Bệnh suy giáp nên ăn gì và kiêng ăn gì

Bệnh suy giáp không nguy hiểm nếu người bệnh biết chăm sóc bản thân cũng như bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Vậy bệnh suy giáp nên ăn gì và kiêng ăn gì? Hãy cùng tìm lời giải đáp thông qua những thông tin sau đây.

1. Bệnh suy giáp nên ăn gì – tham khảo 5 loại thực phẩm sau

Đối với người suy giáp, các thực phẩm nên ăn là những loại thực phẩm phải có chứa những chất sau:

  • Iod (I-ốt)

Iod là khoáng chất có vai trò thiết yếu trong việc tạo ra hooc-môn tuyến giáp, vì thế mà những ai bị thiếu iod thường có nguy cơ bị suy tuyến giáp. Tình trạng thiếu iod khá phổ biến trên khắp thế giới (ước chừng có tới ⅓ dân số  thế giới gặp phải).

Nếu bạn đang bị thiếu iod, thì hãy dùng muối có iod để nêm nếm thức ăn hoặc dùng nhiều thực phẩm giàu iod như sữa, trứng, cá, rong biển.

Việc bổ sung iod trong bữa ăn là khá đơn giản nên thường thì ta không cần phải sử dụng thêm thuốc iod.

  • Selen:

Selen giúp cơ thể của chúng ta kích hoạt hooc-môn tuyến giáp. Chúng cũng giúp chống lại quá trình oxy hóa, bảo vệ tuyến giáp khỏi tác hại của các gốc tự do.

Việc sử dụng selen cần được tiến hành cẩn trọng, tốt nhất là bạn nên bổ sung selen theo hướng dẫn của bác sĩ vì nếu dùng quá nhiều thì chất này có thể sẽ phản tác dụng, gây hại cho cơ thể.

  • Kẽm:

Tương tự như selen, kẽm cũng có vai trò giúp cơ thể kích hoạt hormone tuyến  giáp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng kẽm sẽ giúp cơ thể thuận lợi hơn trong việc điều chỉnh hormone kích thích tuyến giáp TSH.

  • Omega 3:

Các chất acid béo omega 3 sẽ giúp tế bào nhạy cảm với hormone tuyến giáp, rất có lợi cho việc phòng bệnh cũng như thúc đẩy quá trình điều trị diễn ra trơn tru hơn.

Bạn có thể tìm thấy các chất này trong những loại thực phẩm sau đây

1.1. Thực phẩm có chứa i-ốt

Cá biển các loại, đặc biệt là cá thu có tới 800 microgram iod trong mỗi kg. Bạn cũng có thể dùng thêm cua ghẹ, ốc biển, nước mắm, trứng gà, cải thảo, rong biển, các loại muối biển… trong bữa ăn hàng ngày.

Lưu ý không ăn quá nhiều mắm muối, nêm nếm thức ăn quá mặn vì có thể gây hại cho sức khỏe (tim mạch, thận…)

Bệnh suy giáp,Suy giáp nên ăn gì

1.2. Các loại hoa quả mọng nước

Các loại hoa quả mọng nước đã được chứng minh là có chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe. Các chất oxy chống hóa này hỗ trợ cơ thể chống lại quá trình lão hóa, sửa chữa các tế bào bị hỏng hóc trong cơ thể, hỗ trợ nhiều cho hoạt động của tuyến giáp.

Một số loại hoa quả tốt cho bệnh nhân bị suy giáp phải kể đến dâu tây, nho, cà chua, các loại quả mọng…

1.3. Ăn các loại rau lá xanh đậm

Các loại rau có lá xanh đậm thường chứa nhiều vitamin A, K, các khoáng chất như selen, kẽm…

Những loại rau tốt nhất mà bạn nên tận dụng chính là rau bina, rau muống, rau ngót, rau diếp…

Bên cạnh những loại rau bổ dưỡng, người bệnh cần lưu ý tránh dùng bông cải xanh hay cải bẹ trắng vì chúng có thể khiến việc hấp thu iod bị trì trệ.

Bệnh suy giáp,Suy giáp nên ăn gì

1.4. Cá, tôm, hải sản – Thực phẩm chứa nhiều Omega-3

Omega 3 trong các loại cả biển nói riêng và hải sản nói chung sẽ giúp người bệnh tăng cường sức khỏe, hỗ trợ hấp thụ selen, giúp giảm viêm tuyến giáp hiệu quả.

Ngoài ra, tôm cá cũng có chứa nhiều iod, vốn cần thiết cho người bị suy giáp.

