Đối với phụ nữ mang thai, giữ gìn sức khỏe là điều vô cùng quan trọng. Bệnh basedow ở phụ nữ mang thai có ảnh hưởng thế nào đến mẹ và bé? Phụ nữ mắc basedow có thể mang thai hay không? Hãy cùng trẻ lời những câu hỏi này ngay dưới đây.
Nội dung bài viết
Nguyên nhân nào gây bệnh basedow ở phụ nữ mang thai?
Basedow có thể sinh ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
- Do hormon HCG tăng quá cao trong quá trình mang thai:
Trong thời đầu của thai kỳ, thai nhi chưa hình thành tuyến giáp. Vì vậy cơ thể mẹ sẽ tự động tăng cường hormone tuyến giáp để cung cấp cho thai nhi qua nhau thai. Sự tăng trưởng hormon này gây ra sự thay đổi của một số cơ quan của cơ thể mẹ và có thể gây ra bệnh.
Các triệu chứng của bệnh cường giáp basedow khá giống với các triệu chứng của thời đầu thai kỳ như thèm ăn, rối loạn nội tiết, rối loạn tiêu hoá nên người bệnh thường rất khó phát hiện.
- Rối loạn hệ miễn dịch:
Hệ miễn dịch rối loạn có thể dẫn đến sự hoạt động quá mức của tuyến giáp. Đây chính là tiền đề gây ra bệnh basedow. Ngoài ra, những người bị rối loạn hệ thống miễn dịch như bệnh tiểu đường tuýp 1 hay viêm khớp dạng thấp… đều có nguy cơ gia tăng mắc bệnh basedow.
- Do di truyền từ gia đình:
Các nghiên cứu cho thấy có đến hơn 15% số ca bệnh basedow là do di truyền từ các người thân trong gia đình.
- Nhiễm trùng gần tuyến giáp:
Những sự nhiễm trùng xảy ra gần vị trí tuyến giáp có thể gây tình trạng rối loạn tuyến giáp làm tăng cường hormone gây cường giáp basedow.
- Bổ sung quá nhiều iod
Hàm lượng iod trong cơ thể quá cao cũng gây kích thích sự tăng cường sản sinh hormon gây cường giáp.
- Trong thời kỳ mang thai, một số loại thuốc giúp nhịp tim đập ổn định cũng gây ra bệnh basedow.
Bệnh basedow có biểu hiện như thế nào ở phụ nữ mang thai?
Các biểu hiện về bệnh basedow thường gặp ở phụ nữ mang thai gồm có:
- Xuất hiện chứng nôn nghén nặng
- Giảm cân hoặc không tăng cân như mong đợi
- Nhịp tim nhanh và thở nhanh
- Có cảm giác thèm ăn, ăn nhiều nhưng không tăng cân trong vài tháng liền
- Tăng tiết mồ hôi và chịu nóng kém
- Có u ở cổ, sưng đau ở cổ hoặc có biểu hiện lồi mắt
- Lo âu, bồn chồn, mệt mỏi hoặc khó ngủ
- Run rẩy và yếu cơ
- Tăng huyết áp, đau đầu, buồn nôn và mắt mờ
- Tuyến giáp có thể thay đổi về kích thước to lên trong quá trình mang thai
Kiểm tra và tầm soát basedow khi mang thai
Các triệu chứng khi mắc bệnh basedow ở phụ nữ mang thai thường khá giống với các dấu hiệu thai nghén thời kỳ đầu, rất dễ gây nhầm lẫn cho một số người. Vì vậy phụ nữ mang thai nên đi thực hiện một số gói tầm soát ung thư hoặc đi kiểm tra tuyến giáp để có thể nhanh chóng phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Việc tầm soát sẽ giúp phát hiện sớm các bệnh lý tuyến giáp ở phụ nữ mang thai, giảm các biến chứng, ngăn ngừa khả năng tử vong ở cả mẹ và con.
Việc tiến hành tầm soát basedow ở phụ nữ có thai nên chú ý cho những đối tượng sau đây
- Đã có tiền sử được chẩn đoán mắc bệnh như Basedow, suy giáp, bướu cổ đơn thuần, bướu nhân tuyến giáp…
- Có người thân trong gia đình từng mắc bệnh basedow hoặc các bệnh về tuyến giáp
- Những người đã từng bị bệnh tuyến giáp trong những lần mang thai trước đó
- Có tiền sử sản khoa như: Sảy thai, thai chết lưu, đẻ non, đẻ con bị dị tật bẩm sinh…
- Bị bệnh tiểu đường tuýp 1
- Có mắc các bệnh tự miễn như: viêm khớp dạng thấp, lupus…
Hiện nay rất nhiều bệnh viện đều có tiến hành khám tầm soát basedow nên bạn có thể đến đăng ký khám bệnh để phát hiện bệnh sớm nhất có thể.
