Điều trị nhân xơ tuyến giáp như thế nào cho hiệu quả và có những lưu ý gì quan trọng trong quá trình điều trị không? Hãy cùng theo dõi bài viết với những nội dung dưới đây.
Xem thêm:
Nội dung bài viết
1.Nhân xơ tuyến giáp là gì
Nhân xơ tuyến giáp là một căn bệnh về tuyến giáp ảnh hưởng đến nội tiết trong cơ thể. Bệnh này là tình trạng các mô tế bào tuyến giáp tập trung dưới vòm họng, đáy cổ một cách không kiểm soát gây ảnh hưởng đến quá trình điều hòa trao đổi chất trong cơ thể.
Tuyến giáp có hình dạng như một con bướm, nằm ở cổ có vai trò điều hòa trao đổi chất và chuyển hóa trong cơ thể.
Nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới và thường cao hơn gấp 5 lần nên chị em cần đặc biệt chú ý để phòng và chữa bệnh.
Biểu hiện bên ngoài của u xơ tuyến giáp
2. Nguyên nhân gây bệnh nhân xơ tuyến giáp
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh nhân xơ tuyến giáp, theo thống kê từ khoa u bướu bệnh viện Bạch Mai những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh nhân xơ tuyến giáp là:
- Thiếu hụt i ốt
- Do tuổi cao
- Do di truyền
- Do mắc bệnh Hashimoto
- Do yếu tố phóng xạ
- Do mắc bệnh về não hoặc chấn thương não
- Do mắc các bệnh tuyến giáp khác
Đây là những nguyên nhân dẫn tới bệnh nhân xơ tuyến giáp hàng đầu, rất khó có thể phòng bệnh, cách tốt nhất là nâng cao sức khỏe, rèn luyện cơ thể hạn chế sự phát triển của bệnh.
3. Dấu hiệu nhận biết nhân xơ tuyến giáp
Nhân xơ tuyến giáp có những dấu hiệu trùng lặp với những căn bệnh tuyến giáp khác, nên thấy một trong 3 dấu hiệu sau đây thì nên đi kiểm tra để biết chính xác.
- Khàn tiếng, ăn khó nuốt: Khối nhân xơ tuyến giáp phát triển đến kích thước lớn sẽ chèn vào hộp thanh quản và thực quản gây ra hiện tượng khàn tiếng và khó nuốt cho người bệnh. Nếu khối u to thì có thể gây mất hẳn tiếng và khó nuốt.
- Vùng phía trước cổ to: Dấu hiệu này dễ bị nhầm lẫn với bệnh Basedow, khi khối u xơ lớn lên sẽ thấy phùng trước cổ to ra.
- Rối loạn chuyển hóa nội tiết: Biểu hiện của việc này là run tay không kiểm soát, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, sụt cân, ăn không ngon…. làm cho người bệnh khó chịu bứt rứt
Để chữa bệnh nhân xơ tuyến giáp đạt hiệu quả cao hoàn toàn có thể dựa vào 3 dấu hiệu ở trên để kịp thời đi đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh chính xác nhất.
4. Bệnh nhân xơ tuyến giáp có chữa được không
Bệnh nhân xơ tuyến giáp hoàn toàn có thể chữa khỏi được, nếu như người bệnh chủ động và kịp thời phát hiện tình trạng bệnh của bệnh của mình.
Nhân xơ tuyến giáp hình thành do tuyến giáp thay đổi cấu trúc và chức năng hoạt động. Người mắc nhân xơ tuyến giáp có thể nhận thấy hoặc sờ thấy dễ dàng các nhân tuyến giáp có kích thước lớn.
Bệnh nhân xơ tuyến giáp đa phần ở dạng lành tính. Ở dạng này, nếu các nhân không gây nguy hại cho sức khỏe, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày thì không cần phải điều trị bằng phương pháp nào.
Một nhân xơ hình thành ở tuyến giáp
Tuy nhiên, nếu như các nhân đã hoặc đang trong quá trình phát triển thành ác tính thì cần có các phương pháp điều trị thích hợp để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Việc chữa bệnh nhân xơ tuyến giáp có hiệu quả như thế nào sẽ phụ thuộc vào từng thể trạng bệnh nhân cũng như thời gian phát hiện bệnh. Càng phát hiện bệnh sớm thì cơ hội chữa trị, tiên lượng bệnh sẽ càng khả quan.
