai, đang cho con bú
  • Bướu nhân, bướu sau lồng ngực.
  • Hạ bạch cầu thường xuyên

Liều dùng

Khoảng 80-120 µCi/ gam tuyến giáp ( tính bằng xạ hình hoặc siêu âm)

Mô tả các bước sử dụng

  • Bước 1: Người bệnh chuẩn bị dùng thuốc kháng giáp tổng hợp để bệnh giảm hoặc đạt bình giáp.
  • Bước 2: Sau khi ngừng thuốc kháng giáp tổng hợp từ 5-7 ngày, sau đó đo độ tập trung iod I 131 ở tuyến giáp để xác định liều xạ.
  • Bước 3. Ngừng sử dụng thuốc Iod hoặc các dẫn chất có Iod trước 2-3 tuần.

Lưu ý khi chữa bệnh Basedow.

  • Giảm bạch cầu
  • Ung thư tuyến giáp
  • Cơn bão giáp xuất hiện khi điều trị phóng xạ cho người bệnh đang có nhiễm độc giáp mức độ nặng hoặc chưa bình giáp nói chung
  • Suy giáp tạm thời hoặc vĩnh viễn

Phương pháp điều trị bệnh basedow

Các phương pháp thường được chỉ định trong điều trị bệnh 

  • Sử dụng thuốc điều trị với những u bướu nếu bướu mới phát triển có kích thước nhỏ. Các loại thuốc kháng giáp thường được chỉ định sử dụng chủ yếu trong điều trị basedow đó là: Methimazole, carbimazole và PTU. Trong đó PTU được khuyến cáo không sử dụng trong điều trị ban đầu cho bệnh nhân Basedow. Điều trị bằng thuốc cho tiên lượng tốt từ 60-70% và uống trong vòng 12- 18 tháng để điều trị hoàn toàn. 
  • Phẫu thuật cũng là phương pháp được chỉ định nhằm lại bỏ khối u ở tuyến giáp đồng thời phòng tránh tính trạng di căn sang các cơ quan khác gây nguy hiểm. Phẫu thuật có thể để lại một số biến chứng như khàn giọng, mất tiếng, hạ canxi máu vv… Sau phẫu thuật người bệnh cần phải sử dụng một số loại thuốc giúp thay thế hormone tuyến giáp. 
  • Điều trị bằng iod (i-ốt) phóng xạ là phương pháp được chỉ định cho những bệnh nhân basedow kéo dài mà phẫu thuật không có kết quả tốt. Phương pháp này sử dụng phóng xạ trị Iod 131 nhằm làm cho bướu tuyến giáp nhỏ lại và đưa chức năng tuyến giáp từ cường năng về bình thường. Xạ trị thường chống chỉ định cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú. 

Chi phí điều trị bệnh basedow

Một trong những vấn đề được người bệnh basedow khá quan tâm chính là chi phí chữa bệnh là bao nhiêu, có quá tốn kém không.

Trên thực tế, chi phí điều trị bệnh phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố khác nhau như:

  • Thể trạng của từng bệnh nhân.
  • Độ tiến triển của bệnh.
  • Phương pháp điều trị
  • Thời gian điều trị bệnh
  • Bệnh viện, cơ sở y tế khám chữa bệnh.

Ngoài ra, bệnh basedow có thể được điều trị bằng thuốc mà không cần phẫu thuật hay thực hiện các biện pháp khác. Khi đó, chi phí điều trị sẽ được xác định dựa vào loại thuốc mà người bệnh sử dụng và thời gian uống thuốc.

Do đó, khá khó để có thể xác định được chi phí chính xác để điều trị bệnh. Người bệnh sẽ cần đi khám và nghe bác sĩ tư vấn cụ thể mới có thể xác định được khoảng chi phí mà mình phải bỏ ra. Mỗi một trường hợp điều trị thường có chi phí ở mức 5 – 30 triệu đồng.

Bệnh basedow và cách điều trịThường xuyên thăm khám điều trị bệnh Basedow

Chi phí điều trị basedow phụ thuộc khá nhiều vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân, địa chỉ khám và chữa bệnh mà bệnh nhân đã lựa chọn. Ngoài ra, việc sử dụng bảo hiểm y tế cũng có thể làm giảm phần nào chi phí. 

Nhìn chung chi phí điều trị bệnh thường nằm trong khoảng từ vài triệu đến vài chục triệu đồng tuỳ vào tình trạng sức khoẻ và tiến triển bệnh. Mặc dù vậy, trong quá trình điều trị, gia đình người bệnh cũng cần chú tâm tới chi phí ăn uống, di chuyển, chi phí sinh hoạt.

