Tỷ lệ người mắc bệnh u tuyến giáp ở nữ giới thường cao hơn nam giới và điều này khiến nhiều người lo lắng mức độ ảnh hưởng của nó đến việc sinh con. Vậy rốt cuộc căn bệnh này có thật sự ảnh hưởng đến sinh sản và bạn cần làm gì để ngăn chặn nó. Bị u tuyến giáp có sinh con được không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu dướu đây.
Nội dung bài viết
1. Bị u tuyến giáp có sinh con được không?
Hỏi: Chào bác sĩ, tôi là nữ năm nay 25 tuổi và vừa lập gia đình. Trong lần đi kiểm tra sức khỏe gần đây tôi phát hiện mình bị u tuyến giáp. Tuy nhiên, tôi cũng có kế hoạch thời gian tới sẽ sinh con, không biết liệu tôi có thể mang thai và sinh con được không? Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi vấn đề này. Cảm ơn bác sĩ.
Câu trả lời
Bệnh nhân u tuyến giáp hoàn toàn có thể mang thai và sinh con bình thường. Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm hiểu về tình trạng bệnh và nghe bác sĩ tư vấn cụ thể. U tuyến giáp đa phần lành tính những vẫn có một số trường hợp u ác tính. Đối với u ác tính, việc điều trị là bắt buộc và trong thời gian điều trị người bệnh không nên mang thai bởi các phương pháp điều trị như Iod phóng xạ, xạ trị, hóa trị… có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Để đảm bảo an toàn tối đa cho bản thân trong suốt quá trình mang thai và cho thai nhi, bạn hãy tới bác sĩ để được tư vấn. Nếu cần thiết điều trị, bạn nên điều trị dứt điểm và có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi sau điều trị trước khi quyết định mang thai.
Xem thêm: Phân biệt các loại U tuyến giáp?
2. Ảnh hưởng của bệnh u tuyến giáp đến sinh sản
Hỏi: Chào bác sĩ, không biết bệnh u tuyến giáp có ảnh hưởng như thế nào tới khả năng sinh sản vậy ạ? Tôi đang có ý định mang thai trong năm tới. Tuy nhiên, gần đây tôi được chẩn đoán có u tuyến giáp và sắp tới cần điều trị. Tôi rất lo lắng không biết bệnh có ảnh hưởng gì tới khả năng mang thai sau này hay không. Mong bác sĩ giải đáp giúp.
Đáp: Chào bạn. Ngay cả khi nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao, khi trong 8 người sẽ có 1 người mắc trên trong đời. Và dù là được đánh giá lành tính nhưng căn bệnh này vẫn gây ra một số vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
2.1. Ảnh hưởng của u tuyến giáp đến sức khỏe sinh sản nữ giới
Dưới đây là những ảnh hưởng sức khỏe căn bệnh này có thể gây ra mà bạn cần biết nếu có ý định sinh con. Hãy ghi chú nhanh những điều này để cân nhắc trước mọi quyết định.
- Ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới: Rối loạn kinh nguyệt của nữ giới có thể là triệu chứng đầu tiên bạn có thể thấy chẳng may mắc căn bệnh này. Sự thật, tuyến giáp có chức năng điều hòa chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Do đó, việc có nhiều hoặc ít hơn hormone tuyến giáp có thể khiến chu kỳ của bạn bị xáo trộn đôi chút. Ngoài ra, tuyến giáp bị bệnh có thể gây ra tình trạng chậm trễ kinh hoặc có khi không có kinh kéo dài từ 2 tháng hoặc lâu hơn. Nếu việc này duy trì có thể dẫn đến tình trạng mãn kinh sớm ở nữ giới năm trước 40 tuổi.
- Ảnh hưởng đến các hoạt động của hệ sinh dục phụ nữ: Chính vì ảnh hưởng đến hormon của tuyến giáp mà vô tình tác động đến hoạt động của hệ sinh dục, dẫn đến việc làm suy giảm chức năng tình dục dẫn đến việc vô sinh ở nam và nữ giới.
- Khó thụ thai: Khi u tuyến giáp phát triển sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt khiến nó hoạt động thất thường. Chính vì điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai ở nữ giới.
- Các vấn đề khi mang thai: Bệnh lý tuyến giáp tiềm ẩn những vấn đề có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai phụ và thai nhi. Dù bạn đang bị cường giáp hay suy yếu giáp thì hai loại này đều có khả năng tác động tiêu cực lên sức khỏe và rất khó thụ thai. Nguyên nhân đến từ việc mất cân bằng và phá vỡ hoạt động quen thuộc của hormon nội tiết và làm thay đổi quá trình rụng trứng ở nữ giới mỗi kỳ kinh nguyệt. Thậm chí, triệu chứng của bệnh tuyến giáp còn ảnh hưởng sức khỏe và gây ra các triệu chứng như mãn kinh ở người mắc bệnh.