5. 3 phương pháp điều trị nhân xơ tuyến giáp lành tính
Người bệnh mắc nhân xơ tuyến giáp lành tính có thể điều trị bằng các phương pháp như sau phụ thuộc vào kích thước của nhân:
5.1. Không cần điều trị kích thước nhân xơ nhỏ
- Những người bệnh nhân xơ tuyến giáp có các nhân lành tính với kích thước nhỏ từ 1-2cm không đau, không gây khó chịu và không ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày thì không cần điều trị.
- Tuy nhiên, người bệnh phải theo dõi sức khỏe định kỳ để nắm rõ tình trạng của mình
Biểu hiện ra bên ngoài của một nhân xơ
5.2. Sử dụng hormone khi nhân kích thước nhân xơ trung bình
Chỉ định: Những người bệnh có nhân kích thước trung bình từ 2 – 3 cm
Phương pháp điều trị: Điều trị bằng hormone tuyến giáp, điều trị theo từng đợt nếu thấy kích thước khối u giảm đi thì tiếp tục điều trị.
Thời gian điều trị: kéo dài trong 6 tháng.
5.3. Phẫu thuật khi nhân to kích thước nhân xơ lớn
Chỉ định: Với trường hợp người bệnh mắc nhân xơ tuyến giáp có kích thước lớn trên 4cm.
Phương pháp: Phẫu thuật
Các bước điều trị:
- Bước 1: Xác định vị trị, kích thước nhân xơ bằng các phương pháp siêu âm, chụp CT. Để xác định được
- Bước 2: Tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u xơ tuyến giáp.
Thời gian điều trị bệnh: Thường từ 2-3 tuần
6. 4 Phương pháp chữa bệnh nhân xơ tuyến giáp ác tính
Người bệnh mắc nhân xơ tuyến giáp ác tính thường có nhân đặc và cứng, kích thước to, phát triển nhanh gây ra các tình trạng như to vùng phía trước cổ, mắc nghẹn, khàn tiếng, mất tiếng…
Khi gặp trường hợp nhân xơ tuyến giáp ác tính, tùy từng thể trạng người bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị nhân xơ tuyến giáp sau:
6.1. Phẫu thuật
Nguyên tắc điều trị: Loại bỏ hoàn toàn khối u xơ tuyến giáp ra khỏi cơ thể.
Chỉ định: Phẫu thuật nhân xơ tuyến giáp sẽ cắt toàn bộ tuyến giáp để ngăn ngừa sự hình thành của các tế bào ung thư. Trường hợp nhân xơ tuyến giáp đã di căn sang cổ cần loại bỏ toàn bộ tổ chức của hạch bạch huyết xung quanh tuyến giáp. Đặc biệt áp dụng cho các trường hợp kích thước u xơ tuyến giáp kích thước lớn.
2 bước thực hiện:
- Bước 1: Xác định vị trị khối u xơ tuyến giáp, kích thước.
- Bước 2: Tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối nhân xơ bằng một trong số các phương pháp như sau: mổ thường – mổ mở, mổ nội soi.
Thời gian điều trị: 2-3 tuần
Chi phí điều trị:
Phương pháp phẫu thuật nội soi để điều trị nhân xơ tuyến giáp hiện đang được sử dụng phổ biến. Phương pháp này giảm nguy cơ nhiễm trùng, mất ít máu khi mổ và giúp người bệnh có thời gian phục hồi nhanh. Chi phí để thực hiện phẫu thuật nội soi tùy từng bệnh viện dao động từ 4 – 8 triệu đồng.
Sử dụng phương pháp phẫu thuật khi bác sỹ cảm thấy cần thiết
6.2. I-ốt 131 phóng xạ chữa bệnh nhân xơ tuyến giáp
Nguyên tắc điều trị
Khi điều trị bằng phương pháp này, người bệnh sẽ được cho uống một lượng nhất định I-ốt 131 phóng xạ. Để các bế bào u xơ ác tính tuyến giáp hấp thụ lượng i-ốt 131 này và bị tiêu diệt hoàn toàn.
