Có nên mổ ung thư tuyến giáp hay không? 

Có nên mổ ung thư tuyến giáp vì phương án này hiện nay được đánh giá là phương án tốt nhất, an toàn nhất để điều trị ung thư tuyến giáp. Cùng làm rõ câu trả lời qua bài viết chi tiết dưới đây.

1. Khi nào nên mổ ung thư tuyến giáp? 

Có thể khẳng định rằng phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư chính thống, được khoa học công nhận. Do đó, người bệnh hoàn toàn có thể tin tưởng vào hiệu quả của phương pháp này. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ được chỉ định mổ ung thư tuyến giáp trong các trường hợp sau:

  • Vùng tuyến giáp xuất hiện khối u lành tính, nhưng khối u phát triển chèn ép vào khí quản gây ra tình trạng khó nuốt, cản trở cho quá trình sinh hoạt. 
  • Khối u lành tính có kích thước lớn ở vùng cổ, gây mất thẩm mỹ cho diện mạo của người bệnh. 
  • Khối u tuyến giáp được chẩn đoán là ác tính có thể di căn sang các bộ phận khác cần phải phẫu thuật để loại bỏ sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm không mong muốn.

Phẫu thuật ung thư tuyến giáp là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất hiện nay

Phẫu thuật là hình thức điều trị ung thư tuyến giáp phổ biến nhất hiện nay

Trong trường hợp bệnh nhân không muốn mổ phẫu thuật hoặc chống chỉ định với phẫu thuật, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị ung thư tuyến giáp bằng những liệu pháp khác nhưng nếu thiếu phẫu thuật hiệu quả điều trị sẽ không được cao như mong đợi. 

2. Các phương pháp mổ hiện nay 

Đa phần các cơ sở khám chữa bệnh đều áp dụng hai hình thức mổ ung thư tuyến giáp chính là: mổ hở thông thường và mổ nội soi. Nhìn chung cả hai hình thức đều loại bỏ khối ung thư ra khỏi cơ thể, giúp cho bệnh nhân sống khỏe mạnh hơn mỗi ngày. Tuy nhiên, mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh, nhu cầu cũng như điều kiện kinh tế của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ đề nghị phương pháp mổ phù hợp. 

2.1. Mổ thường

Mổ thường điều trị bệnh ung thư tuyến giáp

Mổ thường ung thư tuyến giáp

Mổ thường hay mổ hở là kỹ thuật phẫu thuật ung thư tuyến giáp truyền thống, có thể áp dụng cho gần như mọi ca bệnh. Phương pháp mổ này đã được sử dụng khá lâu và giúp hàng triệu người điều trị bệnh thành công. Trước khi mổ, bệnh nhân sẽ được gây mê nội khí quản. Sau đó, các bác sĩ sẽ dùng dao phẫu thuật rạch một đường có đội dài 5 – 6cm ở phần hõm ức và tiến hành bóc tách các vạt da để bộ lộ tuyến giáp. Việc cắt một phần của tuyến giáp hay cắt toàn bộ tuyến giáp sẽ phụ thuộc vào tình trạng phát triển của các khối u. 

Ưu điểm

  • Chi phí phẫu thuật tương đối rẻ, phù hợp với nhiều đối tượng
  • Hiểu quả loại bỏ khối u tốt. 

Nhược điểm

  • Có khả năng gây ra nhiều biến chứng khi mổ như: chảy máu trong, nhiễm trùng vết mổ, tổn thương dây thanh quản làm khàn tiếng, mất giọng nói.
  • Thời gian điều trị và phục hồi lâu.
  • Để lại sẹo trên cổ gây mất thẩm mỹ.

2.2. Mổ nội soi

Thực hiện mổ nội soi ung thư tuyến giáp

Mổ nội soi ung thư tuyến giáp

Mổ nội soi ung thư tuyến giáp là phương pháp phẫu thuật hiện đại, tiên tiến đang được áp dụng ở nước ta trong nhiều năm trở lại đây. Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường khoảng 2cm ở hõm nách sau đó luồn ống nội soi vào và phẫu thuật. 

Ưu điểm 

  • An toàn, không để lại sẹo mất thẩm mỹ ở cổ. 
  • Giảm nguy cơ bị xuất huyết và nhiễm trùng vết mổ.
  • Vết rạch nhỏ, diện bóc tách ít, bệnh nhân có thể phục hồi nhanh ngay sau phẫu thuật, rút ngắn thời gian điều trị.

Nhược điểm 

  • Chi phí phẫu thuật cao hơn so với mổ thường. 
  • Việc phẫu thuật đòi hỏi phải được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa, dày dặn kinh nghiệm và tại cơ sở y tế lớn. 

