5 nguyên nhân phình tuyến giáp bạn phải biết và cách phòng tránh

Nắm rõ nguyên nhân phình tuyến giáp có thể giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, cũng như điều trị bệnh hiệu quả hơn. Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân ẩn sau căn bệnh này ngay dưới đây.

1. Thiếu iod

1.1. Iod ảnh hưởng đến cơ thể người như thế nào?

Iod (I-ốt) là một chất cực kỳ quan trọng trong cơ thể. Tuy chỉ tồn tại ở nồng độ thấp trong cơ thể, Iod tham gia vào rất nhiều quá trình quan trọng như điều tiết nội tiết tố (hooc-môn), hình thành xương, duy trì thân nhiệt, tăng sức đề kháng và hoạt động trí não cho mỗi người.

Khi đi vào cơ thể, phần lớn Iod được giữ lại ở tuyến giáp để hỗ trợ việc sản sinh các hooc-môn T3 và T4, giúp điều tiết quá trình trao đổi chất, chuyển hoá năng lượng và điều tiết các cơ quan khác như ruột, thận, não…

Khi bị thiếu iod, cơ thể thường cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, trí nhớ suy giảm. Khi này, lượng hooc-môn tuyến giáp tiết ra ít hơn, buộc tuyến giáp phải hoạt động mạnh hơn để bù đắp lượng hooc-môn bị thiếu hụt. Do đó, tuyến giáp có xu hướng phình ra và gia tăng kích thước.

Phình tuyến giáp,Nguyên nhân phình tuyến giáp.

Iod là nguyên liệu quan trọng để tổng hợp nên hooc-môn tuyến giáp

Phình tuyến giáp ở trường hợp này không phải là bệnh quá nguy hiểm vì đa số chỉ là u lành. Tuy nhiên, bệnh gây mất thẩm mỹ do tạo u lớn trước cổ.

Ngoài ra, tuyến giáp phình to có thể gây chèn ép lên cổ họng, gây khó thở, khó nuốt, lâu ngày có thể làm mất giọng, khó ngủ, rối loạn nhịp tim… Vì vậy, người bệnh cần điều trị sớm nhất có thể.

1.2. Cách phòng bệnh

Với mỗi người, lượng iod cần bổ sung là khác nhau

  • Người trưởng thành cần 200mg/ngày
  • Trẻ em cần 100mg/ngày

Cần phải bổ sung đúng liều lượng iod vì bổ sung thiếu sẽ gây ra suy giáp, trong khi dư thừa iod lại khiến cơ thể mắc một số bệnh về thận, tim mạch… Trong trường hợp thiếu iod tạo thành bệnh lý, cần tuân thủ chỉ định bổ sung của bác sĩ.

Nên tăng cường bổ sung iod qua các thực phẩm giàu iod như cá, hải sản, tảo biển, tôm, cua, sò….

Bên cạnh đó, cần thêm muối iod trong bữa ăn hàng ngày để bổ sung đủ nhu cầu cần thiết cho cơ thể.

Phình tuyến giáp,Nguyên nhân phình tuyến giáp.

Một số thực phẩm giàu iod

2. Rối loạn miễn dịch

2.1. Vai trò của tuyến giáp đối với cơ thể 

Hooc-môn tuyến giáp tham gia vào các hoạt động trao đổi chất, tăng cường miễn dịch, liên kết trực tiếp với các cơ quan khác trong cơ thể. Vì vậy, sự thay đổi bất thường của hooc-môn này không chỉ gây phình tuyến giáp mà còn kéo theo sự suy giảm về chức năng của các cơ quan khác như đường ruột, não bộ, cơ bắp….

Khi hệ miễn dịch bị suy yếu, cơ thể tự sinh ra các hooc-môn giống với hooc-môn chủ vận, gây kích thích sự hoạt động của tuyến giáp TSH. Tình trạng này kéo dài liên tục, khiến tuyến giáp hoạt động và sản sinh hooc-môn quá mức so với nhu cầu cần thiết ban đầu và biểu hiện bằng các tuyến giáp bị phình to trước cổ. Đây cũng là nguyên nhân chính gây nên phình tuyến giáp.

Phình tuyến giáp,Nguyên nhân phình tuyến giáp.

Hệ miễn dịch hoạt động thất thường sẽ làm ảnh hưởng tới tuyến giáp

2.2. Cách phòng tránh 

Như đã nói, bệnh này xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu. Vì vậy để phòng tránh, cần phải tăng cường lớp rào chắn miễn dịch thêm chắc chắn và khỏe mạnh.

  • Mỗi người cần tăng cường rèn luyện thể dục, yoga để cơ thể khoẻ mạnh, hỗ trợ tuần hoàn máu và trao đổi chất thêm hiệu quả đồng thời tăng cường sức đề khác tối ưu hơn.
  • Thường xuyên ăn các loại trái cây quả mọng như nho, cam, quýt vừa giàu vitamin và các chất chống oxy hóa.
  • Hạn chế uống nước lạnh, giữ ấm cơ thể.
  • Ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe cũng như phòng chống bệnh phình tuyến giáp hiệu quả.