Bệnh basedow ảnh hưởng như thế nào đến sinh sản?
Bệnh Basedow không chỉ ảnh hưởng tới cơ thể mẹ mà còn có tác động trực tiếp tới thai nhi:
- Ảnh hưởng đến người mẹ:
Mẹ sẽ có nguy cơ cao bị suy tim, nhiễm độc giáp cấp, rút ngắn tuổi thọ và gây ảnh hưởng tới sức khoẻ sau sinh trầm trọng.
- Ảnh hưởng đến thai nhi:
Khoảng 1% các bé sau sinh có thể mắc bệnh suy giáp.
Thương gặp là hiện tương, thai nhi có thể bị sinh non hoặc thiếu oxy trong bụng mẹ, làm ảnh hưởng nặng nề tới quá trình phát triển cả thể chất và trí não của bé sau này.
Nhìn chung, bệnh basedow ở phụ nữ mang thai khá nguy hiểm. Thậm chí, một số trường hợp còn dẫn tới khó sinh, có thể gây ra tử vong cho cả mẹ và bé. Vì vậy, thai phụ cần thường xuyên đi kiểm tra để có thể phát hiện và điều trị bệnh sớm, hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Điều trị basedow ở phụ nữ mang thai
Với các trường hợp basedow nhẹ ở thời đầu thai kỳ, bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm máu theo dõi lượng hormon hàng tháng để xác định tình trạng bệnh. Khi này, bệnh nhân có thể chưa được chỉ định dùng thuốc kháng giáp để ít gây ảnh hưởng đến thai nhi hơn.
Nếu tình trạng cường giáp nặng hơn, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc thuốc kháng giáp trạng tổng hợp PTU và việc làm các xét nghiệm TSH, hormon tuyến giáp hàng tháng để hạn chế tối đa suy giáp cho cả mẹ và thai nhi, đồng thời trẻ cũng có thể bú sữa mẹ.
Với những bệnh nhân không thể điều trị với thuốc kháng giáp trạng tổng hợp do dị ứng thuốc hoặc do bướu giáp sưng to gây phình cổ, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật cắt tuyến giáp cần được xem xét kỹ lưỡng vì có thể gây nguy hiểm và ảnh hưởng tới thai nhi do quá trình gây mê nguy cơ cao trong phẫu thuật. Phẫu thuật có thể được thực hiện để cắt bỏ toàn bộ hoặc cắt bỏ một phần tuyến giáp.
Với phụ nữ đang mai thai và cho con bú, đặc biệt chống chỉ định với phương pháp xạ trị iod 131 vì có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi.
Lựa chọn sinh thường hay sinh mổ khi bị basedow?
Lựa chọn sinh thường hay sinh mổ với thai phụ bị bệnh basedow cũng là vấn đề rất nhiều người bận tâm. Một số thai phụ còn băn khoăn việc có nên bỏ thai không, vì sợ ảnh hưởng tới sự phát triển của con sau này. Tuy nhiên, việc này không cần thiết. Trên thực tế, nếu tuân thủ quy trình điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ đưa ra, thai phụ vẫn có thể điều trị ổn định và sinh con bình thường, khỏe mạnh.
Ngoài ra, lựa chọn việc sinh thường hay sinh mổ còn phải tùy thuộc vào sức khoẻ và tiến triển bệnh của thai phụ.
Nếu phát hiện bệnh basedow trong giai đoạn đầu thai kỳ, thai phụ thường được chỉ định ngưng thuốc, đồng thời kiểm tra xét nghiệm máu hằng tháng để đề phòng trường hợp hormon tăng cao gây tình trạng khó sinh.
Thai phụ bị basedow nặng có thể được chỉ định dùng một số thuốc kháng giáp trạng tổng hợp để tránh suy giáp cho mẹ và bé.
Bệnh nhân basedow có thể sinh non, có tình trạng thiếu oxy cho bé lúc sinh hoặc tiền sản giật ở mẹ. Vì vậy, sinh mổ sẽ đem đến tiên lượng tốt hơn cho cả mẹ và bé. Bên cạnh đó, sinh mổ cũng giúp hạn chế các trường hợp suy tim, nhiễm độc giáp cấp cho mẹ.
Bệnh Basedow chắc chắn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, bệnh basedow ở phụ nữ mang thai sẽ không quá nguy hiểm đến tính mạng nếu được điều trị đúng cách. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Chúc bạn nhiều sức khỏe.