Các phương pháp kết hợp khi chữa bệnh basedow

Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để xây dựng một kế hoạch kết hợp dinh dưỡng tốt, tập thể dục và thư giãn vào thói quen hàng ngày.  Để quá trình điều trị bệnh nhanh có hiệu quả, người bệnh nên áp dụng các phương pháp kết hợp như:

  • Ăn uống tốt và tập thể dục thường xuyên: có thể tăng cường sự cải thiện trong một số triệu chứng trong khi được điều trị và giúp người bệnh cảm thấy tốt hơn. Xương giòn cũng có thể xảy ra với bệnh nhân basedow và các bài tập thể dục phù hợp có thể giúp duy trì mật độ xương. Chế độ ăn tốt giúp cơ thể khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng.
  • Giảm căng thẳng càng nhiều càng tốt: Căng thẳng có thể kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm bệnh basedow. Nghe nhạc, tắm nước ấm hoặc đi bộ có thể giúp thư giãn.
Tập thể dục sẽ giúp phòng tránh bệnh basedow
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên tốt cho Basedow

3 lưu ý khi chữa bệnh basedow

Ngoài việc tìm hiểu về bệnh basedow và cách điều trị, người bệnh cần lưu ý đến chế độ ăn uống và luyện tập khoa học trong quá trình điều trị

Người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ.
  • Tránh dùng các thực phẩm làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh. Những thực phẩm người bệnh cần hạn chế ăn gồm: Sữa tươi nguyên kem, thịt đỏ thực phẩm chứa nhiều đường, thực phẩm chứa nhiều caffein.
  • Tăng cường ăn các thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh như:
    • Protein từ thịt gà, gà tây, đậu.
    • Thực phẩm có chứa Vitamin D: trứng, nấm, cá hồi, các loại hạt.
    • Rau họ cải: Các loại rau họ cải, như arugula, bông cải xanh, súp lơ, cải brussels, cải bắp, củ cải và cải xoăn.
    • Quả mọng như mâm xôi, việt quất, dâu tây,…
    • Chất béo: Axit béo Omega-3 Axit béo thiết yếu có trong cá hồi và các loại cá khác, dầu ô liu và quả óc chó.
    • Không sử dụng các chất kích thích, không uống rượu bia và đồ uống có cồn.
    • Trường hợp bị thiếu chất và khó bổ sung qua đường ăn uống, hãy tham khảo bác sĩ để sử dụng một số loại vitamin.
Thực phẩm tốt cho người bệnh basedow
Thực phẩm tốt cho quá trình điều trị bệnh Basedow

Bệnh basedow có nguy hiểm không?

Bệnh base nếu phát hiện và điều trị sớm hoàn toàn có khả năng trị khỏi bệnh. Tuy nhiên nếu để bệnh kéo dài lâu ngày có thể gây một số biến chứng rất nguy hiểm thậm chỉ có thể rút ngắn thời gian sống của người bệnh. 

  • Bệnh basedow rất nguy hiểm cho hệ tim mạch: 

Người bệnh basedow thường có triệu chứng gia tăng nhịp tim lên tới 100 lần/ phút (người khoẻ mạnh bình thường rơi vào khoảng 60- 80 nhịp/ phút). Tình trạng này kéo dài lâu ngày chính là nguyên nhân gây ra suy tim, giãn mau mạch thậm chí có thể tử vong nếu không nhanh chóng điều trị. 

  • Có thể gây ra tình trạng cơn bão giáp gây nguy hiểm trực tiếp cho người bệnh. 

Cơn bão giáp hay còn được gọi là cơn cường giáp kịch phát là tình trang vô cùng nguy hiểm cho người bệnh basedow. Khi này, người bệnh sốt cao, tim đập gấp và có thể dẫn tới gây tử vong.

  • Bệnh basedow còn có thể gây một số tổn thương về xương cùng với sự sụt cân nhanh chóng, gây suy nhược cơ thể nghiêm trọng, ảnh hưởng cực lớn tới sinh hoạt và đời sống của người bệnh. 

Xem thêm: Bệnh basedow có chữa được không?

Địa chỉ khám bệnh basedow

Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Đối với bệnh nhân mắc phải các bệnh liên quan tới nội tiết và chuyển hóa, bệnh viện Nội tiết là địa chỉ uy tín hàng đầu thường được lựa chọn. Đây cũng bệnh viện đầu ngành trong điều trị các bệnh tuyến giáp và Basedow. 

Bệnh nhân sau khi đăng ký khám bệnh tại đây sẽ được khám lâm sàng, làm các xét nghiệm cần thiết và nhận chẩn đoán từ bác sĩ. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị, phát thuốc hoặc yêu cầu điều trị tích cực bằng phẫu thuật, iod phóng xạ… tùy vào từng trường hợp. 

Để khám bệnh, người bệnh có thể tới 1 trong 2 địa chỉ sau:

  • Cơ sở 1: Ngõ 216 Ngọc Hồi, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
  • Cơ sở 2: Số 80, ngõ 82 Yên Lãng, Đống Đa, Hà Nội

bệnh viện K điều trị bệnh basedow

Bệnh viên K cơ sở 1

Bệnh viện K

Bệnh viện K là một trong bệnh viện hàng đầu phía bắc trong điều trị các bệnh về nội tiết tuyến giáp đã được bộ y tế công nhận. Bệnh viện K sở hữu hàng loạt các thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao giúp nâng cao hiệu quả điều trị nhân basedow. Bệnh viện K cũng là cơ sở đầu tiên đưa phương pháp phẫu thuật qua đường miệng vào trong điều trị các bệnh về tuyến giáp. 

