70% người bệnh Basedow đã chữa khỏi hoàn toàn

Bệnh Basedow có chữa được không là câu hỏi mà rất nhiều người băn khoăn khi bị chuẩn đoán mắc phải. Nhưng theo tài liệu ” Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Nội tiết – chyển hóa, Ban hành theo Quyết định số 2879/QĐ – BYT ngày 30 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế ‘ tỉ lệ chữa khỏi bệnh Basedow có thể đạt cao nhất 70% nếu người bệnh được phát hiện sớm và thực hiện đầy đủ các phương pháp điều trị bệnh của bác sỹ. Tham khảo chi tiết qua bài viết từng phần theo nội dung bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Bệnh Basedow có chữa được không?

Bệnh Basedow hay còn gọi là bệnh Graves, bệnh Parry, bướu giáp độc lan tỏa, bệnh cường giáp tự miễn là một bệnh tự miễn thường ảnh hưởng đến tuyến giáp, làm phì đại tuyến giáp lên gấp 2 lần hoặc nhiều hơn (bướu cổ), gây cường giáp (tăng năng tuyến giáp; tuyến giáp hoạt động quá mức), có thể chữa khỏi hoàn toàn và không phải bệnh di truyền khá lành, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Chỉ cần điều trị để trở về trạng thái bình giáp là đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.

Tuy nhiên bệnh cần điều trị trong thời gian dài, sau khi đã bình giáp thì người bệnh vẫn cần duy trì điều trị để bệnh không tái phát, bởi Basedow là bệnh rất dễ tái phát.

Ngoài ra, bệnh Basedow nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, kiên trì, tuân thủ phác đồ điều trị mà bác sĩ chỉ định thì tỉ lệ khỏi bệnh tương đối cao từ 5% – 30 %, thậm chí tỷ lệ khỏi bệnh suốt đời lên trên 60% – 70% và cao hơn thế nữa.

bệnh basedow có chữa được không thì cần sự tư vấn của bác sỹ chuyên khoa

Sử dụng tư vấn của các Bác sỹ chuyên nghành

2. 3 Biểu hiện nhận biết của bệnh Basedow 

Bệnh Basedow nếu được phát hiệu và điều trị sớm hoàn toàn có thể điều trị khỏi hoàn toàn 100% để tăng tỉ lệ chữa khỏi bệnh bản thân người bệnh cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe tổng quát hoặc dựa vào các dấu hiệu sớm của bệnh để chủ động tới các cơ sở y tế đủ điều kiện khám Basedow để tiến hành các phương pháp xét nghiệm cần thiết.

Các triệu chứng lâm sàng bệnh Basedow biểu hiện ở 3 hội chứng chính là:

  • Nhiễm độc giáp
  • Rối loạn cơ mi và cơ vận nhãn ổ mắt
  • Biểu hiện trên da

Đây là 3 hội chứng chính bị ảnh hưởng, cụ thể các biểu hiện chi tiết mà người bệnh có thể dễ dàng theo dõi như sau:

2.1. Biểu hiện hội chứng nhiễm độc giáp do Basedow gây ra

Các biểu hiện hội chứng nhiễm độc giáp bao gồm:

  • Rối loạn chức năng tim mạch, mạch thường đập nhanh trên 100 lần/phút
  • Đánh trống ngực
  • Hồi hộp
  • Khó thở
  • Khó kiềm chế cảm xúc, dễ xúc động, cáu gắt.
  • Mặt đỏ
  • Tăng tiết mồ hôi
  • Hay khát nước
  • Cơ thể thường nóng bức, khó chịu
  • Thường gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa như ăn nhiều nhưng vẫn bị sút cân, đi ngoài phân lỏng, nát.
  • Dấu hiệu của các bệnh liên quan đến thần kinh khác như run tay, run chân.

thường xuyên hồi hộp là dấu hiệu của bệnh basedow

Hồi hộp nóng bức khó chịu trong người là những dấu hiệu bệnh đầu tiên

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt kho có những dấu hiệu đầu tiên này thì bệnh Basedow có chữa được không là điều hoàn toàn nằm trong khả năng của nền y học hiện tại. Tại Việt Nam tỷ lệ chữa khỏi thành công khi ở giai đoạn sớm cũng đạt xấp xỉ 99% và không có biến chứng xả ra.