Phình tuyến giáp,Nguyên nhân phình tuyến giáp.

Tăng cường sức đề kháng không chỉ giúp bạn tránh bệnh từ vi khuẩn mà còn tránh được bệnh tuyến giáp

3. Thay đổi hooc-môn

3.1. Nguyên nhân

Bệnh phình tuyến giáp là bệnh nội tiết, vì vậy nguyên nhân của nó cũng xuất phát từ sự thay đổi hooc-môn bất thường. Tình trạng này thường xảy ra ở phụ nữ, do sự thay đổi hooc-môn mỗi tháng (biểu hiện ở chu kỳ kinh nguyệt) hoặc do mang thai.

Sự biến đổi bất thường của hooc-môn trong cơ thể không chỉ gây phình tuyến giáp mà còn kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, lo âu, mất sức, căng thẳng hoặc gây ra rụng tóc, thay đổi sắc tố da.

Phình tuyến giáp,Nguyên nhân phình tuyến giáp.

Sự thay đổi hooc-môn có thể gây ra bệnh tuyến giáp ở cả nam và nữ

3.2. Những biện pháp hạn chế 

Với phụ nữ, việc thay đổi hooc-môn là quá trình diễn ra tự nhiên, vì vậy việc phòng tránh là rất khó nói. Tuy nhiên, với các triệu chứng thay đổi hooc-môn bất thường gây chu kỳ kinh nguyệt không đều, có thể sử dụng một số loại thuốc điều tiết.

Tốt nhất khi thấy có các triệu chứng bất thường trong cơ thể, có liên quan đến vấn đề nội tiết, đặc biệt ở phụ nữ mang thai, thì nên đến xin tư vấn từ các bác sĩ để được hỗ trợ chính xác hơn.

4. Di truyền

4.1. Vì sao bệnh u tuyến giáp lại di truyền? 

Một số nghiên cứu cho thấy, những bệnh nhân có tiền sử người thân mắc các bệnh về tuyến giáp có nguy cơ cao cũng mắc các bệnh về tuyến giáp, với tỉ lệ khoảng 37%.

4.2. Nêu cách phòng ngừa bệnh di truyền

  • Khám sức khỏe định kỳ mỗi tháng để có thể sớm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
  • Xem xét kỹ tiền sử bị bệnh liên quan đến gia đình trước khi kết hôn để có phương hướng phòng tránh kịp thời khi quyết định mang thai và sinh con.

5. Chấn thương não và mắc bệnh về não

5.1. Nguyên nhân 

Người đã từng bị các chấn thương não hoặc mắc bệnh về não cũng có khả năng mắc bệnh phình tuyến giáp. Do các tổn thương về não ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến yên và vùng dưới đồi thì sẽ khiến tuyến giáp bị rối loạn và thay đổi các hooc-môn gây phình tuyến giáp.

5.2 Phương pháp phòng tránh điều trị bệnh 

Với những bệnh nhân này, nên thường xuyên thăm khám hỏi ý kiến bác sĩ kết hợp cùng chế độ tập luyện, ăn uống khoa học để phòng tránh bệnh hiệu quả nhất.

Phình tuyến giáp,Nguyên nhân phình tuyến giáp.

6. Nhiễm xạ

6.1. Nguyên nhân

Một số bệnh nhân trước đó đã điều trị một số bệnh như ung thư bằng các phương pháp xạ trị, hoá trị cũng có nguy cơ cao bị tuyến giáp. Đặc biệt phụ nữ đang trong quá trình mang thai hoặc cho con bú mà điều trị bệnh bằng các phương pháp này có thể khiến trẻ bị suy giáp trạng bẩm sinh vô cùng nguy hiểm.

Bên cạnh đó, người làm các công việc  có nguy cơ nhiễm xạ cao như nhà máy khai thác quặng, khoáng sản, sử dụng máy phát tia X…. cũng có khả năng mắc các bệnh về tuyến giáp rất cao.

6.2. Cách phòng tránh hạn chế bệnh.

Để phòng tránh phình tuyến giáp do nhiễm xạ, đầu tiên cần phải hạn chế sự tiếp xúc với các tia phóng xạ. Những người bắt buộc làm các công việc dễ nhiễm xạ cao cần phải mặc đồ bảo hộ đầy đủ để hạn chế tối đa sự tiếp xúc gây nguy hiểm cho cơ thể. Phụ nữ nếu mang thai thì không nên làm công việc này.

Ngoài ra, tuyệt đối không sử dụng các phương pháp hoá trị, xạ trị cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Phụ nữ cần tránh mang thai trước hoặc sau quá trình điều trị bằng xạ trị, hoá trị trong ít nhất 2 năm.

Phình tuyến giáp,Nguyên nhân phình tuyến giáp.

Có rất nhiều nguyên nhân phình tuyến giáp mà bạn không thể ngờ tới, vì vậy cần phải thật cẩn thận, thay đổi nếp sống khoa học lành mạnh hơn để phòng tránh việc mắc căn bệnh nguy hiểm này.

Rate this post
Tài liệu tham khảo
Trích dẫn
Bình luận Wordpress

Bình luận Facebook