90% U tuyến giáp không nguy hiểm nếu khối u phát triển thành ung thư

U tuyến giáp có thể gây nguy hiểm cho người bệnh đặc biệt là khi người bệnh u tuyến giáp không có phương án điều trị bệnh phù hợp. Thực chất u tuyến giáp là bệnh có tiên lượng khá tốt, hầu hết đều là các u lành và chỉ khoảng 3% là u ác tính. Phát hiện u tuyến giáp sớm người bệnh hoàn toàn có cơ hội điều trị hoàn toàn và thậm chí có thể kéo dài thêm 20 tuổi sống.Mức độ nguy hiểm của u tuyến giáp còn phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh.

1. Giai đoạn nào của u tuyến giáp nguy hiểm nhất

U tuyến giáp lành tính thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh

U tuyến giáp giai đoạn đầu thường là u tuyến giáp lành tính chiếm đến hơn 90% số ca bệnh. Ở giai đoạn này thường không gây nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức mạnh của người bệnh vì giai đoạn này kích thước khối u còn nhỏ, có hình thành khối u trước cổ.

Khối u này thường chuyển động theo nhịp thở của người bệnh và có thể phát hiện nếu đứng trước gương. Tuy nhiên lại không gây nguy hiểm gì cho người bệnh.

U tuyến giáp ác tính khi phát triển sang giai đoạn cuối tức là khối u phát triển thành ung thư tuyến giáp sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Biểu hiện của giai đoạn này thường thấy rõ hơn khi người bệnh liên lục có biểu hiện khó thở, khó nuốt, khản tiếng mất tiếng ….

U tuyến giáp ác tính di căn là tình trạng nghiêm trọng của bệnh nhân mắc bệnh này. U tuyến giáp có thể di căn sang các cơ quan như phổi, gan, thận và gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm. 

2. Biến chứng nào của U tuyến giáp nguy hiểm nhất

Có nhiều biến chứng của u tuyến giáp, nếu không điều trị u tuyến giáp kịp thời ngay ở những giai đoạn đầu tiên. Biến chứng, di chứng mà bệnh u tuyến giáp để lại sẽ ngày càng nặng. Cụ thể:

  • U tuyến giáp có thể hoạt động mạnh gây ra cường giáp biểu hiện bằng các triệu chứng như hay lo âu, hồi hộp, căng thẳng, dễ đổ mồ hôi và yếu cơ.
  • Các trường hợp không điều trị sớm u tuyến giáp lành tính có thể biến chứng thành u ác tính, gây ra chèn ép thực quản và khí quản gây khó nuốt, khó thở, thậm chí là ngưng thở khi ngủ. 
  • U tuyến giáp ác tính có thể biến chứng và di căn gây nguy hiểm đến người bệnh. U tuyến giáp nếu không điều trị kịp thời có thể di căn sang gan, não, phổi vô cùng nguy hiểm, thậm chí người bệnh có thể tử vong vì những biến chứng này. 

Biến chứng của u tuyến giáp gây ảnh hưởng đến sức khỏe

3. Cách kiểm tra u tuyến giáp

  • Xét nghiệm máu là phương pháp nhằm phát hiện những chỉ số TSH, T3, T4 bất thường trong máu, nhờ đó xác định chính xác bệnh nhân có bị u tuyến giáp hay không
  • Sinh tiết tế bào là phương pháp thường được chỉ định sau siêu âm màu nhằm xác định u lành hay ác tính. Bệnh nhân sẽ được lấy một ít tế bào lòng từ vị trí tế bào u tuyến giáp. sau đó đưa lên kính hiển vi để nhìn và nghiên cứu sự thay đổi của tế bào. Qua đó xác định chính xác tình trạng u có nguy hiểm hay không. 
  • Chụp CT cũng là phương pháp có thể xác nhận được vị trí, kích thước, sự di căn của khối u trong cơ thể. Hiện này kỹ thuật chụp PET/CT là kỹ thuật hiện đại nhất được ứng dụng trong xét nghiệm u tuyến giáp cho kết quả chính xác tuyệt đối. 
  • Tập trung iod là phương pháp xét nghiệm u tuyến giáp lợi dụng khả năng bắt iod của tế bào tuyến giáp. Các tế bào trong tuyến giáp thường “bắt” các iod có trong thực phẩm để kích thích sự sản sinh hormone của tuyến giáp, chúng không có khả năng phân biệt iod trong thực phẩm và iod phóng xạ. Các tế bào ung thư trong tuyến giáp cũng có khả năng tương tự này. Vì vậy khi đưa một lượng iod phóng xạ vừa đủ vào cơ thể dựa vào mức độ tập trung của nó trên các tế bào tuyến giáp để xác định bệnh. 
  • Siêu âm là phương pháp được chỉ định đầu tiên nhằm xác định vị trí, kích thước tình trạng khối u trong tuyến giáp một cách chính xác. Tuy nhiên một nhược điểm của siêu âm màu là khó có thể xác định tình trạng u lành tính hay ác tính. 