2.2. 5 biểu hiện rối loạn ở mắt do mắc bệnh Basedow

  • Mắt bị lồi ra do cơ mi trên của mắt bị co
  • Khe mi mở rộng
  • Cơ vận nhãn, cơ mi co không đồng đều
  • Mi dưới bị phù nề 
  • Liệt mắt, sung huyết, phù, một số bệnh nhân có thể bị viêm kết mạc

2.3. Các biểu hiện trên da do Basedow gây ra

  • Phù khu trú ở mặt trước xương chày
  • Rối loạn sắc tố da.

rối loạn sắc tố da là dấu hiệu báo hiệu bệnh basedow

Rối loạn sắc tố da do Basedow gây ra.

Lưu ý: Nếu người bệnh mắc Basedow là nữ giới thì còn có thể xuất hiện các biểu hiện như:

  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Đau mỏi xương khớp
  • Loãng xương

Là phụ nữ khi bước vào giai đoạn trung niên, các biểu hiện này có thể nhầm lẫn với các dấu hiệu của tiền mãn kinh nên người bệnh thường chủ quan không kiểm tra sức khỏe. Có nhiều trường hợp khi có những dấu hiệu rõ ràng hơn mới tiến hành đi khám thì bệnh đã phát triển đến các giai đoạn sau, không thể chữa khỏi hoàn toàn.

3. 3 phương pháp điều trị bệnh Basedow

Mỗi phương pháp điều trị bệnh có đặc điểm và tỉ lệ chữa khỏi hoàn toàn khác nhau. Dưới đây là thông tin sơ bộ cho 3 phương pháp điều trị phổ biến nhất là điều trị ngoại khoa, điều trị nội khoa và sử dụng phóng xạ. Người bệnh nên tham khảo thông tin chi tiết từng phương pháp và xem thống kê tỉ lệ điều trị Basedow thành công của mỗi phương pháp là bao nhiêu

3.1. Điều trị nội khoa

Phương pháp điều trị này thường áp dụng khi bệnh ở giai đoạn đầu được phát hiện sớm hoặc sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh sau khi người bệnh tiến hành phẫu thuật các khối u Basedow. Tỉ lệ chữa khỏi bệnh Basedow là 100% khi người bệnh thực hiện đúng những hướng dẫn và chỉ đạo của Bác sỹ.

Đặc điểm đặc chung

  • Thuốc kháng giáp tổng hợp là loại thuốc chủ lực từ năm 1940
  • Kháng giáp tổng hợp lựa chọn hàng đầu là MMI (KC 13)
  • Các thuốc khác chỉ có vai trò hỗ trợ
  • Thời gian điều trị kéo dài từ 12 đến 18 tháng
  • Người bệnh không phải trải qua một cuộc phẫu thuật.
  • Tuy nhiên tỷ lệ tái phát tương đối cao ở mức 30-50%, thường xuất hiện tác dụng phụ của thuốc và tồn tại bướu giáp gây mất thẩm mỹ.

Các loại thuốc điều trị nội khoa gồm có:

  • Kháng giáp tổng hợp (1940) là thuốc chủ lực
  • Iodide (Lugol)
  • Ức chế beta (+-) tác dụng giảm bớt triệu chứng cường giáp.
  • Corticoid được chỉ định trong trường hợp cường giáp nặng, bão giáp, phẫu thuật…
  • Đa sinh tố

Lưu ý: trong quá trình điều trị, bệnh nhân không được hút thuốc lá bởi thuốc lá làm bệnh mắt nặng lên. Bệnh nhân bị cường giáp nặng thì không sử dụng Aspirin.

Việc bệnh Basedow có chữa được không phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của người bệnh. Đặc biệt là ở Nam giới có thói quen sinh hoạt không tốt như là hút thuốc lá và sử dụng bia rượu quá đà.

Chi tiết về các loại thuốc như sau: 

3.1.1. Thuốc Iodide 

thuốc iodine trực tiếp điều trị bệnh basedow

Dung dịch Lugol 2%

Tác dụng của (Lugol)

  • Ở liều cao, thuốc ức chế sự tổng hợp hormones tuyến giáp, dành cho bệnh nhân sau kháng giáp tổng hợp 1-2 giờ.
  • Ức chế sự phóng thích hormones giáp vào máu
  • Giảm tưới máu tuyến giáp, hạn chế chảy máu lúc mổ
  • Có tác dụng ngắn, tác dụng mạnh vào ngày 5-15, hết tác dụng sau 2-4 tuần.
  • Liều dùng (tốt nhất là 50-100mg/ngày):
  • Lugol 1%: 20-60 giọt (25.3-75.9mg)
  • Thực tế dùng: 20-40 giọt, ngày uống 2 lần.

