Chế độ ăn ung thư tuyến giáp từ bác sĩ chuyên khoa bạn nên tham khảo

Thực phẩm dung nạp hàng ngày có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Đó là lý do mà người bị ung thư tuyến giáp cần quan tâm đến chế độ ăn ung thư tuyến giáp để tăng cường sức khỏe. Với sự trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa qua những lời khuyên hữu ích dưới đây, người bệnh sẽ biết cách xây dựng thực đơn phù hợp với tình trạng của mình. 

1. Chế độ ăn ung thư tuyến giáp 

Nhìn chung, người bị bệnh ung thư tuyến giáp cần lưu ý lựa chọn thực phẩm cẩn thận. Không chỉ cần là thực phẩm sạch, mà còn cần cân nhắc tới lượng dinh dưỡng cũng như các chất có trong thực phẩm. Như vậy, người bệnh vừa có thể bồi bổ sức khỏe, vừa có thể phần nào hạn chế khối ung thư phát triển mạnh hơn. 

1.1. Các loại thực phẩm nên ăn

Tăng sử dụng các loại thực phẩm sau đây thường xuyên trong thực đơn sẽ giúp người bệnh giảm bớt các triệu chứng khó chịu của bệnh ung thư tuyến giáp:

  • Rau xanh: 

chế độ ăn ung thư tuyến giáp nhiều rau xanh

Ăn nhiều rau xanh có tác dụng hỗ trợ bệnh ung thư tuyến giáp

Các loại rau xanh giàu vitamin và khoáng chất không thể thiếu trong thực đơn của bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Người bệnh nên ăn các loại rau xanh có chứa hàm lượng magie cao như bông cải xanh, rau diếp, rau bina, rau ngót,… Magie trong các loại rau này giúp tăng cường quá trình trao đổi chất của tuyến giáp. 

Rau xanh cũng là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tự nhiên vô cùng quan trọng. Ăn đủ rau xanh sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu của ung thư tuyến giáp như: tim đập nhanh, đau cơ, mệt mỏi. Chế độ ăn ung thư tuyến giáp có nhiều ra còn bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi bị ảnh hưởng bởi các phương pháp điều trị bệnh.

  • Các loại hạt:

Các loại hạt là nguồn cung cấp nhiều chất bổ dưỡng đa dạng như vitamin A, C, D, E, K, sắt, kẽm, protein thực vật,… Chúng giúp cung cấp năng lượng để tuyến giáp khỏe mạnh và hoạt động trơn tru. Đặc biệt, các loại hạt cũng giàu kẽm có thể giúp ích cho hoạt động trao đổi của tuyến giáp. Các loại hạt mà người bệnh ung thư tuyến giáp nên bổ sung là: hạnh nhân, hạt bí, hạt điều,…

  • Hải sản: 

Các loại hải sản, đặc biệt là cá hồi, cá ngừ và cá trích có chứa omega – 3 và các chất dinh dưỡng khác đặc biệt tốt cho tuyến giáp. Vitamin B, kẽm, i-ốt và các chất cần thiết cho tuyến giáp khỏe mạnh có nhiều trong các loại hải sản như: ốc, tôm, cua,… Mỗi tuần, người bệnh nên ăn khoảng 3 bữa hải sản là tốt nhất.

ăn hải sản có nhiều dưỡng chất tốt để chữa bệnh

Ăn nhiều Hải Sản tốt cho việc điều trị bệnh 

1.2. Chế độ ăn ung thư tuyến giáp – ăn kiêng

Để tránh bệnh thêm trầm trọng, bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên hạn chế ăn những thực phẩm sau đây:

  • Các sản phẩm từ đậu nành:

Đậu phụ, sữa đậu nành,… có thể cản trở hoạt động của tuyến giáp. Ăn các thực phẩm này làm hormone trong tuyến giáp được tạo ra ít hơn. Lý do là bởi sản phẩm từ đậu nành làm giảm khả năng hấp thụ i-ốt. Chúng có thể gây ra mất cân bằng hormone hoặc làm rối loạn tuyến giáp. 

