Khi bị u tuyến giáp, bệnh nhân sẽ bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu bất thường trên cơ thể, đặc biệt thấy rõ nhất ở vùng cổ. Ngoài những dấu hiệu đặc biệt, u tuyến giáp có đau không là câu hỏi của khá nhiều người hãy đi tìm câu trả lời thông qua những thông tin trong bài viết ngay sau đây.
Hỏi: Thưa bác sĩ, chú em năm nay 43 tuổi, dạo gần đây hay có những biểu hiệu như cổ bị sưng, thỉnh thoảng có hơi đau ở vị trí tuyến giáp tại cổ. Em nghe nói bệnh nhân bị u tuyến giáp hay thấy vùng cổ bị sưng và hay bị đau, cả nhà em hiện đang rất lo lắng, liệu đây có phải là dấu hiệu của u tuyến giáp không ạ? Em cảm ơn bác sĩ.
Đáp: Chào bạn, vị trí tuyến giáp nằm ngay cổ là vị trí rất nhạy cảm, nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường như sưng, u thì khả năng mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, theo thông tin bạn cung cấp chú bạn có sưng và bị đau tại vùng tuyến giáp. Thông thường u tuyến giáp sẽ không gây đau đớn cho người bệnh nên cũng chưa chắc đây là biểu hiện của bệnh u tuyến giáp. Nếu tính trạng này kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến giáp.
Bạn hãy đưa chú mình đến bệnh viện để được thăm khám tình trạng sức khỏe trực tiếp và có thể tham khảo thêm các triệu chứng, biểu hiện và các thông tin khác về căn bệnh u tuyến giáp ngay dưới đây để biết chính xác hơn.
Tham khảo qua bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin cho bạn để bạn có căn cứ thăm khám điều trị bệnh.
Nội dung bài viết
1. 7 triệu chứng, biểu hiện thường gặp của u tuyến giáp
Thông thường căn bệnh u tuyến giáp sẽ biểu hiện ra ngoài cơ thể bằng những dấu hiệu hết sức rõ ràng như:
- Bướu cổ, cổ sưng: Các khối y xuất hiện ở vùng tuyến giáp ngay khu vực cổ chính là nguyên nhân khiến vùng cổ dễ bị sưng và xuất hiện bướu cổ. Ngoài ra, chế độ ăn thiếu I ốt dẫn đến u tuyến giáp cũng sẽ hình thành và thúc đẩy sự nghiêm trọng của bướu cổ.
- Do khối u đè lên thực quản, khí quản sẽ gây ra khó nuốt, khó thở, tình trạng này xảy ra khá thường xuyên và nếu càng phát hiện trễ thì cảm giác khó thở, đau họng, khó nuốt sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Giảm cân không rõ nguyên nhân: Khi bị các bệnh liên quan đến tuyến giáp, đặc biệt là u tuyến giáp, khối u phát triển đè lên thực quản, khí quản chính là nguyên nhân khiến người bệnh hay cảm thấy đau đớn, chán ăn. Vì không ăn uống khoa học và được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng nên thông thường những bệnh nhân này sẽ dễ bị thiếu hụt dưỡng chất dẫn đến giảm cân nhanh.
- Tăng tiết mồ hôi: Lượng hormone tuyến giáp tăng nhanh dễ khiến con người mắc các bệnh liên quan đến cường giáp, u tuyến giáp. Vì thế, người có vấn đề về tuyến giáp hay gặp phải tình trạng tăng tiết mồ hôi thường xuyên.
- Run tay là một trong những biểu hiện của u tuyến giáp. Khi đi khám sức khỏe và khám u tuyến giáp, các bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân nhắm mắt và xòe hai bàn tay để quan sát độ run các ngón tay thật kỹ.
- Buồn nôn: Khối u tuyến giáp lành tính sản sinh ra thyroxine nhiều bất thường chính là nguyên nhân gây nên các cảm giác buồn nôn, nôn nao khó tả khi bị u tuyến giáp.
- Nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp: Sự sản sinh ra thyroxine cũng là lý do khiến nhịp tim hay rơi vào trạng thái loạn nhịp, nhanh bất thường vì mắc các căn bệnh liên quan đến cường giáp.
Lưu ý:
- Những biểu hiện này chính là những biểu hiện phổ biến hay gặp phải nhất ở những bệnh nhân mắc u tuyến giáp hoặc mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp chứ không phải là cảm giác đau đớn nghiêm trọng và diễn ra thường xuyên.
- Nếu tình trạng đau diễn ra trong thời gian dài thì có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến giáp người bệnh cần đặc biệt chú ý và đưa người bệnh đi thăm khám sớm nhất.