Iodide (lugol) được chỉ định trong các trường hợp cần hạ nhanh nồng độ hormone tuyến giáp như Basedow cần làm thủ thuật, cường giáp nặng, cơn bão giáp, chuẩn bị phẫu thuật tuyến giáp, có bệnh lý về gan, bị bệnh về tim nặng. 

Tác dụng phụ thường gặp khi điều trị bằng Iodide là nổi mẩn đỏ ngứa trên da, tăng tiết nước bọt, loét miệng, có thể gây bướu giáp thai nhi ở phụ nữ có thai.

Thăm khám bệnh basedow cho phụ nữ có thai cần đặc biệt cẩn thận

Đặc biệt chú ý khi điều chị bệnh Basedow cho phụ nữ đang mang bầu

3.1.2. Ức chế Beta (Propranolol)

Công dụng:

  • Thuốc ức chế Beta liều cao có tác dụng ức chế T4 -> T3 nên làm giảm các triệu chứng cường giáp. 
  • Thuốc chỉ có tác dụng ngoại vi, phải kết hợp với kháng giáp tổng hợp. 
  • Thuốc tác dụng nhanh nhưng ngắn. 
  • Nên cho ức chế β đầy đủ, khi không bình giáp được trước phẫu thuật, không dung nạp kháng giáp tổng hợp, trước khi áp dụng phương pháp RAI hoặc bệnh nhân bị cường giáp nặng… 

Liều dùng là từ 10-40mg, uống ngày 3-4 lần. Thực tế uống 0.25-0.5 viên, ngày uống 2-3 lần. Bệnh Basedow có chữa được không thì việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ đúng liều việc rất là quan trọng.

Lưu ý: Thuốc không được sử dụng cho bệnh nhân có tiền sử hoặc đang bị hen, loét dạ dày, tá tràng, Block A-V, suy tim.

Người bị Suy tim cần thăm khám đặc biệt khi chữa bệnh basedow

Chú ý đối với bệnh nhân có tiền sử bệnh tim

Thuốc kháng giáp tổng hợp

Đối tượng sử dụng thuốc này là các bệnh nhân nữ, nhỏ hơn 50 tuổi, người châu Âu hoặc châu Á. Có một số lưu ý như sau:

  • Bệnh nhân bị cường giáp nhẹ, bướu giáp nhỏ, TRAb thấp thì tỷ lệ khỏi bệnh sẽ cao.
  • Phương pháp thuốc kháng giáp tổng hợp cũng được chỉ định cho bệnh nhân không thể phẫu thuật hay sử dụng phương pháp RAI do bệnh đã nặng hoặc bị ung thư giai đoạn cuối. 
  • Chống chỉ định áp dụng thuốc kháng giáp tổng hợp với bệnh nhân không dung nạp với thuốc.

Kết quả điều trị bằng kháng giáp tổng hợp khá khả quan, các triệu chứng cường giáp được cải thiện sau 2-3 tuần với tỉ lệ cao 60-70% sẽ bình giáp. Tuy nhiên cũng có đến 30-60% bệnh nhân sẽ bị tái phát sau khi ngừng sử dụng thuốc. 

Bệnh Basedow có chữa được không phụ thuộc rất nhiều vào tỷ lệ tái phát sau khi ngừng sử dụng thuốc. Luôn luôn tuân thủ hướng dẫn của các y bác sỹ trực tiếp điều trị bệnh cho mình.

