Xét nghiệm nước tiểu là một loại xét nghiệm phổ biến, được thực hiện để chẩn đoán các bệnh về đường tiết niệu, thận và gan. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cụ thể về các thông số trong nước tiểu liên quan đến bệnh nào.
Nội dung bài viết
Xét nghiệm nước tiểu là gì?
Xét nghiệm nước tiểu là một phương pháp phân tích được thực hiện trên mẫu nước tiểu dùng để phát hiện và quản lý tình trạng các bệnh như bệnh thận, đái tháo đường hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.
Kết quả xét nghiệm nước tiểu sẽ cho thấy sự hiện diện, nồng độ các chất trong nước tiểu và chất lượng của nước tiểu, thông qua đó thể hiện tình trạng sức khoẻ của người xét nghiệm.
Màu nước tiểu thể hiện được tình trạng sức khỏe
Ví dụ, nước tiểu đục thì có thể bạn đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nồng độ protein tăng cao thì có khả năng thận bạn có vấn đề. Kết quả xét nghiệm có bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện thêm các xét nghiệm khác để xác nhận nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Như vậy, khi nước tiểu có xuất hiện mùi khó chịu, màu sắc bất thường, bạn đi tiểu bị buốt, rắt, tiểu nhiều thì cần đi xét nghiệm để xác định tình trạng bệnh.
Xét nghiệm nước tiểu để làm gì?
Xét nghiệm nước tiểu là một trong những loại xét nghiệm phổ biến nhất, thường được thực hiện với mục đích sau:
-
Chẩn đoán bệnh: Khi bạn có biểu hiện đau lưng, đau bụng, đau khi đi tiểu, tiểu nhiều, có máu trong nước tiểu hoặc các vấn đề tiết niệu khác, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm nước tiểu. Qua đó giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh của các triệu chứng.
-
Đánh giá sức khỏe tổng quát: Thông thường, mỗi đợt khám sức khỏe định kỳ, khám thai, trước khi phẫu thuật hoặc khám sàng lọc bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện xét nghiệm nước tiểu. Kết quả xét nghiệm sẽ thể hiện tình trạng của thận và gan.
-
Theo dõi tình trạng sức khỏe: Với những bệnh nhân bị bệnh thận hoặc đường tiết niệu, xét nghiệm nước tiểu thường xuyên để đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị và theo dõi tiến triển bệnh.
Xét nghiệm nước tiểu có ý nghĩa trong khám sức khoẻ
Đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu 10 thông số
Khi các chất trong nước tiểu cao hơn hoặc thấp hơn chỉ số cho phép thì có thể liên quan đến bệnh lý nào đó. Sau khi nhận được tờ kết quả xét nghiệm với nhiều thông số ký hiệu khác nhau, nhiều người đã không thể hiểu hết được ý nghĩa của chúng.
Thực tế, nếu có vấn đề gì bác sĩ sẽ thông báo và tư vấn cụ thể cho người xét nghiệm. Để chủ động và dễ nắm rõ được tình trạng bệnh của mình hơn, mọi người nên biết cách đọc các chỉ số trên giấy kết quả xét nghiệm, cụ thể như sau:
-
SG (Specific Gravity, Trọng lượng riêng): Chỉ số bình thường 1.015 – 1.025; Cao SG > 1.030, nước tiểu đặc, có thể do người bệnh thiếu nước; Thấp khi SG <1.025, nước tiểu loãng do uống nhiều nước, nếu kéo dài có thể gặp suy thận.
Các thông số của kết quả xét nghiệm thể hiện tình trạng bệnh
-
LEU hay BLO (Leukocytes, Tế bào bạch cầu): Nếu kết quả âm tính là bình thường, dương tính là dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu.
-
NIT (Nitrit, Hợp chất từ vi khuẩn sinh ra): Kết quả bình thường là âm tính, dương tính là nhiễm trùng đường tiểu loại R.Coli.
-
Độ pH (độ acid – kiềm của nước tiểu): Chỉ số bình thường 4,6 – 8, cao khi pH>=9 có thể bị nhiễm khuẩn thận, suy thận, thấp khi pH<=4 là tình trạng nước tiểu có tính acid mạnh do tiểu đường hoặc tiêu chảy mất nước.
-
Blood (BLD): Chỉ số cho phép là 0.015 – 0.062 mg/d, kết quả cao hơn 0.062 mg/d là dấu hiệu tổn thương thận, niệu đạo, bàng quang, nhiễm trùng đường tiểu.
-
PRO (Protein): Chỉ số bình thường là 7.5 – 20 mg/dL, khi PRO cao hơn 20 mg/dL có thể do bệnh lý ở thận, nhiễm trùng hoặc có máu trong nước tiểu. Riêng thai phụ có chỉ số PRO trong nước tiểu cao là dấu hiệu cảnh báo tình trạng tăng huyết áp, vấn đề về thận, thiếu nước,…
-
GLU (Glucose, Đường): Nồng độ cho phép là 50 – 100 mg/dL, phụ nữ mang thai có thể cao hơn.
-
ASC (Soi cặn nước tiểu): Chỉ số cho phép 5-10 mg/dL hoặc 0.28-0.56 mmol/L, nếu cao hoặc thấp hơn có thể gặp vấn đề về thận.
-
KET (Ketone, Xeton): Bình thường với chỉ số là 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L, nếu cao có thể do người xét nghiệm đang bị bệnh tiểu đường, hoặc do nhịn ăn, nghiện rượu.
-
UBG (Urobilinogen): Kết quả bình thường là âm tính với chỉ số cho phép là 0.2 – 1.0 mg/dL, nếu cao hơn thể hiện các bệnh về gan.
Lưu ý khi đi xét nghiệm nước tiểu
Thông thường nếu chỉ thực hiện phân tích nước tiểu thì bạn có thể ăn và uống như bình thường trước khi được lấy mẫu xét nghiệm. Nhưng nếu xét nghiệm nước tiểu cùng xét nghiệm máu hoặc kiểm tra khác thì bạn cần nhịn ăn. Thời gian nhịn ăn phụ thuộc là loại bạn thực hiện xét nghiệm, bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể trước khi bạn tiến hành các xét nghiệm.
Ngoài ra, trước khi thực hiện lấy mẫu xét nghiệm, bạn cần thông báo với bác sĩ về các loại thuốc bạn đang dùng. Thuốc kê đơn, không kê đơn, vitamin hay thực phẩm chức năng đều có ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm nước tiểu.
Những loại thuốc ảnh hưởng đến kết quả như: Thực phẩm bổ sung vitamin, Riboflavin, Metronidazole, Methocarbamol, Nitrofurantoin, thuốc nhuận tràng thuộc nhóm anthraquinon.
Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc cần được giải đáp về xét nghiệm nước tiểu cũng như các xét nghiệm tầm soát ung thư tại Bệnh viện đa khoa Phương Đông, vui lòng liên hệ 19001806 hoặc website https://benhvienphuongdong.vn/