Chỉ định : Điều trị I-ốt phóng xạ được chỉ định sau khi người bệnh đã cắt bỏ tuyến giáp. Các tế bào nhân xơ tuyến giáp lành tính hoặc ác tính sẽ bị nguồn phóng xạ này tiêu diệt.
Phương pháp này tuyệt nhiên chống chỉ định đối với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Và thời gian kiêng có thai lại từ 1-2 năm để bảo bảo đồng vị phóng xạ này không ảnh hưởng đến thai nhi.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Sau khi mổ tuyến giáp một đến 3 tuần, người bệnh cần phải thăm khám lại tổng thể sức khỏe trước quá trình điều trị.
- Bước 2: Cho người bệnh uống i-ốt 131
- Bước 3: Theo dõi bằng thiết bị sự hấp thụ i-ốt 131 của các tế bào.
Thời gian điều trị: từ: 3 – 6 tuần.
Chi phí điều trị:
Điều trị với I-ốt sẽ phụ thuộc vào loại thuốc phóng xạ được chỉ định. Điều trị bằng I-131 có chi phí khoảng 3 – 5 triệu/lần. Người bệnh sẽ phải ống từ 3-5 lần nên chi phí sẽ vào khoảng 9 – 25 triệu đồng.
6.3. Điều trị hormone
Nguyên tắc điều trị: Bổ sung hormone tuyến giáp sau khi cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp. Khi đã cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, người bệnh cần phải bổ sung hormone thiếu hụt do tuyến giáp không sản sinh nữa.
Chỉ định: Người bệnh đã thực hiện việc cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp.
Việc điều trị bằng hormone trong trường hợp người bệnh đã cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp là điều bắt buộc.
Thời gian điều trị: Suốt đời
2 bước điều trị:
- Bước 1: Cần kiểm tra nội tiết tố trong cơ thể bằng việc xét nghiệm máu.
- Bước 2: Kê đơn thuốc và hormone cần thiết cho người bệnh
6.4. Xạ trị từ ngoài
Xạ trị bằng máy đồng vị phóng xạ
Nguyên tắc điều trị: Phương pháp này sử dụng các tia bức xạ có năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư mà nguồn xạ đặt ngoài cơ thể. Tuy nhiên, phương pháp này trong điều trị nhân xơ tuyến giáp còn hạn chế và chỉ sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt.
Chỉ định: Với những người mới phát hiện khối u ác tính, những tế bào ung thư ác tính có dấu hiệu di căn. Tuyệt đối không áp dụng cho phụ nữ có thai và phụ nữ sau quá trình điều trị cần phải kiêng không sinh con từ 1 – 2 năm.
Thời gian điều trị: 2 – 4 tháng
2 bước thực hiện:
- Bước 1: Xác định được vị trị chính xác của khối u xơ
- Bước 2: Đưa người bệnh vào thiết bị điều trị, thực hiện bắn trực tiếp tia phóng xạ năng lượng cao vào vị trí u xơ tuyến giáp đã được đánh dấu.
Chi phí điều trị:
Điều trị bằng phương pháp xạ trị phụ thuộc vào từng phương pháp thực hiện mà có chi phí khác nhau:
- Xạ trị sử dụng máy gia tốc: 500.000 đ/lần
- Xạ trị bằng các đồng vị phóng xạ: 800.000đ/lần
- Xạ trị áp sát xuất liều cao: khoảng 3.000.000đ/lần….
- Điều trị hormone:
Hiện nay điều trị hormone sử dụng thuốc levothyroxine là chủ yếu. Thuốc levothyroxine 100mcg có giá khoảng 500 đồng/viên.
6.5. Hóa trị
Nguyên tắc điều trị: Phương pháp này sử dụng các hóa chất đặc hiệu đưa vào cơ thể bằng đường tiêm hoặc uống để tiêu diệt và ngăn tế bào bệnh tiếp tục phát triển. Phương pháp này không được sử dụng phổ biến trong điều trị nhân xơ tuyến giáp ác tính.
Chỉ định: Bệnh nhân có u xơ tuyến giáp ác tính, đã hoặc có dấu hiệu di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.
