Ung thư tuyến giáp tuy không quá nguy hiểm so với các loại ung thư khác, nhưng vẫn cần điều trị cẩn thận. Xạ trị ung thư tuyến giáp thường được dùng sau phẫu thuật và đem lại hiệu quả điều trị khá cao. Cùng tìm kỹ hơn về các giai đoạn ung thư phải sử dụng, chi phí, địa điểm thực hiện, các lưu ý,… khi sử dụng phương pháp xạ trị điều trị ung thư tuyến giáp trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung bài viết
1. Giới thiệu về xạ trị ung thư tuyến giáp
Xạ trị ung thư tuyến giáp cũng tương tự như phương pháp xạ trị của các loại ung thư khác, sử dụng các sóng hoặc các hạt mang năng lượng lớn để tiêu hủy vật chất di truyền của các tế bào ung thư, từ đó mà loại trừ ung thư ra khỏi cơ thể.
Phương pháp điều trị bệnh ung thư tuyến giáp bằng xạ trị
Xạ trị có thể sử dụng tia X, tia Gamma, proton, các chùm tia điện tử, các chất phóng xạ… Xạ trị có thể được thực hiện bằng cách chiếu tia xạ từ ngoài vào cơ thể người bệnh, cấy nguồn phóng xạ vào trong cơ thể người bệnh, hoặc người bệnh uống/tiêm trực tiếp chất phóng xạ vào trong người.
Trong xạ trị ung thư tuyến giáp, bác sĩ thường chỉ định dùng chất phóng xạ Iod, thường là đồng vị I-131. Vì thế khi nói đến xạ trị iod 131 tức là nói đến xạ trị ung thư tuyến giáp. Người bệnh cũng có thể được điều trị bằng chiếu tia xạ ngoài trong các trường hợp ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa. Xạ trị đem lại hiệu quả cao trong điều trị ung thư tuyến giáp, được sử dụng linh hoạt với từng loại ung thư tuyến giáp, giúp phá huỷ tế bào ung thư và kéo dài tối đa tuổi sống cho người bệnh.
2. Mục đích của xạ trị ung thư tuyến giáp
Người bệnh được điều trị xạ trị ung thư tuyến giáp nhằm:
- Giảm khả năng phát triển của khối ung thư tuyến giáp, giảm thiểu nguy cơ ung thư di căn sang các cơ quan khác.
- Ngăn chặn việc tái phát của ung thư tuyến giáp sau khi phẫu thuật.
- Giúp cải thiện khả năng sống sót của bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp, kéo dài thời gian sống.
- Loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.
3. Các phương pháp xạ trị ung thư tuyến giáp
Xạ trị chữa ung thư tuyến giáp bao gồm 2 phương pháp chính:
3.1. Xạ trị từ bên ngoài
Xạ trị bên ngoài là phương pháp sử dụng các tia bức xạ ion hoá năng lượng cao, bắn vào khối u để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị bên ngoài sẽ sử dụng các nguồn bức xạ được đặt hoàn toàn bên ngoài cơ thể người bệnh.
Xạ trị bên ngoài thường dùng cho các u tuyến giáp thuộc thể không biệt hóa, không đáp ứng với điều trị bằng Iod hóa trị. Trong các trường hợp ung thư di căn tới nhiều bộ phận trong cơ thể, xạ trị cũng có thể được sử dụng để hạn chế quá trình di căn này. Trường hợp bệnh nhân có khối u phát triển lớn, bệnh nhân sẽ được chỉ định xạ trị trước để thu nhỏ kích thước khối u sau đó mới tiến hành phẫu thuật.
Tuy nhiên, xạ trị ngoài thường ít được sử dụng hơn phương pháp dùng Iod phóng xạ, và chỉ giới hạn cho các trường hợp đặc biệt.
Chiếu xạ xác định vị trí ung thư tuyến giáp
3.2. Xạ trị bằng Iod 131
Xạ trị bằng Iod phóng xạ thường gặp trong điều trị ung thư tuyến giáp nhất vì mang lại hiệu quả cao. Các tế bào tuyến giáp có đặc tính bắt Iod mạnh, trong khi các tế bào khác trong cơ thể không có khả năng này. Do đó, Iod phóng xạ sẽ tập trung ở tuyến giáp và tiêu diệt ung thư, ít gây ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể.
Xạ trị bằng Iod phóng xạ thường sử dụng đồng vị I-131 nhất. Người bệnh sẽ tiêm hoặc uống một lượng nhất định I-131. Iod 131 sau đó sẽ tập trung tại tuyến giáp, phát xạ và làm chết các tế bào ung thư tại đây.