- Khi bị u tuyến giáp khả năng cao sinh con sẽ bị di truyền từ mẹ: Một khi mẹ mắc bệnh tuyến giáp, dù quá trình sinh sản diễn ra suôn sẻ nhưng khả năng cao co cũng sẽ mắc bệnh tương tự khi trưởng thành hoặc sớm hơn.
2.2. Ảnh hưởng của u tuyến giáp đến sức khỏe sinh sản nam giới
Không chỉ riêng nữ giới mà nam giới khi mắc bệnh này cũng có thể ảnh hưởng sức khỏe và đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Các ảnh hưởng của bệnh lên khả năng sinh sản gồm có
- Rối loạn cương dương: 48 – 77% nam giới một khi mắc bệnh cường giáp có thể ảnh hưởng và rối loạn chức năng sinh dục hoặc rối loạn cương dương.
- Giảm ham muốn tình dục: Một khảo sát cho hay 59 – 63% nam giới bị suy giáp có thể giảm ham muốn tình dục, lượng tinh trùng cũng ít hơn bình thường và khả năng di chuyển của các tinh trùng cũng khá chậm. Do đó thường dẫn đến tình trạng khó có con.
- Xuất tinh sớm thường gặp ở bệnh nhanh mắc bệnh cường giáp
- Giảm khối lượng cơ bắp trên cơ thể và vú cũng có những dấu hiệu bất thường
- Hói đầu và tóc bắt đầu rụng nhiều hơn trước.
Cũng giống như nữ giới, nam giới cũng sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp để loại bỏ căn bệnh này khỏi cơ thể và sinh con khỏe mạnh. Ngay khi có những dấu hiệu nói trên, bạn nam nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn và có cho mình phương pháp chữa trị phù hợp nhất.
Xem thêm: U tuyến giáp thùy phải ảnh hưởng đến Nam giới như thế nào?
3. Lưu ý khi sinh con trong thời gian bị u tuyến giáp
Cũng như ngay từ đầu phần mở đầu, chúng tôi có để cập ngay cả khi bạn mắc bệnh thì hoàn toàn có khả năng sinh con. Điều này còn phụ thuộc vào cách bạn chăm sóc bản thân như thế nào để quá trình này diễn ra suôn sẻ nhất có thể.
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà chúng tôi muốn bạn thực hiện để có thể sinh con khỏe mạnh và không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe lâu dài:
- Điều trị bệnh suy giảm mới nghĩ đến chuyện sinh con. Nếu bạn đang trong thời gian điều trị hoặc chuẩn bị bắt đầu vào quá trình này thì hãy nhớ chỉ nên có con trong khoảng thời gian sau 6 tháng đến 1 năm điều trị phóng xạ để đảm bảo hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
- Nếu bạn phát hiện mình bệnh khi đang có em bé thì hãy đặt ngay cuộc hẹn với bác sĩ để được tư vấn điều trị và mang thai song hành. Tuyệt đối không được chủ quan vì bệnh có thể phát tán hoặc chuyển biến xấu trong thời kỳ này và khó kiểm soát.
- Bởi vì bệnh ung thư luôn có khả năng để lại di căn cao hơn các bệnh khác nên bạn cần thực hiện đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ và đặt lịch khám chữa trị trọn gói theo hướng dẫn của bác sĩ tại các trung tâm uy tín.
- Thực đơn ăn uống lành mạnh trong quá trình mang thai là luôn cần thiết cho mẹ và cho cả bé. Hãy chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng, lành tính và hạn chế tiếp xúc với thức ăn nhanh hoặc quá nhiều dầu mỡ không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, mẹ đừng quên hỏi bác sĩ các loại thực phẩm không dành cho bệnh nhân bị u tuyến giáp để kịp thời phòng tránh và chắc chắn mình chỉ ăn những thức thật sự tốt.
Xem thêm: U tuyến giáp có ăn được mầm đậu nành hay là không?
Hy vọng với những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn hoàn thiện kiến thức về bị u tuyến giáp có sinh con được không? Từ đó, có cho mình kế hoạch sinh sản phù hợp với tình trạng bản thân hiện tại. Tuy nhiên, bác sĩ khuyên bạn vẫn nên sớm đến bác sĩ kiểm tra ngay khi nghi ngờ mình có khả năng hay triệu chứng liên quan đến bệnh và có kế hoạch phòng chữa bệnh kịp thời nhất.