Hiện nay, ngoài kỹ thuật mổ nội soi qua đường nách, các bác sĩ bệnh viện K đã triển khai thành công phương pháp phẫu thuật ung thư tuyến giáp bằng đường miệng. Với phương pháp mổ nội soi mới này, bệnh nhân cũng không hề lưu lại sẹo sau phẫu thuật, tốc độ phục hồi bệnh cũng nhanh hơn rất nhiều. 

3. Có nên mổ ung thư tuyến giáp hay không?

Có nên mổ ung thư tuyến giáp hay không là nỗi niềm băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân. Tuy được bác sĩ tư vấn nhưng rất nhiều người bệnh vẫn lo lắng vì nghĩ rằng đụng dao kéo, phẫu thuật có thể khiến bệnh ung thư phức tạp và khó làm hơn. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. 

Theo các bác sĩ, khi phát hiện ra ung thư tuyến giáp, bệnh nhân nên phẫu thuật sớm, giúp tăng tỷ lệ chữa trị thành công và hạn chế được những biến chứng không mong muốn trong quá trình điều trị. Dưới đây là các lợi ích khi bệnh nhân bệnh nhân quyết định mổ ung thư tuyến giáp. 

3.1. Giải quyết gần như triệt để bệnh ung thư tuyến giáp 

Đối với các khối u nhỏ chưa có dấu hiệu di căn sang các cơ quan khác trong cơ thể, việc mổ phẫu thuật gần như giải quyết triệt để bệnh ung thư tuyến giáp. 

Phẫu thuật giải quyết gần như triệt để ung thư tuyến giáp

Cắt giảm khối u ưng tuyến giáp

Phẫu thuật phát huy hiệu quả cao khi tiến hành ở giai đoạn sớm

Trong trường hợp ung thư di căn việc mổ phẫu thuật cũng góp phần quan trọng trong tiến trình điều trị, giúp loại bỏ các khối u có thể phẫu thuật được. Các khối u không thể phẫu thuật còn lại sẽ được giải quyết bằng hóa trị, xạ trị hoặc liệu pháp iod phóng xạ.

3.2. Tỉ lệ sống của bệnh nhân cao

Ung thư tuyến giáp có tiên lượng sau mổ khá tốt. Đặc biệt là với các bệnh nhân độ tuổi dưới 45 và khối u có kích thước nhỏ. Tỷ lệ chữa trị thành công sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp giao động từ 90 – 97% nếu như bệnh nhân được phẫu thuật sớm và chăm sóc tốt sau phẫu thuật.

3.3. Giải quyết vấn đề về thẩm mỹ cho người bệnh

Ở giai đoạn đầu, ung thư tuyến giáp gần như không biểu hiện gì ra bên ngoài nhưng ở các giai đoạn sau khối u phát triển gây phình to ở cổ rất mất thẩm mỹ. Phẫu thuật bằng nội soi sẽ giúp loại bỏ khối u nhanh chóng mà không để lại sẹo, giúp lấy lại vẻ đẹp tự nhiên cho bệnh nhân.

Kỹ thuật mổ nội soi ung thư tuyến giáp giúp giải quyết vấn đề về thẩm mỹ cho người bệnh

Mổ nội soi đảm bảo thẩm mĩ cho người bệnh

Sự khác biệt giữa hai loại hình phẫu thuật

4. Câu hỏi và giải đáp của bác sĩ

Bất cứ bệnh nhân nào khi được chẩn đoán ung thư đều có tâm lý lo sợ khiến cho bệnh tình ngày càng trầm trọng và khó điều trị hơn. Dưới đây là một số giải đáp của bác sĩ về ung thư tuyến giáp.

Hy vọng rằng, qua những thông tin này bệnh nhân có thể trang bị cho mình những kiến thức về bệnh giúp cho quá trình điều trị ung thư tuyến giáp đạt kết quả cao. 

4.1. Ung thư tuyến giáp sống được bao lâu? 

Không phải mọi loại ung thư đều mang tới “án tử” cho người bệnh, ung thư tuyến giáp cũng vậy. Bệnh nhân sau khi chẩn đoán ung thư tuyến giáp vẫn có thể sống và sinh hoạt bình thường nếu như được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.

