5 thông tin sau khi khám bệnh nhân basedow tại Bệnh viện Bạch Mai

Sau quá trình khám bệnh nhân Basedow các bác sỹ chuyên nghành U bướu bệnh viện Bạch Mai đã tổng kết được một số thông tin mà rất cần cho người bệnh giúp người bệnh phòng và điều trị hiệu quả nhất. Cụ thể:

1. Những dấu hiệu bệnh basedow cần phải đi khám

Bệnh nhân Basedow là bệnh về tuyến giáp thường gặp chủ yếu ở phụ nữ trong độ tuổi từ 20 – 50 tuổi. Các biểu hiện bệnh thường gặp là

biểu hiện của bệnh Basedow

Biểu hiện của bệnh Basedow

  • Giảm cân nhanh chóng: Người bệnh nhân basedow có thể giảm từ 3 – 20 cân chỉ trong vài tuần hoặc vài tháng, mặc dù người bệnh không hề có dấu hiệu bỏ ăn hay chán ăn. 
  • Tinh thần rối loạn. Người bệnh thường trong trạng thái lo lắng, dễ bị kích thích, cáu gắt, trẻ con hay khóc, khó ngủ về đêm. Bệnh nhân thường rất khó tập trung làm việc, tinh thần mệt mỏi nhưng không thể ngủ được
  • Rối loạn điều hòa thân nhiệt. Người bệnh thường xuất hiện những cơn nóng bừng, vã mồ hôi, đặc biệt ở khu vực ở ngực và bàn tay. Bệnh nhân cũng thường sợ nóng, hay khát và uống nước nhiều hơn bình thường. 
  • Tim đập nhanh, hay hồi hộp, đánh trống ngực, thường xuyên có cảm giác nghẹt thở, đau vùng trước tim cũng là triệu chứng của bệnh nhân basedow 
  • Một số bệnh nhân cũng gặp phải rối loạn tiêu hoá biểu hiện qua việc người bệnh thường đi ngoài nhiều lần, đi ngoài ra phân nát do tăng nhu động ruột, có thể kèm buồn nôn, nôn hay đau bụng dữ dội
  • Mắt có dấu hiệu lồi to, bướu cổ, và mắc các bệnh về da
  • Bệnh nhân basedow kéo dài lâu ngày không điều trị kịp có thể khiến người bệnh bị  tăng nhịp tim, tăng huyết áp, chân tay kém linh hoạt, suy tim, phản xạ gân xương nhanh vv…

2. Mục tiêu của khám bệnh basedow

Người có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sẽ được kiểm tra và thăm khám nhằm mục đích;

  • Xác định chính xác bệnh mắc phải từ những dấu hiệu đã có.
  • Chẩn đoán giai đoạn phát triển của bệnh Basedow.
  • Đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp với từng trường hợp người bệnh.
  • Giải quyết vấn đề tâm lý cho người bệnh.

3. 4 bước khám bệnh basedow do bộ Y tế ban hành

Khám lâm sàng bệnh Basedow

Khám lâm sàng bệnh Basedow

.Bước 1: Đánh giá trước khi triển khai quá trình khám bệnh

Bệnh nhân cần báo chính xác các triệu chứng mà mình gặp phải cũng như các bệnh đã từng gặp phải để bác sĩ đưa ra các chẩn đoán sơ bộ và chỉ định bệnh nhân đi làm các xét nghiệm phù hợp. 

Bước 2: Xét nghiệm và kiểm tra

Nếu bác sĩ thấy bệnh nhân có các triệu chứng bệnh basedow, người bệnh thường được chỉ định đi làm xét nghiệm hormone để đo chỉ số TSH và FT4. Một số phương pháp khác cũng thường được dùng trong xét nghiệm kiểm tra nhằm chẩn đoán chính xác bệnh nhân basedow như

  • Xạ hình tuyến giáp
  • Siêu âm tuyến giáp, siêu âm Doppler mạch tuyến giáp
  • Điện tâm đồ.
  • Chụp Xquang
  • Xét nghiệm men gan…

Bước 3: Chẩn đoán bệnh

Thông qua các chỉ số xét nghiệm, bác sĩ tiến hành chẩn đoán chính xác bệnh

  • Nếu chỉ số TSH thấp, FT4 bình thường, cần làm thêm xét nghiệm đo nồng độ FT3. Nếu chỉ số này bình thường chẩn đoán bệnh cường giáp
  • Nếu chỉ số TSH thấp, FT4 cao, đo nồng độ FT3 tăng thì có nguy cơ bị bệnh nhân basedow nếu có đi kèm các dấu hiệu bệnh. Các chỉ số này cũng có thể là nguy cơ bệnh bướu giáp nhân độc, thừa iod, viêm giáp vv… 
  • Chỉ số TSH bình thường, FT4 cao thì chẩn đoán bệnh nhân mắc Adenoma tuyến yên hoặc hội chứng đề kháng hormon tuyến giáp. 