4. Chi phí xạ trị ung thư tuyến giáp
Chi phí xạ trị ung thư tuyến giáp bao gồm rất nhiều chi phí cộng lại như:
4.1. Chi phí làm xạ trị
- Chi phí xạ trị trong từ 3- 5 triệu mỗi đợt. Mỗi bệnh nhân cần thực hiện khoảng 4-6 đợt để điều trị dứt điểm ung thư tuyến giáp.
- Chi phí xạ trị ngoài khoảng 1,5 đến 5 triệu, mỗi bệnh nhân thường chỉ định từ 4-6 đợt. Tuy nhiên, một số bệnh nhân ung thư tuyến giáp nặng có thể được chỉ định đến 15-20 đợt.
4.2. Viện phí
Thuỳ thuộc vào gói dịch vụ mà bệnh nhân chọn lựa. Ví dụ với gói điều trị thường, chi phí này thường chỉ từ vài chục đến dưới 200.000đ/ ngày. Tuy nhiên, với các gói điều trị dịch vụ theo yêu cầu, chi phí viện phí có thể giao động từ vài trăm đến vài triệu/ ngày, tuỳ bệnh viện.
4.3. Chi phí thuốc điều trị bổ sung:
Phần chi phí này thường dao động khoảng 3 triệu cho mỗi đợt điều trị, phụ thuộc vào loại thuốc và số lượng thuốc mà người bệnh cần sử dụng.
4.4. Các lần làm xét nghiệm lâm sàng:
Chi phí này dao động khoảng vài trăm ngàn cho mỗi xét nghiệm.
4.5. Chi phí ăn uống sinh hoạt của bệnh nhân:
Sau xạ trị bệnh nhân cần phải tăng cường bổ sung các dưỡng chất, các món ăn bổ dưỡng để mau hồi phục sức khỏe. Chi phí ăn uống sinh hoạt của mỗi bệnh nhân có thể từ 500- 1 triệu đồng/ ngày, chủ yếu phụ thuộc vào khả năng tài chính của gia đình mà điều chỉnh cho phù hợp.
4.6. Chi phí sinh hoạt của người nhà bệnh nhân:
Người nhà bệnh nhân cần các chi phí đi lại, ăn uống, nghỉ ngơi. Nếu nghỉ tại phòng bệnh sẽ phát sinh thêm chi phí về giường phụ. Chi phí trung bình cho người nhà bệnh nhân khoảng từ 200- 400 nghìn/ người/ ngày.
Chi phí xạ trị còn ảnh hưởng bởi nhiều vấn đề phát sinh khác. Tuy nhiên, bảo hiểm có hỗ trợ chi trả cho tiền viện phí, tiền thuốc, tiền xét nghiệm lâm sản nên bạn có thể giảm bớt nỗi lo phần nào.
5. Giai đoạn áp dụng xạ trị
Bác sĩ thường chỉ định áp dụng xạ trị cho những bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp thể nhú giai đoạn cuối, thể nang và thể tuỷ trong giai đoạn đầu.
- Sử dụng sau phẫu thuật nhằm loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư còn sót lại mà phẫu thuật chưa thể cắt hết cũng như các tế bào đã di căn sang một số cơ quan khác.
- Khi ung thư đã lan rộng hoặc tái phát: giúp làm giảm mô tuyến giáp đang hoạt động quá mạnh (cường giáp) hoặc làm giảm kích thước tuyến giáp quá to.
Bên cạnh đó, việc có quyết định xạ trị không còn tùy thuộc vào thể lực của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân có tuổi lớn, sức yếu, có tiền sử bệnh tim sẽ không được chỉ định xạ trị.
Xác định chữa bệnh qua chiếu xạ là phương phám tốt để tiêu diệt tế nào ung thư tuyến giáp
6. 5 đơn vị bệnh viện thực hiện xạ trị ung thư tuyến giáp
Khá nhiều bệnh viện hiện nay cùng thực hiện điều trị ung thư tuyến giáp bằng xạ trị. Dưới đây là 5 địa chỉ uy tín nhất.
6.1. Bệnh viện K
Bệnh viện K là đơn vị y tế công lập đầu ngành về Ung bướu tại nước ta với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao cùng trang bị y tế cực kỳ hiện đại hỗ trợ điều trị ung thư tuyến giáp bằng xạ trị đạt kết quả cao. Chi phí xạ trị tại bệnh viện K cũng khá phù hợp, đặc biệt là bệnh viện có hỗ trợ khám theo bảo hiểm y tế trong cả ngày thứ 7.
