Cắt tuyến giáp là một trong những hình thức bất đắc dĩ cần thực hiện nếu xuất hiện bệnh lý ở bộ phận này. Liệu cắt tuyến giáp có ảnh hưởng gì không và những trường hợp nào có thể cắt được tuyến giáp nếu được sự cho phép của bác sĩ?
Nội dung bài viết
Vai trò của tuyến giáp
Tuyến giáp là bộ phận vô cùng quan trọng của hệ nội tiết. Nhờ tuyến giáp mà hoạt động chung của hệ nội tiết được đảm bảo, giúp trao đổi chất một cách dễ dàng nhất. Chức năng chính của tuyến giáp phải kể đến bao gồm:
-
Sản xuất các loại hormone thiết yếu cho cơ thể.
-
Đảm bảo quá trình trao đổi chất, hoạt động của tim mạch diễn ra bình thường.
-
Hormone tuyến giáp cũng góp phần vào quá trình phát triển toàn diện cơ thể.
Nếu để chức năng của tuyến giáp bị suy giảm thì chắc chắn cơ thể bạn sẽ chịu nhiều ảnh hưởng. Do vậy hãy chủ động chăm sóc sức khỏe, kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm và có phương thức điều trị thích hợp nhất.
Khi nào nên cắt tuyến giáp?
Không phải ai cũng có thể bị loại bỏ tuyến giáp khi bị bệnh lý này. Có người sẽ phải cắt bỏ một phần nhưng có người phải cắt toàn bộ tuyến giáp mới có thể điều trị bệnh thành công.
Cắt bỏ một phần tuyến giáp
Cắt bỏ tuyến giáp một phần chỉ dành cho những bệnh nhân bị u lành tính nhưng kích thước quá lớn. Bác sĩ sẽ chỉ định những bệnh nhân này nên cắt bỏ tuyến giáp một phần. Mục đích chính là để giúp các cơ quan xung quanh không bị chèn ép, chịu áp lực từ khối u kích thước lớn.
Bên cạnh u lành tính thì những bệnh nhân bị u ác tính giai đoạn đầu cũng có thể cắt bỏ một phần tuyến giáp. Trong giai đoạn này bệnh nhân xuất hiện u tuyến giáp với kích thước nhỏ, chưa ảnh hưởng nhiều tới các cơ quan khác.
Cắt 2 thùy tuyến giáp
Nếu u tuyến giáp đã xâm lân, di căn tới các bộ phận, cơ quan khác thì cần cắt tuyến giáp toàn phần ngay. Lúc này kích thước khối u lớn hơn 4cm, lúc này bác sĩ sẽ chỉ định cắt toàn bộ tuyến giáp và điều trị bệnh bằng i ốt phóng xạ sau khi đã phẫu thuật.
Cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng gì không?
Có rất nhiều bệnh nhân tiến hành cắt bỏ tuyến giáp và lo lắng rằng liệu tác dụng phụ khi cắt tuyến giáp hay không? Sau khi phẫu thuật bệnh nhân cũng có thể gặp phải một số biến chứng không đáng có. Tuy nhiên tỷ lệ biến chứng này rất thấp cho nên bệnh nhân không cần quá lo lắng.
Biến chứng sau khi cắt tuyến giáp
Người bệnh sau khi tiến hành cắt bỏ tuyến giáp sẽ đối mặt với những biến chứng có thể như: chảy máu, khó thở, nhiễm trùng, nhiễm độc giáp,… Lúc này người bệnh cần tới khám bác sĩ sớm để phòng tránh những ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe con người.
Hiện tượng chảy máu xuất hiện sau khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp khoảng 24 tiếng đồng hồ. Hiện tượng này rất khó kiểm soát và gây ra những nguy hiểm không đáng có, có thể gây nguy hiểm cả tính mạng con người.
Ngoài ra bệnh nhân còn có thể đối mặt với hiện tượng khó thở hoặc xuất hiện cục máu đông ở gần vết mổ. Đặc biệt một số bệnh nhân không chăm sóc sức khỏe đúng cách rất dễ bị nhiễm trùng tuyến giáp. Lúc này bệnh nhân cần dùng kháng sinh để điều trị tích cực nhất.
Biến chứng sau một thời gian phẫu thuật
Bên cạnh những biến chứng sau khi cắt bỏ tuyến giáp trên thì bệnh nhân cũng có thể xuất hiện những biến chứng sau một thời gian dài phẫu thuật khác. Người bệnh không nên lơ là mà cần chăm sóc sức khỏe thật tốt, ăn uống hợp lý và tăng cường thêm sức đề kháng cho cơ thể.
Một số biến chứng nguy hiểm như tổn thương dây thần kinh ở thanh quản hoặc tổn thương các tuyến cận giáp. Một số bệnh nhân gặp phải tình trạng suy giáp, các triệu chứng không rõ ràng cho nên khi điều trị bệnh sẽ trở nên khó khăn hơn với người bệnh.
Chăm sóc bệnh nhân cắt tuyến giáp ra sao?
Không ai mong muốn bất cứ một biến chứng nào xảy ra khi gặp phải tình trạng cắt bỏ tuyến giáp như trên. Do vậy người bệnh nên tìm hiểu kỹ khi nào phải cắt tuyến giáp và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định thực hiện.
Không những vậy người bệnh cần có phương án chăm sóc sức khỏe thật tốt để có thể loại bỏ tình trạng bệnh lý này ra khỏi cơ thể. Tốt nhất hãy bổ sung canxi cho người cắt tuyến giáp để có thể giảm thiểu những ảnh hưởng của bệnh đối với sức khỏe con người.
Mọt chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, giảm thiểu các loại dầu thực vật nhất là từ đậu nành, các chế phẩm từ đậu, rau cải, các chất kích thích khác… Thường xuyên thể dục thể thao, nâng cao sức đề kháng để phòng tránh tái phát bệnh ung thư tuyến giáp.
Đặc biệt người bệnh nên khám định kỳ sức khỏe để biết được tình trạng bệnh của mình. Không những vậy việc khám sức khỏe định kỳ còn phát hiện ung thư sớm và điều trị sớm tránh ảnh hưởng tới tính mạng bệnh nhân.
Kết luận
Hy vọng với những thông tin về cắt tuyến giáp và những ảnh hưởng của phẫu thuật này, bệnh nhân sẽ biết cách chăm sóc sức khỏe thật tốt. Phòng tránh các bệnh về tuyến giáp là cách để bệnh nhân khỏe hơn mỗi ngày!