Sử dụng thuốc kháng giáp tổng hợp chữa bệnh basedow

Sử dụng thuốc tây y để điều trị bệnh basedow đem lại hiệu quả cao

Các loại thuốc kháng giáp tổng hợp gồm có:

3.1.3. Thuốc Imidazole: Methimazole, Carbimazole

  • Thuốc có tác dụng ức chế tổng hợp hormones tuyến giáp, thuốc carbimazole.
  • Giảm bướu cổ hạt, vàng da tắc mật, ít độc tính trên gan so với PTU.
  • Áp dụng trong trường hợp bệnh nhân bị cường giáp nặng hoặc cơn bão giáp.
  • Chỉ định dùng cho cả trẻ em, người lớn, phụ nữ có thai ở tam cá nguyệt thứ 2, 3.
  • 10mg Carbimazole chuyển hóa thành khoảng 6mg MMI

3.1.4. Thuốc Thiouracil: PTU

  • Có tác dụng ức chế tổng hợp hormones giáp, ức chế sự chuyển T4 -> T3
  • Được lựa chọn cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Độc tính trên gan
  • Áp dụng cho bệnh nhân cường giáp nặng, cơn bão giáp
  • Liều sử dụng thuốc với từng bệnh nhân khác nhau, tùy thuộc và độ đáp ứng của người bệnh.

3.2. Phương pháp RAI (Sử dụng đồng vị phóng xạ Iốt 131)

Tiến hành xạ trị để chữa bệnh basedow

Điều trị Basedow bằng phương pháp xạ trị

RAI được áp dụng trên thế giới từ năm 1941. Tới năm 1978, Việt Nam đã lần đầu tiên ứng dụng phương pháp này tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Cho đến nay tỉ lệ chữa khỏi bệnh Basedow hoàn toàn với phương pháp này luôn ở mức cao lên tới 80%.

Tác dụng của phương pháp RAI điều trị Basedow là làm phá hủy và làm giảm tổng hợp hormones giáp bằng I-ốt 131

Ưu điểm của phương pháp này là:

  • Giúp kiểm soát được bệnh, giúp giảm triệu chứng bệnh sau 4-8 tuần.
  • Hạn chế các biến chứng của phương pháp điều trị phẫu thuật và tác dụng phụ của phương pháp điều trị bằng uống thuốc.
  • Điều trị bằng RAI tỉ lệ bệnh tái phát ít, chỉ từ 10-30% sau 2 năm điều trị và tỉ lệ tái phát sau đó 5%/năm.
  • Tỷ lệ thất bại khi điều trị nhỏ dưới 20%

Một số biến chứng thường gặp

biểu hiện của căn bệnh basedow

Sau khi điều trị vùng tuyến giáp có thể bị đau

  • Các biến chứng ngắn hạn thường là thi thoảng xảy ra nôn, mửa hoặc người bệnh có thể bị đau vùng tuyến giáp từ 1-3 ngày sau điều trị hay bị viêm giáp do xạ trị -> cường giáp.
  • Biến chứng lâu dài của điều trị bằng RAI là người bệnh có thể bị suy giáp vĩnh viễn, tỉ lệ này lên tới 95%.
  • Bệnh Basedow trên mắt có thể xấu đi và một biến chứng nguy hiểm khác, có thể xảy ra là cường giáp nặng sau điều trị.

Lưu ý:

  • RAI thường chỉ áp dụng điều trị cho bệnh nhân ở Bắc Mỹ, trên 50 tuổi nhưng điều trị nội khoa hoặc từ chối phẫu thuật.
  • Ngoài ra bệnh nhân có bệnh lý về gan, tim, thể trạng yếu không đảm bảo để phẫu thuật cũng là những bệnh nhân được chỉ định điều trị bằng phương pháp này.
  • Ngược lại, RAI không được áp dụng để điều trị cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 5 tuổi, cường giáp nặng không kiểm soát được.

3.3. Phương pháp phẫu thuật 

Phương pháp phẫu thuật trong điều trị basedow

Phương pháp phẫu thuật đem lại hiệu quả cao nhưng tránh lạm dụng

Phương pháp phẫu thuật Kocker 1909 do bác sỹ Kocker sáng tạo ra  và đạt giải Nobel cho lĩnh vực phát triển phẫu thuật điều trị Basedow.

Phẫu thuật thường cân nhắc trước khi áp dụng bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phẫu thuật viên phải có tay nghề cao thì khi thực hiện phẫu thuật mới cho kết quả cao được.

