Bướu cổ cường giáp là gì, điều trị thế nào?

Bướu cổ cường giáp là bệnh lý ở tuyến giáp, khi tuyến này sản xuất hormone quá mức dẫn đến các biểu hiện của sự tăng chuyển hóa ở nhiều cơ quan trên cơ thể. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả bệnh bướu cổ cường giáp.

Bướu cổ cường giáp là bệnh gì?

Tuyến giáp là cơ quan nằm phía trước cổ, nó có vai trò là sản xuất hormone giúp kiểm soát sự trao đổi chất của cơ thể. Bình thường, một tuyến giáp khỏe mạnh sẽ sản xuất lượng hormone tuyến giáp đủ để cơ thể sử dụng.

Vì một lý do nào đó, khiến hoạt động của tuyến giáp bị sai lệch, gây ra bệnh về tuyến giáp. Bướu cổ cường giáp là một bệnh lý của tuyến giáp, trong đó hormone tuyến giáp được sản xuất quá mức bình thường, đi kèm là hiện tượng cổ bị sưng lên.

Bướu cổ cường giáp,điều trị bướu cổ cường giáp

Xem thêm: Bệnh Basedow có nên mổ không?

Triệu chứng bướu cổ cường giáp như thế nào?

Bướu cổ cường giáp có những biểu hiện như:

-Mệt mỏi, yếu cơ

-Run tay

-Căng thẳng, lo lắng

-Tim đập loạn nhịp

-Da khô

-Khó ngủ

-Tiêu chảy

-Giảm cân

-Bướu cổ

Nguyên nhân nào gây bệnh bướu cổ cường giáp?

Nguyên nhân phổ biến gây bệnh bướu cổ cường giáp chính là do bệnh Graves – một rối loạn tự miễn dịch. Trong bệnh lý này, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể gây kích thích tuyến giáp tăng sản xuất hormone. Bệnh Graves có xu hướng di truyền trong gia đình.

Cường giáp cũng có thể được gây ra bởi bướu giáp đơn nhân hoặc đa nhân. Hay tình trạng viêm tuyến giáp do virus hoặc các rối loạn tự miễn dịch cũng có thể tạm thời gây ra các triệu chứng của cường giáp. Hơn nữa, một số người tiêu thụ nhiều i-ốt (từ thuốc hay thực phẩm) cũng có thể khiến tuyến giáp sản xuất hormone quá mức cần thiết.

Người bệnh Basedow kiêng ăn gì? 6 thực phẩm cần tránh

Các biến chứng thường gặp của bướu cổ cường giáp

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới một số biến chứng sau:

– Vấn đề về tim: Cường giáp có thể khiến nhịp tim nhanh, suy tim sung huyết hay rung nhĩ.

– Loãng xương: Bệnh cường giáp nếu không được điều trị có thể dẫn tới loãng xương, xương yếu.

-Vấn đề vể mắt: những người bị cường giáp sẽ dễ mắc các bệnh về mắt như mắt bị lồi, sưng, đỏ, nhạy cảm với ánh sáng, mờ.

Bướu cổ cường giáp,điều trị bướu cổ cường giáp
-Đỏ, sưng da: Một số trường hợp hiếm gặp, những người bị cường giáp do nguyên nhân là bệnh Graves có phát triển vấn đề về da như mẩn đỏ, sưng – thường trên mào xương chày và bàn chân.
-Cơn cường giáp cấy: Là hội chứng trong đó người bệnh có đồng thời nhiều triệu chứng như sốt, mê sảng, nhịp tim nhanh. Những trường hợp này cần được cấp cứu kịp thời.

Điều trị bướu cổ cường giáp như thế nào?

Phương pháp điều trị bướu cổ cường giáp bao gồm: Phương pháp nội khoa, liệu pháp i-ốt phóng xạ và phẫu thuật. Lựa chọn phương pháp điều trị nào sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng, các triệu chứng, tuổi của bệnh nhân hay các bệnh lý mắc kèm…

-Phương pháp nội khoa: Sử dụng thuốc kháng giáp, điển hình như propylthiouracil và methimazole giúp làm giảm các triệu chứng của cường giáp bằng cách ngăn chặn tuyến giáp sản xuất hormone quá mức. Tuy nhiên, tác dụng phụ của nhóm thuốc này là gây tổn thương gan nghiêm trọng. Thuốc chẹn beta cũng có thể được kê đơn cho người bị bướu cổ cường giáp. Nhằm giảm các triệu chứng trên hệ tim mạch như nhịp tim nhanh, đánh trống ngực và run tay. Các thuốc này không ảnh hưởng đến nồng độ hormone tuyến giáp.

-I-ốt phóng xạ: Liệu pháp này giúp thu nhỏ khối bướu và làm giảm các triệu chứng của cường giáp, thường trong vòng từ 3-6 tháng.