Tuy nhiên, sản phẩm từ đậu nành lên men lại rất tốt cho người bệnh tuyến giáp như tương miso.

  • Các loại rau họ cải: 

Không phải mọi loại rau xanh đều tốt cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Các loại rau họ cải như cải xoăn, củ cải, rau dưa,… làm cản trở hoạt động của tuyến yên. Do chúng chứa nhiều Isothiocyanates khiến tuyến giáp thêm suy yếu. Đặc biệt, không nên ăn sống các loại rau này.

Xem thêm: Vì sao ung thư tuyến giáp không được ăn rau cải bắp

  • Thức ăn chế biến sẵn:

không nên ăn thức ăn sẵn vì dễ bị bệnh

Ăn đồ hộp không tốt cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp

Các loại thực phẩm như xúc xích, thịt nguội, thịt muối,… không phải là thức ăn tốt cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Chúng chứa nhiều muối natri, calo, chất béo và nhiều chất phụ gia không tốt cho sức khỏe. Nó sẽ làm giảm thyroxin của tuyến giáp và có thể khiến cho một số loại thuốc điều trị giảm tác dụng.

  • Nội tạng động vật:

Tim, gan, ruột, phổi, mề,… là những thức ăn chứa nhiều acid lipoic. Nếu ăn thường xuyên, chúng có thể ức chế hoạt động của tuyến giáp. Chất béo này thậm chí còn ảnh hưởng đến tác dụng của 1 số loại thuốc điều trị bệnh.

  • Kiêng sử dụng các loại đồ uống có ga, có cồn:

Bia, rượu, nước ngọt,… Chúng ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc và sức khỏe tuyến giáp.

Xem thêm: Chi tiết bài viết những thực phẩm cần kiêng ăn khi bị ung thư tuyến giáp

2. Chế độ ăn uống trong quá trình phẫu thuật ung thư tuyến giáp

Trong thời gian chuẩn bị phẫu thuật cũng như hậu phẫu, người bệnh ung thư tuyến giáp cần đặc biệt lưu ý tới chế độ ăn uống của mình.  Chế độ ăn ung thư tuyến giáp giai đoạn này đặc biệt chú ý vì bệnh nhân mới trải qua việc điều trị bằng phương pháp phẫu thuật ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe.

2.1. Đồ ăn trước khi phẫu thuật ung thư tuyến giáp

Người bệnh trước khi phẫu thuật ung thư tuyến giáp cần lưu ý về chế độ ăn như sau:

  • Ăn nhẹ với lượng thức ăn vừa phải, không nên ăn quá no để tránh nôn và chịu được thuốc mê. 
  • Ăn thức ăn mềm, ít chất xơ như súp, cháo để đảm bảo giảm bớt lượng chất thừa trong ruột khi phẫu thuật.
  • Bữa tối nên ăn ít hơn bữa trưa
  • Trước buổi phẫu thuật nên nhịn ăn, nhịn uống để có thể làm xét nghiệm và phẫu thuật tốt hơn

2.2. Đồ ăn sau khi mổ ung thư tuyến giáp

Sau khi phẫu thuật ung thư tuyến giáp, người bệnh nên thực hiện chế độ ăn như sau:

  • Vì mổ tuyến giáp liên quan đến vị trí cổ nên tránh ăn uống đồ khó ăn khó nuốt như đồ ăn khô cứng.
  • Cho bệnh nhân ăn sau khi tỉnh 
  • Nên cho người bệnh ăn các món nước, mềm, dễ nuốt.
  • Chế độ ăn sau khi mổ nên tuân thủ chặt chẽ để người bệnh phục hồi tốt và sau đó là tránh tái phát.