Thời gian sống của bệnh nhân ung thư tuyến giáp sẽ phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe, giai đoạn và loại ung thư bệnh nhân mắc phải. Dưới đây là tỷ lệ sống sau 5 năm cho từng giai đoạn và từng loại ung thư: 

Loại ung thư Tỷ lệ sống sau 5 năm
Ung thư tuyến giáp thể nhú
  • Giai đoạn I: gần 100% 
  • Giai đoạn II: gần 100% 
  • Giai đoạn III: 93% 
  • Giai đoạn IV: 51%
Ung thư tuyến giáp thể nang
  • Giai đoạn I: gần 100% 
  • Giai đoạn II: gần 100% 
  • Giai đoạn III: 71% 
  • Giai đoạn IV: 50%
Ung thư tuyến giáp thể tủy (tỉ lệ mắc thấp, dưới 5%) 
  • Giai đoạn I: gần 100% 
  • Giai đoạn II: 98% 
  • Giai đoạn III: 81% 
  • Giai đoạn IV: 28%
Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa(tỉ lệ mắc thấp, dưới 5%) 
  • Ở thể này tiên lượng khá kém, tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ đạt 7%. 
  • Thời gian sống sau khi được chẩn đoán bệnh chỉ vỏn vẹn trên dưới 1 năm.

4.2. Chế độ ăn uống

Bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên ăn nhiều rau xanh và các loại hạt nguyên cám

Chế độ ăn uống nhiều rau xanh hỗ trợ điều trị bệnh ung thư tuyến giáp

Chế độ ăn nhiều rau xanh giúp điều trị bệnh hiệu quả

Ngoài việc điều trị bằng y học, ung thư tuyến giáp cũng có thể được cải thiện nhờ chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học. 

  • Bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày nhiều rau xanh, các loại hạt, thực phẩm chứa nhiều chống oxy hóa và vitamin B, omega-3 …
  • Bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên hạn chế ăn các thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn, các loại rau họ cải, nội tạng động vật, đồ uống chứa nhiều cafein và chất kích thích.

4.3. Khám kiểm tra bệnh thường xuyên 

Sau khi phẫu thuật thành công, người bệnh cần: 

  • Trong 2 năm đầu tiên sau phẫu thuật, bệnh nhân nên đi kiểm tra tuyến giáp định kỳ 3 tháng/ lần để tầm soát tốt khả năng tái phát và di căn của khối u. 
  • Trong những năm tiếp theo nên duy trì đi khám lại kiểm tra sức khỏe với tần suất 6 tháng/lần. 

4.4. Những bệnh viện có kinh nghiệm thực hiện mổ ung thư tuyến giáp

Để mổ ung thư tuyến giáp thành công, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên tìm đến khám và điều trị tại các cơ sở chuyên khoa u bướu uy tín. Một số địa chỉ mổ ung thư tuyến giáp chất lượng mà bệnh nhân có thể tham khảo đó là:

  • Bệnh viện K
  • Bệnh viện Ung bướu Hà Nội
  • Bệnh viện Nội tiết trung ương
  • Khoa y học hạt nhân bệnh viện Quân đội 108
  • Trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện Bạch Mai
  • Bệnh viện Ung bướu TPHCM
  • Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
  • Bệnh viện Nhân dân 115

Bệnh viện K – địa chỉ khám chữa bệnh uy tín dành cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp

Bệnh viện K điều trị ung thư tuyến giáp

Đội ngũ y bác Sy Bệnh K nhân kỉ niệm 50 năm thành lập bệnh viện

4.5. Chi phí cho những ca phẫu thuật loại này là bao nhiêu.

Trung bình một ca phẫu thuật ung thư tuyến giáp sẽ có chi phí dao động từ 10 – 20 triệu đồng. Chi phí này có thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào hình thức phẫu thuật loại phẫu thuật, bảo hiểm y tế, thời gian nằm viện của bệnh nhân… 

4.6. Phẫu thuật gặp nhiều rủi ro tai biến không

Phẫu thuật tuyến giáp cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến chứng như:

  • Chảy máu nhiều sau mổ.
  • Nhiễm trùng vết mổ.
  • Khàn tiếng hoặc mất tiếng tạm thời.
  • Co cứng cơ, tê chân tay, rối loạn cảm giác do các tuyến phó giáp bị tổn thương.

Tuy nhiên, việc thực hiện phẫu thuật sớm, theo đúng chỉ định của bác sĩ tại các cơ sở y tế uy tín và chăm sóc hậu phẫu theo đúng các khuyến nghị do bệnh viện đưa ra có thể giúp người bệnh giảm thiểu được tối đa các biến chứng này. 

Việc có nên mổ ung thư tuyến giáp hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: vị trí, kích thước, tính chất khối u, thể trạng cũng như điều kiện kinh tế của bệnh nhân. Hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn đã trang bị cho bản thân các kiến thức liên quan đến việc mổ tuyến giáp và không bỏ lỡ giai đoạn “vàng” để điều trị bệnh.

Rate this post
Tài liệu tham khảo
Trích dẫn
Bình luận Wordpress

Bình luận Facebook