Siêu âm xác định kích thước vị trí u tuyến giáp

4. Cách chữa u tuyến giáp

Tuỳ thuộc vào tính trạng phát bệnh, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị khác nhau. 

4.1. Với u tuyến giáp lành tính

Với u lành tính, nếu phát hiện sớm u ở kích thước nhỏ thì bác sĩ thường chỉ định người dùng có thể theo dõi sự phát triển của u để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. 

Bệnh nhân có u lành tính ở giai đoạn đầu thường được chỉ định thay đổi chế độ ăn uống khoa học để làm giảm kích thước u. Bệnh nhân sẽ được cho về nhà sử dụng các loại thuốc điều trị phù hợp để làm triệt tiêu tế bào u có hại mà không cần phải phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. 

Tuy nhiên nếu u tuyến giáp phát triển, gây khó khăn trong việc sinh hoạt như khó thở, khó nuốt, u phình to trước cổ sẽ có thể áp dụng các liệu pháp sau:

  • Liệu pháp hormon tuyến giáp để kích thích sản xuất các hormone cần thiết giúp duy trì hoạt động bình thường cho tuyến giáp
  • Phẫu thuật để loại bỏ tuyến giáp ngăn ngừa tình trạng di căn của tế bào ung thư sang các cơ quan khác gây ra bệnh nguy hiểm hơn. 

4.2. Với u tuyến giáp ác tính

Với các u ác tính, bên cạnh phương pháp phẫu thuật loại bỏ tuyến giáp và ngăn ngừa di căn bệnh nhân còn được chỉ định thêm một số phương pháp khác như 

  • Điều trị bằng phóng xạ iod: lợi dụng tia phóng xạ iod nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư. Tia phóng xạ IOD 131 thường được chỉ định trong điều trị u tuyến giáp vì mang lại hiệu quả cao. 
  • Cắt đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần là phương pháp phá hủy khối u bằng nhiệt bằng cách lợi dụng sự ma sát của các iod trong mô dưới tác động của dòng điện xoay chiều có tần số cao. Đốt sóng cao tần loại bỏ u tuyến giáp là phương pháp mới được sử dụng và ngày càng được ứng dụng nhiều hơn vì không để lại sẹo và ít tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị khác.

điều trị u tuyến giáp một cách hiệu quả nhất

5.Chế độ sinh hoạt của bệnh nhân u tuyến giáp

5.1 U tuyến giáp kiêng gì

Bệnh nhân  u tuyến giáp thay đổi chế độ ăn uống khoa học để việc điều trị được hiệu quả. Bệnh nhân mổ tuyến giáp cần kiêng ăn một số thực phẩm

  • Rượu bia và các chất kích thích không những không tốt cho sức khỏe mà còn gây cản trở sự sản sinh các hormon tuyến giáp khiến bệnh nặng hơn.
  • Đậu nành và rau cải có chứa nhóm chất goitrogens làm ngăn cản quá trình sản sinh hormon tuyến giáp của cơ thể
  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ và đường cũng là thực phẩm nên hạn chế trong quá trình điều trị u tuyến giáp vì chúng gây khó tiêu, đồng thời khiến người bệnh tăng cân do hoạt động chuyển hoá năng lượng kém.
  • Thực phẩm giàu iod do gây cản trở sự hình thành hormon tuyến giáp của cơ thể. 

5.2 U tuyến giáp nên ăn gì

Bệnh nhân u tuyến giáp nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể bị việc điều trị u tuyến giáp khá ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.Bệnh nhân có thể ăn các món bổ dưỡng như yến sào, trứng, chân giò hầm, nhung hươu và các thực phẩm như rau xanh, trái cây vv..  Cần cân bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp với người bệnh, có thể hỏi qua ý kiến của bác sĩ để hỗ trợ cho quá trình hồi phục sức khỏe của bệnh nhân được nhanh chóng hơn.

Qua những chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp bạn giải đáp băn khoăn u tuyến giáp có nguy hiểm không. Đừng quên đi khám bệnh định kỳ thường xuyên để có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị hiệu quả nhất nhé. 

Rate this post
Tài liệu tham khảo
Trích dẫn
Bình luận Wordpress

Bình luận Facebook