ăn cháo để phục hồi cơ thể nhanh hơn

Ăn cháo giúp bệnh nhân dễ hấp thụ

3. Lưu ý khác về ăn uống khi bị ung thư tuyến giáp

Tùy vào thể trạng của người bệnh, phương pháp điều trị cũng như yêu cầu từ bác sĩ, người bệnh sẽ cần điều chỉnh chế độ ăn ung thư tuyến giáp theo từng giai đoạn bệnh phù hợp: 

  • Kiêng ăn thực phẩm có i-ốt khi đang điều trị ung thư tuyến giáp bằng I-ốt 131 hay điều trị phóng xạ.
  • Sau khi phẫu thuật, nếu sử dụng thuốc điều trị, người bệnh nên tránh không ăn các loại thực phẩm giàu canxi vì canxi làm giảm tác dụng tác dụng của thuốc điều trị tuyến giáp.
  • Nhiều loại thực phẩm ảnh hướng đến sự hấp thụ thuốc điều trị tuyến giáp, nên người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sỹ nếu muốn sử dụng các loại thực phẩm khi đang điều trị thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

4. Chế độ ăn phòng tránh ung thư tuyến giáp

Một chế độ ăn lành mạnh có thể giúp bạn tăng cường sức khỏe và làm giảm tối đa nguy cơ ung thư tuyến giáp. Một số lưu ý trong chế độ ăn giúp bạn phòng tránh ung thư tuyến giáp hiệu quả gồm có:

  • Ăn nhiều rau xanh: 

Chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả và ít chất béo động vật có thể làm giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo mỗi người nên ăn ít nhất năm phần trái cây và rau quả mỗi ngày để tăng cường sức khỏe và làm giảm nguy cơ bị ung thư. 

Chế độ ăn ung thư tuyến giáp có nhiều ra nhưng cần phải lựa chọn các loại rau lành tính không nên ăn các loại rau cần kiêng như rau muống, rau họ nhà cải.

  • Chất béo không bão hòa (tiêu biểu là axit béo omega-3): 

Những chất béo này có khả năng chống oxy hóa mạnh nên rất tốt cho sức khỏe. Do đó, bạn nên tăng ăn những thực phẩm có thành phần này trong bữa ăn hàng ngày (cá hồi, cá biển….) 

  • Hạn chế ăn thịt đỏ: 

Những người tiêu thụ một lượng thịt đỏ được phát hiện có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn đáng kể so với những người tiêu thụ ít hoặc không sử dụng các sản phẩm này. Tiêu thụ thịt đỏ có liên quan đến nguy cơ ung thư tuyến giáp lớn hơn 57% trong một nghiên cứu lớn về thói quen ăn kiêng và nguy cơ ung thư nói chung.

  • Uống trà: 

uống trà để phòng bệnh ung thư

Uống trà giúp cơ thể bổ sung chất chống ung thư

Một phân tích tổng hợp cho thấy nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp thấp hơn khoảng 25% ở những người thường xuyên uống trà. Trong trà, đặc biệt là bạch trà và trà xanh có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, giúp cơ thể kháng lại tác động từ các gốc tự do, hạn chế sự tổn thương tại các tế bào cũng như sự biến tính của ADN trong các tế bào, từ đó mà làm giảm nguy cơ phát sinh ung thư. 

  • Tiêu thụ rượu vừa phải: 

Đồ uống có cồn có thể gây nhiều tác hại tới sức khỏe của con người khi sử dụng với lượng lớn trong thời gian dài, đặc biệt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. 

Tuy nhiên, ở liều lượng vừa phải, rượu vang có thể mang tới nhiều lợi ích không ngờ cho sức khỏe của bạn. Uống 2 ly rượu vang nhỏ mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp khoảng 45% trong nghiên cứu NIH-Akv khi so sánh với việc không uống rượu vang. 

Xem thêm: 5 loại thực phẩm tốt cho điều trị ung thư tuyến giáp

Trên đây là một số hướng dẫn cơ bản nhất để giúp người bệnh ung thư tuyến giáp định hình được chế độ ăn uống cần thiết giúp trị bệnh hiệu quả hơn. Để điều trị bệnh hiệu quả nhất, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn ung thư tuyến giáp này, cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn điều trị nhé. 

2/5 - (1 bình chọn)
Tài liệu tham khảo
Trích dẫn
Bình luận Wordpress

Bình luận Facebook