Thời gian điều trị: 12 – 18 tháng
2 bước thực hiện:
- Bước 1: Kiểm tra thể trạng người bệnh có đáp ứng được việc truyền hóa chất vào cơ thể hay không. Đặc biệt kiểm tra chức năng gan, thận, các bệnh về đường tiêu hóa.
- Bước 2: Tiến hành truyền hóa chất vào cơ thể người bệnh và tiến hành theo dõi.
Chi phí điều trị
Chi phí hóa trị điều trị nhân xơ tuyến giáp sẽ phụ thuộc vào từng loại thuốc sử dụng. Chi phí cho một đợt hóa trị khoảng 20 triệu đồng. Người bệnh sẽ phải thực hiện nhiều đợt hóa trị.
Hóa trị bằng các hóa chất.
6.6. Điều trị đích
Nguyên tắc điều trị: Phương pháp điều trị đích sử dụng một ống thông có kích thước siêu nhỏ để đưa vào vị trí tế bào bệnh mà không làm ảnh hưởng đến các mô lành. Điều trị đích thường được chỉ định khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Chỉ định: Bệnh nhân có khối u xơ ác tính.
Thời gian chữa bệnh: 2 – 6 tháng
2 bước thực hiện:
- Bước 1: Xác định được vị trí chính xác khối u xơ tuyến giáp, kích thước và phạm vi của tuyến giáp
- Bước 2: Tiến hành đưa thuốc điều trị vào khối u bằng một ống thông có kích thước siêu nhỏ.
Chi phí điều trị:
Từ khoảng 10 – 30 triệu tùy từng trường hợp bệnh nhân cụ thể.
7. Địa chỉ chữa bệnh nhân xơ tuyến giáp
Để điều trị bệnh có thể lựa chọn nhiều hình thức như bệnh viện công, bệnh viện tư nhân, được chi trả bảo hiểm hay không được chi trả bao hiểm. Bệnh nhân mắc nhân xơ tuyến giáp có thể lựa chọn điều trị tại một trong 6 cơ sở khám chữa bệnh sau:
7.1. Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội
Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội là cơ sở điều trị nhân xơ tuyến giáp hàng đầu cả nước. Tại đây có chuyên khoa ung bướu với những trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm là địa chỉ tin cậy cho những bệnh nhân mắc u bướu nói chung và nhân xơ tuyến giáp nói riêng đến điều trị.
- Địa chỉ: 42A Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Số điện thoại: 024 3821 1297
- Giờ làm việc: Làm việc cả ngày
- Website: https://benhvienungbuouhanoi.vn
Vị trí bệnh viên Ung bướu trên bản đồ:
7.2. Bệnh Viện Trung Ương Quân Đội 108
Khoa Y học hạt nhân của bệnh viện nổi tiếng với những thành tựu lớn trong việc chẩn đoán và khám chữa bệnh.
- Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Số điện thoại: 024 6278 4126
- Giờ làm việc: 8h-18h
- Website: http://www.benhvien108.vn
Bệnh viện quân đội 108
Vị trí bệnh viên Trung ương Quân đội 108 trên bản đồ:
7.3. Bệnh viện nội tiết Trung ương
Bệnh viện nội tiết Trung ương là nơi khám và điều trị các bệnh về nội tiết và rối loạn chuyển hóa trong đó có nhân xơ tuyến giáp.
- Địa chỉ: Ngõ 215 Đường Ngọc Hồi, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
- Số điện thoại: 024 3853 3527
- Giờ làm việc: Làm việc cả ngày
- Website: https://www.benhviennoitiet.vn
Vị trí bệnh viên Nội tiết Trung Ương trên bản đồ:
7.4. Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu
Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu thuộc bệnh viện Bạch Mai. Trung tâm có nhiều phương pháp chữa bệnh nhân xơ tuyên giáp hiện đại cho người bệnh.
- Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
- Số điện thoại: 024 3869 3781
- Giờ làm việc: Từ 6h-21h
- Website: http://bachmai.gov.vn/
Vị trí Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu trên bản đồ:
7.5. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Bệnh viện Đại học Y có đội ngũ bác sĩ, giáo sư đầu ngành trong nhiều chuyên khoa trong đó có việc chữa trị nhân xơ tuyến giáp. Đây cũng là cơ sở nổi tiếng với các phương pháp điều trị bệnh Basedow bằng đông y. Bạn có thể tham khảo thêm các bài thuốc chữa bệnh Basedow bằng đông y.
- Địa chỉ: 1 Tôn Thất Tùng, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội
- Số điện thoại: 024 3574 7788
- Giờ làm việc: Làm việc cả ngày
- Website: http://benhviendaihocyhanoi.com/
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Vị trí Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trên bản đồ:
7.6. Trung tâm Ung bướu Chợ Rẫy
Là cơ sở khám chữa nhân xơ tuyến giáp hàng đầu của miền Nam. Tại đây có nhiều chuyên khoa điều trị các bệnh rối loạn chuyển hóa bằng những phương pháp hiện đại và tiên tiến nhất.
- Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: (84-028) 3855 4137
- Giờ làm việc: Làm việc cả ngày
Đây đều là những cơ sở y tế đã có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực điều trị nhân xơ.
Vị trí Trung tâm Ung bướu Chợ Rẫy trên bản đồ:
7.7. Quy trình chung khám và điều trị nhân xơ tuyến giáp tại các bệnh viện
Quy trình chung khi khám bệnh nhân xơ tuyến giáp tại các bệnh viện
Bước 1: Lấy số thứ tự và ngồi đợi đến lượt
Bước 2: Lập hồ sơ khám và thanh toán chi phí khám lâm sàng và đặt cọc. Nên lựa chọn các bác sỹ, chuyên gia uy tín nhất nếu là khám lần đầu. Tham khảo chi tiết thông tin bác sỹ tại website chính chủ của bệnh viện, mục hồ sơ bác sỹ.
Bước 3: Đến lượt vào phòng khám sơ bộ.
- Bác sỹ trực tiếp thăm khám sẽ dựa vào dấu hiệu, biểu hiện của bệnh nhân để chỉ định các xét nghiệm lâm sàng.
- Yêu cầu bệnh nhân đến các phòng chức năng làm xét nghiệm theo hướng dẫn
Bước 4: Bệnh nhân đến các phòng chức năng được chỉ định để lấy mẫu làm xét nghiệm.
Bước 5: Quay trở lại phòng bác sỹ để nghe đọc và giải thích kết quả
- Bác sỹ dựa vào số liệu mà kết quả hiển thị để giải thích cho người bệnh hiểu rõ mình đang ở trong tình trạng nào.
- Bệnh nhân không bị bệnh nhân xơ tuyến giáp – thì cho bệnh nhân ra về
- Bệnh nhân bị nhân xơ tuyến giáp nhẹ – thì kê đơn thuôc và cho điều trị tại nhà
- Bệnh nhân bị nhân xơ tuyến giáp nặng – thì yêu cầu làm thủ nhập viện và theo dõi thêm.
8. Điều trị nhân xơ tuyến giáp nên ăn gì và kiêng gì
8.1. Thực phẩm người bệnh nên ăn
Thực phẩm nên ăn khi chữa bệnh nhân xơ tuyến giáp giúp quá trình hồi phục cơ thể một cách nhanh chóng. Có thể đến:
- Rau xanh các loại
- Các loại hạt
- Hải sản
- Các vitamin chống oxy hóa và vitamin B
- Thực phẩm chứa nhiều kẽm, đồng, sắt.
- Bổ sung thêm I ốt
- Thực phẩm chứa Omega – 3 như cá hồi.
8.2 Thực phẩm người bệnh nên kiêng
Thưc phẩm nên kiêng thậm chí là loại bỏ hoàn toàn trong suốt quá trình điều trị bệnh và sau điều trị bệnh để hạn chế hiện tượng tái phát.
