Những dấu hiệu ung thư phổi sớm và cách phòng bệnh

Ung thư phổi là căn bệnh đứng hàng đầu gây tử vong tại Việt Nam hiện nay. Dấu hiệu ung thư phổi nào cảnh báo bạn đã và đang mắc bệnh? Phát hiện bệnh nhờ những dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu bệnh nhân sẽ loại bỏ được tình trạng bệnh sớm, hiệu quả hơn nhiều.

Ung thư phổi là gì, yếu tố gây nguy cơ bệnh ung thư phổi

Có thể khẳng định rằng ung thư phổi là bệnh lý nguy hiểm gây tử vong cao ở nước ta hiện nay. Xu hướng bị ung thư phổi ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa hơn tại Việt Nam. Khoảng 12% bệnh nhân bị ung thư mắc chứng ung thư phổi trên toàn thế giới.

Các yếu tố gây nguy cơ ung thư phổi bao gồm:

  • Giới tính: dấu hiệu ung thư phổi ở nam giới rõ ràng hơn nhưng không tăng bằng nữ giới.

  • Vị trí địa lý: Tại châu Âu và Bắc Mỹ có tỷ lệ người ung thư phổi cao, tiếp theo là châu Á và Nam mỹ và cuối cùng là châu Phi.

  • Hút và ngửi khói thuốc lá.

  • Nghề nghiệp: một số nghề nghiệp dễ dẫn tới ung thư phổi như ngành nghề có tiếp xúc amiăng, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp nhựa, khí đốt….

  • Các bệnh ở phế quản phổi do đã từng có sẹo xơ. Một số bệnh lý liên quan tới sẹo xơ phổi như lao, nhồi máu phổi, viêm phổi hoặc bệnh bụi phổi.

  • Ô nhiễm không khí: do hơi đốt ở gia đình, xí nghiệp, hơi xả ra từ các động cơ.

  • Di truyền: chưa được chứng minh, nhưng có thể có yếu tố gia đình liên quan đến một số đột biến gen.

dấu hiệu ung thư phổi,dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu,dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn 1,dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn 2,dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn cuối

>> Tầm soát ung thư phổi như thế nào? Địa chỉ nào uy tín?

Những dấu hiệu ung thư phổi sớm

Chăm sóc sức khỏe thật tốt và có phương án nhận ra dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn 1, giai đoạn 2… để có thể có được cách điều trị bệnh hợp lý là vô cùng quan trọng. Không phải ai cũng nhận ra được sự khác thường trong cơ thể để đi khám, điều trị bệnh.

Đến khi xác định được những dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn cuối thì bệnh đã di căn và ảnh hưởng tới nhiều bộ phận khác. Do vậy nắm vững những dấu hiệu triệu chứng này bệnh nhân sẽ phát hiện bệnh sớm như:

  • Ho nhiều: 70% bệnh nhân ung thư phổi xuất hiện hiện tượng khó thở, ho ra máu, viêm phổi tái diễn, đau ngực.

  • Đau tay, vai và các ngón tay

  • Sụt cân, ăn không ngon miệng, càng ngày khối u càng trao đổi chất mạnh cho nên gây nên tình trạng bệnh nhân càng gầy gò, ốm yếu hơn.

  • Thường xuyên bị nhiễm trùng: ghi nhận ở nhiều người thường thấy ung thư phổi gây ra tình trạng nhiễm trùng ảnh hưởng đến đường hô hấp và dẫn đến các bệnh như viêm phế quản hoặc các bệnh nhiễm trùng mãn tính khác. Tốt nhất bệnh nhân nên dành thời gian đi chụp X-quang phổi để biết mình có nguy cơ bị ung thư phổi hay không.

  • Bất thường ở các mô vú: Đây là dấu hiệu ung thư phổi ở nữ giới phổ biến nhưng người ta nhìn thấy rõ triệu chứng này ở nam nhiều hơn. Lúc này ngực to lên bất thường, nội tiết bị kích thích bất thường ảnh hưởng tới chất lượng sống.

dấu hiệu ung thư phổi,dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu,dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn 1,dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn 2,dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn cuối

>> Sữa cho người ung thư phổi tốt hiện nay 

Cách phòng ngừa ung thư phổi nên nắm rõ

Vậy khi xuất hiện những dấu hiệu của bệnh ung thư phổi thì bệnh nhân nên làm gì? Tất nhiên đi khám và điều trị gấp là cách tốt nhất để loại bỏ bệnh ung thư phổi cho con người.

Tuy nhiên tốt nhất người bệnh vẫn nên biết cách phòng tránh ung thư phổi để bệnh không làm hại tới bản thân. Một số cách phòng ngừa ung thư phổi phải kể đến là:

  • Bỏ thuốc lá, không ngửi mùi thuốc lá dù là chủ động hay bị động. Hút thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ung thư, bỏ thuốc lá có thể giảm rõ rệt tỷ lệ mắc ung thư phổi.

  • Tập thể dục thể thao thường xuyên: Đây là cách detox cơ thể, tăng cường sức đề kháng để giảm nguy cơ mắc ung thư phổi và nhiều bệnh lý khác tốt nhất hiện nay. Bạn nên chọn bộ môn vừa sức, không nên gắng quá sức ảnh hưởng tới sức khỏe của mình.

  • Nên có chế độ ăn giàu rau xanh và hoa quả: Hãy ăn các loại rau đa dạng, nhiều màu sắc khác nhau như súp lơ, rau chân vịt, hành, táo, cà chua, cam… Những thực phẩm này không chỉ có thể phòng bệnh hiệu quả mà còn rất tốt cho những bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch vành…

  • Tốt nhất nên tránh tiếp xúc với phóng xạ và kim loại nặng, làm việc trong môi trường bị rò rỉ hóa chất. Nên áp dụng các biện pháp bảo hộ hiệu quả, tránh hoặc giảm tối thiểu việc tiếp xúc với những yếu tố độc hại gây ung thư.

dấu hiệu ung thư phổi,dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu,dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn 1,dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn 2,dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn cuối

>> Chữa ung thư phổi ở đâu, chữa thế nào? 

Mong rằng với những chia sẻ của chúng tôi về dấu hiệu ung thư phổi di căn và không di căn trên bệnh nhân đã biết cách phòng tránh bệnh thật tốt. Cho dù bệnh nhân nghi ngờ hay chắc chắn bị bệnh thì cũng nên tới bác sĩ, các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị bệnh thật tốt.

Tránh tình trạng “tiền mất tật mang” ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng sống mà bệnh tình vẫn không chữa được. Khi có những dấu hiệu bệnh thì bạn có thể đặt câu hỏi tại bình luận, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bệnh nhân cách chăm sóc cơ thể, phòng tránh cũng như hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất cho mọi người.

Rate this post
Tài liệu tham khảo
Trích dẫn
Bình luận Wordpress

Bình luận Facebook