Bước 4: Lựa chọn phương án xử lý phù hợp

Sau khi có kết quả chẩn đoán  từ những xét nghiệm như bác sỹ yêu cầu. Bác sỹ có vai trò tổng hợp, đánh giá và đưa ra kết luật, đồng thời chỉ định một trong các phương án sau đây:

  • Người khám bệnh không bị bệnh hoặc có kết quả khả quan so với lần trước:  Cho phép bệnh nhân ra về.
  • Người bệnh bị bệnh nhưng ở trạng thái ổn định: Kê đơn thuốc cho bệnh nhân điều trị tại nhà.
  • Người bệnh bị bệnh có sự phát triển xấu: Tiến hành nhập viện điều trị

4. Quy trình khám bệnh Basedow tại bệnh viện Bạch Mai

Khoa Y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện Bạch Mai

Trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện Bạch Mai

Quy trình khám bệnh Basedow tại Việt Nam đa số là giống nhau dựa theo tiêu chuẩn khám chữa bệnh của Bộ Y tế. Tại bệnh viện Bạch Mai cơ sở Hà Nội quy trình khám bệnh Basedow như sau:

  • Bước 1:

Người bệnh cần đến khoa Y học hạt nhân và Ung bướu trước 6h30 sáng để có thể khám sớm nhất, không phải sếp hàng.

Giờ làm việc buổi chiều là 13h30

Vị trí của khoa Y học hạt nhân và Ung bướu nằm ở bên tay phải nếu đi từ cổng chính, gần bãi gửi xe của bệnh viện.

Địa chỉ bệnh viện:  78 đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.

  • Bước 2:

Xếp hàng, lấy số thứ tự và lựa chọn khám theo từng bác sỹ chuyên khoa mong muốn. 

Nếu có điều kiện người bệnh nên lựa chọn Giáo sư, tiến sỹ Phan Văn Duyệt để khám cho mình.

  • Bước 3:

Ngồi chờ tới lượt, trong quá trình đợi nhân viên điều dưỡng có thể sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số kiểm tra lâm sàng như đo cân nặng, nhịp tim…

  • Bước 4:

Đến số thứ tự bác sỹ sẽ mời người bệnh vào để thực hiện khám và chẩn đoán lâm sàng dựa vào những dấu hiệu bệnh. 

Sau đó bác sỹ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm, kiểm tra bằng hình ảnh như chụp CT, X-quang ….

  • Bước 5:

Bệnh nhân cầm phiếu chỉ định xét nghiệm đến từng phòng ban theo hướng dẫn để làm các chẩn đoán, đợi lấy kết quả và quay về phòng khám ban đầu.

  • Bước 6:

Bác sỹ xem kết quả và đưa ra kết luận. Chỉ định phương án điều trị bệnh phù hợp cho bệnh nhân.

5. Phương pháp để chẩn đoán bệnh basedow

Để chẩn đoán bệnh basedow, người bệnh sẽ cần tới bệnh viện để thực hiện thăm khám và xét nghiệm

  • Thăm khám lâm sàng

Thăm khám lâm sàng dựa trên các biểu hiện bên ngoài của người bệnh để đưa ra kết luận sơ bộ về tình trạng bệnh. Phương pháp này tương đối đơn giản, nhanh, không gây đau, không cần chích máu. Tuy nhiên, phương pháp này không phân biệt được bệnh basedow với các bệnh tuyến giáp khác. 

  • Xét nghiệm hormone 

Người nghi ngờ bị bệnh basedow sẽ cần làm xét nghiệm để xác định nồng độ của các hormones tuyến giáp trong cơ thể, bao gồm: T3, T4, FT3, FT4, TSH.

Thông qua các kết quả này, bác sĩ sẽ có cơ sở để chẩn đoán chính xác bệnh mà người bệnh đang mắc phải, phân biệt được người bệnh đang mắc phải basedow hay các bệnh tuyến giáp khác. 

Xét nghiệm này khá chính xác và có thời gian thực hiện nhanh nên được ưu tiên và sử dụng nhiều. 

  • Xét nghiệm kháng thể kháng tuyến giáp

Xét nghiệm này xác định sự có mặt của các kháng thể kháng tuyến giáp trong máu. Trong bệnh basedow, các kháng thể TgAb hoặc TPOAb có thể dương tính. Tuy nhiên, người bệnh chỉ được chẩn đoán có bệnh khi có sự gia tăng nồng độ kháng thể TSH-RAb (TRAb). 

Xét nghiệm này có thể tìm ra những trường hợp người bệnh mắc basedow nhưng không có triệu chứng đặc hiệu thể hiện ra ngoài, trường hợp người bệnh bị lồi mắt do basedow nhưng không kèm triệu chứng khác. Ngoài ra, xét nghiệm này cũng giúp tiên lượng khả năng tái phát ở các bệnh nhân mắc bệnh nội khoa. 

  • Xạ hình tuyến giáp

Xét nghiệm này được sử dụng trong trường hợp người bệnh bị nghi ngờ có basedow nhưng không có bướu ở cổ và không có biểu hiện bất thường ở mắt. Nếu trên kết quả xạ hình, tuyến giáp có dấu hiệu to ra và tăng bắt chất Iod phóng xạ thì khả năng cao là người bệnh đã mắc bệnh. 

  • Một số xét nghiệm khác

Ngoài các xét nghiệm trên, tùy vào trường trường hợp, người bệnh có thể phải làm thêm các xét nghiệm như: điện tâm đồ, chụp CT hoặc MRI hố mắt, Cholesterol và Triglyceride máu, đường máu, chuyển hóa xương, canxi máu…

Nhân Basedow nếu để lâu có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm liên quan đến tim mạch và não bộ, vì vậy người bệnh cần nhân chóng đi khám bệnh nhân basedow để có phương pháp điều trị kịp thời. 

Rate this post
Tài liệu tham khảo
Trích dẫn
Bình luận Wordpress

Bình luận Facebook