- Sản phẩm từ đậu nành không nên men
- Rau họ cải
- Thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn
- Nội tạng động vật
- Thực phẩm gluten
- Tránh ăn nhiều chất xơ và đường
- Thực phẩm từ sữa
9. 3 lưu ý khi điều chữa bệnh nhân xơ tuyến giáp
Luôn giữ tinh thần lạc quan trong suốt quá trình điều trị bệnh
9.1. Sử dụng thuốc điều trị nhân xơ tuyên giáp
Sau khi chữa bệnh nhân xơ tuyến giáp, người bệnh sẽ phải uống các loại thuốc để duy trì sức khỏe. Người bệnh cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ về loại thuốc sử dụng, liều lượng, cách uống, thời gian uống. Không tự ý dừng uống thuốc, đổi thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.
9.2. Kiêng cữ
Sau khi điều trị nhân xơ tuyến giáp, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi và tĩnh dưỡng, tránh các hoạt động mạnh về thể chất.
Người bệnh cũng cần phải tuân thủ sự căn dặn của bác sĩ về những điều được làm/không được làm, những thực phẩm được ăn/không nên ăn…để phục hồi nhanh nhất và tránh những biến chứng. Cần tránh xa các chất kích thích và những chất độc hại.
9.3. Kiểm tra định kỳ
Thường xuyên thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên trách
Trong 1 năm sau khi chữa bệnh nhân xơ tuyến giáp, người bệnh cần đi khám định kỳ 3 tháng/lần để theo dõi sát sao tình trạng cơ thể. Sau 1 năm, cần duy trì kiểm tra định kỳ sức khỏe 6 tháng/lần. Vần cần chú ý thêm:
- Khám chữa bệnh ở những cơ sở y tế uy tín và đảm bảo, không chữa bệnh tại những địa chỉ không rõ ràng.
- Không tự ý sử dụng phương pháp chữa bệnh bằng Đông y mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Tuyệt đối tuân theo các chỉ định của bác sĩ về phương pháp điều trị.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp khi chữa bệnh.
- Giữ tinh thần thoải mái và lạc quan.
10. Câu chuyện bệnh nhân chữa bệnh nhân xơ tuyến giáp thành công
Chị Nguyễn Thị Gấm, 35 tuổi là người con gái xứ Thanh theo chồng vào Bình Dương lập nghiệp. Tuy nhiên, khi hai vợ chồng đang thực hiện những mơ ước của mình thì chị phát hiện có khối u trên cổ kèm các biểu hiện như sụt cân, chóng mặt, buồn nôn…
Khi đi khám tại bệnh viện Ung Bướu, các bác sĩ xác định chị mắc nhân xơ tuyến giáp có kích thước 26mm.
Sau 4 tháng điều trị nhân xơ tuyến giáp bằng thuốc kê đơn, chị không thấy bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm, ngược lại có những biến chứng nặng hơn. Khi đi tái khám thì phát hiện khối u đã tăng kích thước lên 36mm. Các bác sĩ khuyên chị nên phẫu thuật cắt bỏ khối u.
Khi đang băn khoăn vì không muốn phẫu thuật, chị tìm hiểu về các phương pháp điều trị u tuyến giáp bằng thảo dược thì tình cờ biết đến sản phẩm Ancan. Được đội ngũ bác sĩ và chuyên gia của Ancan tư vấn tận tình và thấy trong thành phần sản phẩm có nhiều thảo dược tốt cho điều trị u bướu như Curcumin, Xạ đen, Linh chi, Thông đỏ…chị bắt đầu uống Ancan mỗi ngày.
Sau 3 tháng đều đặn uống Ancan, kích thước khối u của chị đã giảm 16*19 mm. Chị tiếp tục sử dụng thêm 2 tháng nữa. Khi tái khám bác sĩ kết luận khối u giảm xuống chỉ còn 10mm.
Chị vô cùng vui mừng vì bệnh tình của mình đã có chuyển biến đáng kể. Chị ăn ngon hơn, ngủ ngon hơn, không còn bị đau họng, buồn nôn, khó chịu nữa. Chị cùng tiếp tục duy trì uống Ancan để giữ gìn sức khỏe của mình.
Câu chuyện của chị Nguyễn Thị Gấm được chia sẻ tại đây:
Trên đây là một số phương pháp và những lưu ý và người bệnh cần thực hiện theo trong quá trình điều trị nhân xơ tuyến giáp. Mong rằng bạn đã tìm được những thông tin cần thiết và hữu ích cho bản thân cùng người nhà.