Bệnh viện K hiện tại có 3 cơ sở
- Cơ ở Quán sứ: : 43 Quán Sứ, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Cơ sở Tân Triều: 30 đường Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
- Cơ sở Tam Hiệp: Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
6.2. Bệnh viện 108
Bệnh viện trung ương quân đội 108
Bệnh viện 108 là một trong những địa chỉ điều trị ung thư tuyến giáp hàng đầu phía Bắc với đội ngũ bác sĩ chuyên môn nhiều năm kinh nghiệm có tay nghề cực kỳ cao, đã điều trị thành công cho hàng chục nghìn bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Bệnh viện 108 là bệnh viện duy nhất có Khu khám và điều trị ung thư tuyến giáp theo yêu cầu trên cả nước với chất lượng khám và chữa trị cực kỳ cao.
Bệnh viện 108 trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam hiện đang nằm tại Số 1 – Trần Hưng Đạo – Hà Nội
6.3. Bệnh viện 103
Bệnh viện 103 là một trong những bệnh viện thuộc top đầu ngành trên cả nước trong điều trị ung thư tuyến giáp. Hiện tại bệnh viện đang không ngừng nỗ lực phát triển, nâng cao chất lượng thiết bị máy móc cũng như chuyên môn cho đội ngũ bác sĩ nhằm phục vụ tốt nhất công tác điều trị ung thư tuyến giáp cho người dân.
Bệnh viện 103 hiện đang nằm tại Số 160, đường Phùng Hưng – Hà Đông – Hà Nội.
6.4. Bệnh viện Bạch Mai
Một ưu điểm cực kỳ lớn của bệnh viện Bạch Mai là nơi đây sở hữu hệ thống thiết bị máy móc hỗ trợ chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến giáp hàng đầu Việt Nam như Máy xạ hình SPECT, Hệ thống chụp PET/CT, Máy chụp CT mô phỏng… kèm theo đó là đội ngũ y bác sĩ lành nghề, nhiệt huyết với công việc luôn không ngừng nghiên cứu và phát triển thêm nhiều kỹ thuật giúp điều trị ung thư tuyến giáp hiệu quả.
Bệnh viện Bạch Mai hiện đang có hai cơ sở điều trị:
- Cơ sở 1: Tòa nhà Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai – Số 78 Đường Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.
- Cơ sở 2 : thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Bệnh viện Bach Mai
6.5. Bệnh viện Ung bướu TPHCM
Với các bệnh nhân trong khu vực phía Nam thì bệnh viện Ung bướu TPHCM chính là địa chỉ cực kỳ uy tín và chất lượng trong điều trị ung thư tuyến giáp. Bệnh viện hiện đang cố nẵng nỗ lực nâng cao chuyên môn của đội ngũ bác sĩ, đồng thời phát triển thêm nhiều kỹ năng mới trong điều trị ung thư tuyến giáp an toàn và đạt kết quả cao hơn.
Bệnh viện Ung bướu TPHCM hiện đang có các cơ sở
- Cơ sở 1: Số 3 Nơ Trang Long, phường 7, quận Bình Thạnh, TP. HCM
- Cơ sở 2: Số 6 Nguyễn Huy Lượng, phường 7, quận Bình Thạnh, TP. HCM;
7. Lưu ý khi xạ trị ung thư tuyến giáp
Khi điều trị ung thư tuyến giáp bằng xạ trị, người bệnh cần lưu ý một số điều sau.
7.1. Lưu ý trước khi xạ trị ung thư tuyến giáp
Trước xạ trị, người bệnh cần chuẩn bị tâm lý thật tốt để tránh căng thẳng có thể làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Người bệnh cũng nên tìm hiểu kỹ về những tác động của điều trị xạ trị để có thể chuẩn bị tâm lý cho tốt.
- Nam giới điều trị bằng Iod phóng xạ có thể bị giảm số lượng tinh trùng hoặc vô sinh tạm thời khoảng 2 năm, cũng có trường hợp là vô sinh vĩnh viễn. Do đó bệnh nhân nam có thể cân nhắc việc gửi tinh trùng vào ngân hàng tinh trùng để bảo quản nguồn tinh trùng của mình trước khi thực hiện xạ trị.
- Nam giới sau điều trị nếu muốn có con nên đợi ít nhất khoảng 2 năm tới 5 năm. Trung bình, các tinh trung bị hư hỏng do tác động của xạ trị sẽ được đào thải hết khỏi cơ thể trong vòng 2 năm.