2. Cách khám kiểm tra u tuyến giáp
Khi đến các bệnh viện và phòng khám uy tín, bạn sẽ được kiểm tra sức khỏe và thực hiện các khâu kiểm tra tuyến giáp để xác định mình có mắc bệnh hay không bằng những cách thức như:
- Khám sức khỏe: Bác sĩ khám tổng quát để tìm ra những dấu hiệu liên quan đến sự xuất hiện của các khối u tuyến giáp như yêu cầu bệnh nhân nuốt để theo dõi sự di chuyển của khối u, quan sát độ run của tay, đo nhịp tim để xem nhịp tim có bình thường hay xuất hiện dấu hiệu loạn nhịp, tăng phản xạ. Đôi khi cũng có thể là những dấu hiệu như nhịp tim chậm bất thường, gương mặt bị phù nề do nhược giáp.
- Siêu âm: Thay vì dùng bức xạ, siêu âm là phương pháp sử dụng sóng âm thanh tần số cao để quan sát kỹ lưỡng toàn bộ tuyến giáp thông qua những hình ảnh rõ nét, các bác sĩ sẽ được cung cấp những thông tin thiết yếu, rõ ràng nhất để phân biệt được cấu trúc bướu, 2 dạng u và nang để xem xét các triệu chứng, dấu hiệu chứng tỏ bệnh.
- Xét nghiệm chức năng tuyến giáp: Thực hiện xét nghiệm các chức năng tuyến giáp (định lượng thyroxine, triiodothyronine trong máu và hormone kích thích tuyến giáp có thể giúp bác sĩ biết được tuyến giáp của bệnh nhân có sản sinh ra thyroxine quá nhiều hay quá ít dưới ngưỡng hay không, từ đó đưa ra những xem xét thích hợp để xác định bệnh lý.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu cho kết quả chính xác về nồng độ bình thường của các hormone tuyến giáp để xem các chỉ số có phù hợp hay không để đưa ra những quyết định chính xác nhất về căn cứ xác định bệnh.
3. Tiên lượng u tuyến giáp
Tiên lượng của u tuyến giáp rất tốt, đặc biệt là ở những bệnh nhân dưới 45 tuổi và có u kích thước nhỏ, u được cho là lành tính, phát hiện sớm và có giải pháp điều trị kịp thời.
Tuy nhiên tỷ lệ tái phát của căn bệnh này lại khá cao nên người bị bệnh dù cho có được chữa khỏi đi chăng nữa vẫn nên thường xuyên giữ một lối sống điều độ, khoa học, tăng cường vận động để nâng cao sức đề kháng, chú ý chế độ ăn uống đa dạng nhiều dưỡng chất và để mắt đến những dấu hiệu trên cơ thể thường xuyên hơn.
Bên cạnh đó, thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ và tái khám đúng lịch là những điều người bệnh sau khi được điều trị nên tuân thủ nghiêm ngặt.
4. 3 Cách điều trị u tuyến giáp
Khi nghi ngờ hoặc được xác định có khối u tuyến giáp, bạn sẽ được trải qua nhiều cách xét nghiệm, theo dõi để biết được thực sự mình đang có khối u tuyến giáp hay không. Nếu thực sự có khối u, bệnh nhân sẽ được tư vấn cách điều trị thích hợp.
- Theo dõi u tuyến giáp sau khi phát hiện: Khi phát hiện khối u, nếu được xác định là khối u lành tính, người bệnh có thể sẽ không cần can thiệp gì vào khối u mà chỉ cần thực hiện xét nghiệm các chức năng tuyến giáp và kiên nhẫn chờ đợi, theo dõi kỹ lưỡng khối u đó sau khi được phát hiện, đi tái khám đều đặn để đảm bảo chúng không có tiến triển bất thường. Nếu khối u bất ngờ lớn hơn, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu sinh thiết lại.
- Điều trị với thuốc kháng giáp: Sử dụng các loại thuốc kháng giáp Levothyroxine (Levoxyl®, Synthroid®,…) – là một dạng tổng hợp Thyroxine có chiết xuất dạng viên để cung cấp thêm hormone cho tuyến giáp theo nguyên lý sẽ khiến khối u thu nhỏ do tuyến yên sản xuất ít hormone kích thích tăng trưởng mô tuyến giáp hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng giáp vẫn còn rất nhiều tranh cãi.
- Phẫu thuật u tuyến giáp: Khối u không thể xác định, bị nghi ngờ ác tính hoặc nếu khối u lành tính nhưng quá lớn, gây ảnh hưởng đến đường thử và cổ họng thì cần được phẫu thuật để kiểm tra kỹ hơn các dấu hiệu ung thư cũng như giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu và sinh hoạt dễ dàng hơn.
Hy vọng qua những thông tin trên, ban đã giải đáp được thắc mắc u tuyến giáp có đau không và những dấu hiệu cụ thể của căn bệnh này để có thể phát hiện sớm tình trạng bệnh của người thân. Hãy đưa người thân của mình đến bệnh viện để được thăm khám chính xác nhất.