-Phẫu thuật tuyến giáp: Trong trường hợp người bị bướu cổ cường giáp mà không đáp ứng hoặc chống chỉ định với thuốc kháng giáp hay i-ốt phóng xạ thì liệu pháp phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp là cần thiết. Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ toàn bộ tuyến giáp. Phương pháp phẫu thuật ít được sử dụng bởi nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như khàn giọng, liệt dây thanh âm, suy tuyến cận giáp, suy giáp.

Bướu cổ cường giáp nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị thì bệnh nhân cũng cần xây dựng chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt lành mạnh. Người bị bướu cổ cường giáp cần tránh xa những thực phẩm sau:

-Tránh xa những thực phẩm đã từng bị dị ứng
Tiêu thụ thực phẩm từng bị dị ứng có thể khiến cho các triệu chứng cường giáp trở nên tồi tệ hơn như khó thở, phát ban, đau bụng, tiêu chảy…

dieu tri buou co cuong giap

Trung tâm Y tế Đại học Maryland cũng khuyến nghị người bị bướu cổ cường giáp nên tránh các thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ dị ứng như sữa, đậu nành, ngô, phụ gia thực phẩm nhân tạo. Tuy nhiên, khi bỏ qua các sản phẩm từ sữa hãy đảm bảo cơ thể vẫn được cung cấp đủ canxi qua các nguồn khác như sữa hạnh nhân, hải sản, gạo…

Thực phẩm nhiều carbohydrate

Rối loạn tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến sự chuyển hóa carbohydrate và kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, bạn không thể bỏ carbohydrate hoàn toàn vì chúng là nguồn năng lượng chính cho cơ thể.

Để giữ lượng đường trong máu luôn ở mức bình thường, người mắc bệnh cường giáp nên hạn chế nguồn thực phẩm chứa hàm lượng carbohydrate như bột mì trắng, bánh gạo, ngũ cốc ít xơ, khoai tây ăn liền, đồ uống có gas…Hãy chọn nguồn cung cấp carbohydrate giàu chất xơ, không làm đường huyết tăng cao như lúa mạch, mì ống nguyên hạt, bột yến mạch, khoai mỡ và đậu lăng.

Chất béo không lành mạnh

Theo nghiên cứu, chất béo bão hòa hay không bão hòa đều làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, làm tuyến giáp hoạt động quá mức. Vì thế, hãy hạn chế những thực phẩm chứa hàm lượng chất béo cao như thịt đỏ, đồ rán, chiên…Thay vào đó, hãy tăng cường cá, thịt gia cầm, thịt trắng không da và các loại đậu và bữa ăn hàng ngày.

Bên cạnh đó, cũng cần hạn chế chất béo không bão hòa phổ biến trong các món nướng, bánh ngọt, bánh quy, khoai tây chiên hay bất kỳ thực phẩm nào chứa dầu thực vật đã được hydro hóa một phần.

Để kiểm soát những triệu chứng của bướu cường giáp, bạn cũng nên bổ sung thêm trái cây, rau, quả, hạt, ngũ cốc nguyên hạt. Ngoài ra, chất béo omega-3 lành mạnh có trong cá hồi, quả óc chó, hạt lanh có tác dụng giảm viêm, tăng cường miễn dịch rất tốt.

Không sử dụng các sản phẩm từ caffeine

Caffeine gây ảnh hưởng đến sự cân bằng tâm trạng, giấc ngủ cũng như chức năng tuyến giáp và có tương tác với thuốc điều trị. Đặc biệt, caffeine còn chứa chất kích thích, vì thế sử dụng những thực phẩm chứa caffeine sẽ làm cho tuyến giáp tiết quá nhiều hormone, khiến hoạt động của cơ thể thay đổi bất thường.

Trước khi tiêu thụ các sản phẩm chứa caffeine như cà phê, trà, nước ngọt, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Người bị cường giáp nên uống nhiều nước lọc, các đồ uống không chứa cồn như sữa ít béo, sữa không đường, trà thảo mộc, trái cây tươi ít đường, rau, súp.

Thực phẩm giàu nitrate

Nitrates có thể làm tuyến giáp tăng hấp thu i-ốt, khiến bệnh thêm trầm trọng. Nitrates thường có trong các đồ ăn chế biến sẵn. Do đó, người bị cường giáp nên hạn chế hoặc kiêng các thực phẩm chứa nhiều nitrates như thịt chế biến sẵn (thịt xông khói, xúc xích), cần tây, củ cải đường, rau diếp, rau mùi tây, thì là, tỏi tây, cà rốt, dưa chuột, bí đỏ.

7 thông tin quan trọng về bệnh Basedow và cách điều trị

Hy vọng bài viết đã giúp độc giả hiểu thêm về bướu cổ cường giáp và đặc biệt là phương pháp điều trị hiệu quả. Thiết lập chế độ ăn khoa học, tập thể dục đều đặn, khám bệnh định kỳ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng tránh mọi bệnh tật.

Rate this post
Tài liệu tham khảo
Trích dẫn
Bình luận Wordpress

Bình luận Facebook