- Nữ giới đang có thai không được tham gia điều trị bằng xạ trị. Sau khi xạ trị thành công, nữ giới cần đợi ít nhất 6 tháng trước khi muốn có thai. Một số chuyên gia y tế cũng khuyên nữ giới nên đợi từ 2-5 năm trước khi mang thai trở lại để đảm bảo trứng được thụ tinh không bị hỏng do tác động của xạ trị.
- Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tuân thủ một số quy định về chế độ ăn uống, sức khỏe, kiêng cữ trước xạ trị được bác sĩ đưa ra để việc xạ trị đạt kết quả như mong đợi.
7.2. Lưu ý trong khi xạ trị ung thư tuyến giáp
- Không tiếp xúc tia xạ này với người khác đặc biệt phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ vì nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
- Phụ nữ đang có thai tuyệt đối không được sử dụng iod phóng xạ dù là loại 123 hay 131 để chẩn đoán hay điều trị.
- Trong thời gian xạ trị, người bệnh cần kiêng ăn các thực phẩm giàu iod, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành vì chúng có thể làm giảm hiệu quả của xạ trị.
- Cần tuân theo những chỉ định được bác sĩ đưa ra để đạt hiệu quả tốt nhất trong điều trị ung thư tuyến giáp.
7.3. Lưu ý sau khi xạ trị ung thư tuyến giáp
Sau xạ trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo thời gian cách ly được bác sĩ chỉ định để đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như những người xung quanh. Người bệnh nếu điều trị bằng I-131 liều cao cần cách ly từ 3-7 ngày và chỉ có thể về nhà sau khi đã được đánh giá là an toàn.
Xạ trị có thể gây ra một số tác dụng phụ cho bệnh nhân, vì vậy nếu thấy các dấu hiệu này bạn nên liên lạc ngay với bác sĩ để được hỗ trợ tốt nhất.
8. Tác dụng phụ của xạ trị ung thư tuyến giáp cần lưu ý
Xạ trị bằng ung thư tuyến giáp có thể gây nên tác dụng phụ mà người bệnh cần lưu ý sau đây
Với điều trị bằng iod phóng xạ
Chiếu xạ ở người bệnh có thể gây rụng tóc.
- Người bệnh có cảm giác buồn nôn, nôn trong ngày đầu điều trị
- Có thể sưng và đau mô tuyến giáp do I-131 phá hủy các tế bào ung thư gây phản ứng viêm tại chỗ.
- Người bệnh có thể bị khô miệng, mất vị giác, khứu giác trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên bệnh nhân có thể tăng cường nhai các loại kẹo cao su không đường để giảm các triệu chứng này.
- Những tế bào sản xuất hormone tuyến giáp có thể bị phá hủy, người bệnh cần sử dụng các viên hormone tuyến giáp thay thế.
- Nam giới có thể bị vô sinh trong vòng hai năm hoặc mất hoàn toàn khả năng sinh sản nếu điều trị xạ trị kéo dài, với liều lượng cao. Phụ nữ muốn mang thai và nam giới muốn có con cần đợi khoảng 2 năm sau khi xạ trị để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
- Có thể phát sinh bệnh bạch cầu.
- Ngoài ra, chất iod phóng xạ cũng làm giảm sự hình thành nước mắt ở một số người, dẫn đến khô mắt.
- Bệnh nhân sau uống phóng xạ cần cách ly ít nhất 48 tiếng để không làm ảnh hưởng sức khoẻ của người xung quanh.
Với điều trị bằng xạ trị ngoài
- Xạ trị ngoài phá hủy các mô khỏe mạnh gần đó khiến người bệnh mệt mỏi, uể oải.
- Một số người sau xạ trị ngoài có các dấu hiệu bị cháy nắng, da đỏ, khô, căng ở vùng xạ trị tuy nhiên các dấu hiệu này này sẽ dần biến mất.
- Nếu xạ trị ở vùng cố có thể gây cảm giác khó nuốt, khàn giọng, đau họng kéo dài.
Xạ trị cũng như hoá trị gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, vì vậy thường không được chỉ định cho những bệnh nhân lớn tuổi, người có thể trạng yếu hay có tiền sử về tim mạch.
Với các chia sẻ trên đây hy vọng đã đem đến thêm nhiều thông tin hữu ích về xạ trị ung thư tuyến giáp. Trước khi điều trị bằng xạ trị, người bệnh nên cân nhắc các nguy cơ để chuẩn bị trước và có thể an tâm điều trị về sau.