Những loại cá biển tốt nhất dành cho người bị suy giáp chính là cá thu, cá hồi, dầu gan cá tuyết, cá trích, cá mòi, hàu…

1.5. Đậu và các loại hạt

Các loại ngũ cốc sẽ giúp người bệnh cải thiện triệu chứng suy giáp vì chúng chứa khá nhiều selenium. Người bệnh nên tăng cường sử dụng các loại hạt như hạt hạnh nhân, óc chó, hạt điều, hạt bí…

Bệnh suy giáp,Suy giáp nên ăn gì

2. Suy giáp nên tránh xa 5 loại thực phẩm sau

Bên cạnh những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng kể trên, người bị bệnh suy giáp cũng cần lưu ý hạn chế các loại thực phẩm sau đây:

  • Không ăn thực phẩm chế biến sẵn và đóng hộp:

Các loại thức ăn đóng hộp có chứa một lượng đường hoặc muối khá lớn. Việc tiêu thụ quá nhiều đường hoặc muối cùng lúc vừa ảnh hưởng tới sức khỏe, vừa ảnh hưởng tiêu cực đến tuyến giáp và quá trình điều trị bệnh.

  • Hạn chế ăn nội tạng động vật:

Các món ăn được chế biến từ nội tạng động vật như lòng rán, dồi trường, cật heo… có chứa nhiều cholesterol xấu, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe toàn diện của cơ thể. Ngoài ra, nội tạng lại chứa khá nhiều acid lipoic, gây ảnh hưởng không tốt tới hoạt động của tuyến giáp.

  • Hạn chế thực phẩm có chứa gluten:

Gluten được tìm thấy nhiều trong lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen… Gluten gây ra phản ứng miễn dịch tự động, làm tăng nguy cơ mắc bệnh cường giáp hoặc gây suy giáp.

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, một chế độ ăn uống hạn chế gluten có thể giúp chúng ta ngăn ngừa những chứng bệnh nguy hiểm liên quan tới tuyến giáp.

  • Tránh rượu bia và các chất kích thích:

Rượu bia hay chất kích thích nói chung đều có thể gây rối loạn hoạt động của tuyến giáp, ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình điều trị bệnh. Chính vì thế, người bệnh cần chú ý hạn chế các chất này.

Bệnh suy giáp,Suy giáp nên ăn gì

3. Các lưu ý về chế độ sinh hoạt khi bị suy giáp

  • Tập luyện thể dục thể thao:

Việc rèn luyện thể dục thể thao theo một chế độ hợp lý sẽ giúp người bệnh cải thiện một số triệu chứng của bệnh về tuyến giáp, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, từ đó giúp cho sức khỏe của người bệnh ổn định hơn. Tùy theo thể trạng của mình mà người bệnh có thể chọn lựa một môn thể thao phù hợp nhất trong số các môn như thể dục nhịp điệu, đi bộ, chạy bộ, chạy xe đạp, bơi lội, vv…

  • Ăn uống điều độ:

Chế độ ăn uống thất thường, hay bỏ bữa hoặc ăn kiêng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng giảm chuyển hóa ở người bệnh suy giáp. VÌ thế mà bạn cần đảm bảo một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, không bỏ bữa. Ngoài ra thì bạn có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để việc dung nạp chất dinh dưỡng diễn ra hiệu quả hơn.

  • Kết hợp điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ:

Điều đặc biệt quan trọng mà bất cứ bệnh nhân suy giáp nào cũng cần lưu ý là không được tự ý điều trị theo sách vở hoặc chỉ từ thông tin trên mạnh. Để có được phác đồ điều trị  tốt nhất thì bạn nên tìm đến các bác sĩ có chuyên môn cao và tuân theo chỉ dẫn của họ một cách sát sao.

  • Lưu ý về đồ ăn và thuốc điều trị tuyến giáp:

Có nhiều loại thực phẩm sẽ gây ảnh hưởng đến việc hấp thu thuốc tuyến giáp của cơ thể, tiêu biểu như các món có chứa caffein. Chính vì vậy mà tốt nhất là người bị suy giáp nên uống thuốc vào buổi sáng, lúc đang đói và ăn sáng sau đó khoảng 1 giờ đồng hồ.

Vừa rồi là một số thông tin để giải đáp thắc mắc bị bệnh suy giáp nên ăn gì và kiêng ăn gì. Hy vọng rằng những điều vừa chia sẻ sẽ giúp bạn lên được một thực đơn vừa bổ dưỡng, vừa ngon miệng, hỗ trợ hoàn hảo cho việc điều trị bệnh tuyến giáp.

 

 

Rate this post
Tài liệu tham khảo
Trích dẫn
Bình luận Wordpress

Bình luận Facebook