  • Cơ ở Quán sứ: : 43 Quán Sứ, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Cơ sở Tân Triều: 30 đường Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
  • Cơ sở Tam Hiệp: Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

Bệnh viện Bạch Mai 2 cơ sở

Một ưu điểm cực kỳ lớn của bệnh viện Bạch Mai là nơi đây sở hữu hệ thống thiết bị máy móc hỗ trợ chẩn đoán và điều trị các bệnh về tuyến giáp hàng đầu Việt Nam như máy xạ hình SPECT, Hệ thống chụp PET/CT, Máy chụp CT mô phỏng vv.. Kèm theo đó là đội ngũ y bác sĩ lành nghề, nhiệt huyết với công việc luôn không ngừng nghiên cứu và  phát triển thêm nhiều kỹ thuật giúp điều trị bệnh basedow hiệu quả.

Bệnh viện Bạch Mai cũng là nơi đi tiên phong trong rất nhiều kỹ thuật mới trong điều trị các bệnh về tuyến giáp như nhân basedow hiệu quả. 

Bệnh viện Bạch Mai hiện đang có hai cơ sở điều trị

  • Cơ sở 1: Tòa nhà Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai – Số 78 Đường Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
  • Cơ sở 2 : thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Những bệnh nhân khu vực phía Bắc và trung tâm Hà Nội có thể đến khám tại cơ sở 1, còn các bệnh nhân ngoại thành Hà Nội và khu vực miền Trung nên khám tại cơ sở hai sẽ thuận tiện di chuyển hơn. 

Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng

Với các bệnh nhân ở khu vực miền Trung Tây Nguyên thì bệnh viện ung bướu Đà Nẵng chính là sự lựa chọn phù hợp. Bệnh viện được trang bị hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao giúp nâng cao hiệu quả trong điều trị u tuyến giáp vô cùng tuyệt vời. 

Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng đang không ngừng nâng cao và hoàn thiện hơn về chất lượng khám và điều trị nhằm đem lại sức khoẻ tốt nhất cho các bệnh nhân tuyến giáp. 

Bệnh viện ung bướu Đà Nẵng hiện nằm tại Đường Hoàng Thị Lan, tổ 28, p. Hoà Minh, Q. Liên Chiểu, Tp Đà Nẵng.

Bệnh viện 108

Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội

bác sỹ bệnh viên 108 chụp ảnh cùng 1 bệnh nhân basedow

Hình ảnh bác sỹ bệnh viện 108 chụp ảnh cùng bệnh nhân

Bệnh viện Ung bướu Tp HCM 

  • Số 3 Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh
  • Số 6 Nguyễn Huy Lượng, Phường 14, Quận Bình Thạnh
  • Số 47 Nguyễn Huy Lượng, Phường 14, Quận Bình Thạnh
  •  Đường 400, Ấp Cây Dầu, Phường Tân Phú, Quận 9

Bệnh viện Từ Dũ

Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Hồ Chí Minh

Bệnh viện 103

Địa chỉ:  Số 160, đường Phùng Hưng – Hà Đông – Hà Nội 

Hình ảnh bệnh basedow

Đưa ra một số hình ảnh bệnh basedow ở tình trạng khác nhau của bệnh: Hình ảnh biểu hiện bên ngoài, hình ảnh chụp chiếu, hình ảnh phẫu thuật,….

Dấu hiệu bệnh basedow 

biểu hiện mắt lồi của bệnh basedow

Bệnh nhân basedow thường có dấu hiệu mắt lồi to

Một khối u bướu của bệnh nhân nặng 2kg được loại bỏ sau phẫu thuật

Bác sỹ phẫu thuật một khối u basedow nặng gần 2kg

Một khối u bướu của bệnh nhân nặng 2kg được loại bỏ sau phẫu thuật

Cách phòng bệnh basedow

Để phòng ngừa bệnh basedow, bạn nên

  • Luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng
  • Điều tiết lượng iod cung cấp cho cơ thể, không nên ăn quá mặn 
  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
  • Bổ sung các thực phẩm như cá, hạnh nhân, trứng, sữa, các loại rau xanh để tăng cường chức năng tuyến giáp hiệu quả. 
  • Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi bệnh tật nói chung, trong đó có các bệnh tuyến giáp nói riêng.
  • Không tiếp xúc với thuốc lá do chất nicotine trong thuốc lá có thể tăng nguy cơ mắc các biến chứng trên mắt do bệnh cường giáp cao hơn người bình thường
  • Thường xuyên đi khám bệnh định kỳ để nâng cao sức khoẻ đồng thời sớm phát hiện bệnh để điều trị kịp thời. 

Trên đây là những thông tin về bệnh basedow và cách điều trị hiệu quả nhất. Áp dụng phương pháp điều trị nào còn căn cứ vào thể trạng của từng người bệnh. Bạn nên điều trị càng sớm càng tốt để mang lại hiệu quả điều trị cao.

Rate this post
Tài liệu tham khảo
Trích dẫn
Bình luận Wordpress

Bình luận Facebook