Bệnh Basedow có chữa được không thì phương pháp nhanh nhất hiệu quả nhất vẫn là phương pháp phẫu thuật. Có một số khuyến cao và chỉ định bắt buộc cần tuân thủ như sau:

Khuyến cáo AAT và AACE 2016 thì:

  • Nên lựa chọn bác sĩ phẫu thuật có tay nghề cao thực hiện từ 25-30 ca phẫu thuật/năm. 
  • Nên chọn cắt giáp trọn hoặc gần trọn. 
  • Trước phẫu thuật bệnh nhân cần bình giáp = MMI, cho UC beta, cho Lugol 10 ngày trước phẫu thuật. 
  • Đánh giá Canxi và 25OH-vitD 
  • Hydrocortison trước phẫu thuật và sau phẫu thuật. 
  • Sau phẫu thuật cần ngưng dùng kháng giáp tổng hợp, giảm liều UC beta, và bù hormone giáp cho cơ thể, đồng thời bù calcitriol. 

Chỉ định đối tượng phẫu thuật:

bệnh nhân có khối u basedow lớn cần tiến hành phẫu thuật

Bệnh Basedow ở giai đoạn cuối thường có biểu hiện khối u ở cổ lớn

  • Bệnh nhân có tuyến giáp rất lớn > 80g. 
  • Bệnh Basedow và có kết hợp với nhân giáp nghi ngờ ác tính, nhân giáp lớn hơn 4cm (nhân không chức năng hoặc giảm chức năng) 
  • Có triệu chứng chèn ép tại chỗ. 
  • Bệnh nhân có thai nhưng không dung nạp được với kháng giáp tổng hợp. 
  • Thất bại với phương pháp điều trị nội khoa hoặc RAI 
  • TRAb cao và có bệnh lý mắt do Basedow trung bình – nặng 
  • Có thể áp dụng cho bệnh nhân là trẻ em dưới 5 tuổi. 

Phẫu thuật chống chỉ định với bệnh nhân có bệnh lý tim phổi nặng, bệnh nhân có thai đang trong kỳ tam cá nguyệt thứ 1, thứ 3. 

Bệnh Basedow có chữa được bằng phương pháp phẫu thuật thì tỷ lệ khỏi bệnh thường cao hơn nhiều so với các phương pháp khác. Tuy nhiên nếu người bệnh đã cắt bỏ tuyến giáp thì sau phẫu thuật cần phải có các biện pháp hỗ trợ nội khoa mới thực sự khỏe mạnh.

4. Lưu ý phòng bệnh Basedow

Để phòng bệnh Basedow tái phát người bệnh nên lưu ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, điều độ. Theo đó chế độ ăn uống hợp lý là nên ăn những thực phẩm:

4.1. Bệnh nhân Basedow nên ăn gì

Bệnh nhân Basedow nên ăn những thực phẩm như:

  • Giàu đạm
  • Giàu calo
  • Thực phẩm có chỉ số đường thấp
  • Thực phẩm giàu kẽm và canxi
  • Thực phẩm giàu vitamin A, E.

4.2. Bệnh nhân Basedow kiêng ăn gì

Bên cạnh đó nên hạn chế những thực phẩm:

  • Thực phẩm có hàm lượng i ốt cao.
  • Thịt đỏ, sữa.
  • Các chế phẩm từ sữa.
  • Thực phẩm chứa nhiều đường.
  • Gia vị cay nóng.
  • Các chất kích thích.
  • Đồ uống chứa cồn như bia, rượu.

4.3. Chế độ sinh hoạt người mắc bệnh Basedow

Về chế độ sinh hoạt người bệnh cần chú ý 4 không dưới đây:

  • Không làm việc nặng
  • Không nên thức khuya
  • Không hút thuốc lá
  • Không buồn bã, stress.

tập thể dục thường xuyên ngăn ngừa bệnh basedow tái phát

Thường xuyên tập luyện thể dục nâng cao sức khỏe

Ngoài ra sau điều trị khi bệnh đã tương đối ổn định thì để nâng cao sức khỏe bệnh nhân nên tập thể dục nhẹ nhàng, các bài tập vừa sức để duy trì sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.

Như vậy, tùy thuộc vào tình trạng, mức độ bệnh cũng như khả năng đáp ứng của người bệnh mới có thể biết được chính xác bệnh Basedow có chữa được không. Tuy nhiên tiên lượng về bệnh tương đối khả quan, người bệnh hoàn toàn có thể tin tưởng khả năng khỏi bệnh của mình.

5/5 - (3 bình chọn)
Tài liệu tham khảo
Trích dẫn
Bình luận Wordpress

Bình luận Facebook