Điều trị K tuyến giáp là một căn bệnh có tỉ lệ thành công cao nhất so với các loại điều trị ung thư khác. Nếu được phát hiện sớm thì tỉ lệ chữa khỏi thành công có thể đạt tới 70-90% cùng theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn các phương pháp điều trị bệnh.
Nội dung bài viết
1. K tuyến giáp có điều trị được không?
K tuyến giáp là một trong những bệnh về nội tiết khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, đa số người mắc bệnh K tuyến giáp có tiên lượng tốt nếu như được chẩn đoán sớm và điều trị đúng phương pháp. K tuyến giáp có thể điều trị khỏi và những bệnh nhân mắc K tuyến giáp thể nhú có tiên lượng tốt hơn bệnh nhân gặp phải thể nang.
Mô tả vị trí biến chứng của K tuyến giáp
Hiện nay, có nhiều phương pháp chữa trị K tuyến giáp như phẫu thuật nội soi, xạ trị, điều trị đích, điều trị bằng I-131 phóng xạ… Các phương pháp điều trị mang lại tác dụng như thế nào với sức khỏe người bệnh còn phụ thuộc vào thể trạng bệnh nhân, thời gian phát hiện bệnh.
2. Các phương pháp điều trị
Bệnh K tuyến giáp có thể được điều trị bằng những phương pháp sau đây phụ thuộc vào từng thể trạng người bệnh và sự phát triển của khối u tuyến giáp:
2.1. Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp chữa bệnh nhanh nhất hiện nay
Phẫu thuật là phương pháp điều trị K tuyến giáp phổ biến được áp dụng cho người bệnh mắc thể nhú hoặc thể nang. Phẫu thuật sẽ cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp và một phần những tế bào xung quanh giúp ngăn ngừa khả năng bỏ sót tế bào bệnh.
Phương pháp phẫu thuật được thực hiện nhiều nhất hiện nay là phẫu thuật nội soi vì thời gian thực hiện nhanh, nhanh bình phục, không làm mất nhiều máu.
2.2. Xạ trị
Phương pháp xạ trị sử dụng tia X có năng lượng cao để phá hủy các khối u. Tia X mang năng lượng rất cao nên loại tia này có khả năng xuyên vào tới các tế bào bị bệnh. Tia X sẽ phá hủy tế bào khối u và hạn chế sự nhân lên của chúng sau này.
Tuy nhiên, tia X có một nhược điểm là chúng không phân biệt được tế bào bị bệnh và tế bào khỏe mạnh. Vì thế, các mô khỏe mạnh khi tiếp xúc với tia X bằng phương pháp xạ trị có thể bị tổn thương, tạo ra tác động không mong muốn lên cơ thể người bệnh (một tác dụng phụ của xạ trị). Mỗi đợt xạ trị sẽ được thực hiện trong 15-30 phút.
2.3. Hóa trị
Phương pháp điều trị K tuyến giáp bằng I-131 giúp tiêu diệt các tế bào bị bệnh và không ảnh hưởng đến những tế bào bình thường. Sau khi được hấp thu vào cơ thể, I-131 sẽ phá hủy ADN và làm tế bào ung thư bị chết do những tế bào này có đặc tính hấp thụ i-ốt trong khi những tế bào khác thì không.
Trước khi điều trị bằng I-131, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân hạn chế ăn i-ốt trong khoảng 2 tuần và ngừng hormone tuyến giáp. Khi chỉ số TSH đạt tới mức ổn định cần thiết thì các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng I-131.
2.4. Miễn dịch sinh học
Tăng cường sức đề kháng của cơ thể đảm bảo phòng bệnh chữa bệnh tốt nhất
Phương pháp miễn dịch sinh học làm tăng cường hệ miễn dịch và giúp các tế bào miễn dịch có khả năng tấn công sự xâm nhập của tế bào ung thư và tiêu diệt nó. Liệu pháp miễn dịch ngăn chặn tế bào bệnh K tuyến giáp bằng cách nhân lên và tăng cường chức năng của hệ miễn dịch.
Thông thường, phương pháp này sẽ thực hiện các kích thích nhằm làm tăng tế bào miễn dịch trong cơ thể và hầu như không có tác dụng phụ.
3. Địa chỉ điều trị K tuyến giáp
Bệnh viện K
Một địa chỉ uy tín và tin cậy cho người bệnh K tuyến giáp chính là Bệnh viện K. Đây là bệnh viện chuyên khoa hàng đầu cả nước về điều trị ung thư. Bệnh viện K có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và những trang thiết bị chữa trị tân tiến. Đây là địa chỉ điều trị K tuyến giáp tốt nhất hiện nay.
- Địa chỉ:
- Cơ sở chính: 43 Quán Sứ – Hàng Bông – Hoàn Kiếm- Hà Nội
- Cơ sở 2: Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
- Cơ sở 3: Số 30 đường Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
- Số điện thoại: 024 3825 2143
- Giờ làm việc: Làm việc cả ngày
Khoa Y học hạt nhân thuộc bệnh viện Trung ương Quân đội 108- Hà Nội
Khoa y học hạt nhân của bệnh viện Quân đội 108 ứng dụng kỹ thuật y học hạt nhân trong việc chữa trị bệnh K tuyến giáp nói riêng và các bệnh ung thư nói chung.
- Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Số điện thoại: 024 6278 4126
- Giờ làm việc: 8h-18h
Bệnh viện nội tiết Trung ương
Bệnh viện nội tiết trung ương
Bệnh viện nội tiết Trung ương bệnh là viện đầu ngành về điều trị các bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa trong đó có K tuyến giáp. Nơi đây có những phương pháp chữa trị K tuyến giáp tân tiến nhất. Tuy mới xây dựng và đi vào hoạt động nhưng bệnh viện nội tiết Trung ương ngày càng chứng minh năng lực điều trị K tuyến giáp hàng đầu.
- Địa chỉ: Ngõ 215 Đường Ngọc Hồi, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
- Số điện thoại: 024 3853 3527
- Giờ làm việc: Làm việc cả ngày
Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội
Bệnh viện ung bướu Hà Nội là địa chỉ điều trị các bệnh về ung bướu chuyên sâu. Tại đây có những trang thiết bị hiện đại là địa chỉ tin cậy cho những bệnh nhân mắc K tuyến giáp đến điều trị.
- Địa chỉ: 42A Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Số điện thoại: 024 3821 1297
- Giờ làm việc: Làm việc cả ngày
Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hà Nội
Bệnh viện của tập đoàn Vingroup là một cơ sở khám chữa bệnh tân tiến, hiện đại chuẩn quốc tế. Bệnh viện có trang thiết bị y tế đầy đủ, đội ngũ bác sĩ tay nghề cao. Là bệnh viện tư nhân duy nhất ở Việt Nam có khả năng điều trị K tuyến giáp tại Hà Nội.
- Địa chỉ: 458 Phố Minh Khai, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Số điện thoại:024 3974 3556
- Giờ làm việc: Làm việc cả ngày
Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng
Bệnh viện u bướu Đà Nẵng
Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng là địa chỉ khám chữa bệnh K tuyến giáp hàng đầu khu vực miền Trung.
- Địa chỉ: 124 Hải Phòng, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng
- Số điện thoại: 096 523 18 18
- Giờ làm việc: Làm việc cả ngày
Bệnh viện Việt Đức
Bệnh nhân K tuyến giáp khi phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật thì Bệnh viện Việt Đức là lựa chọn hàng đầu. Các phương pháp phẫu thuật của bệnh viện Việt Đức nổi tiếng vì sự chính xác và độ an toàn cao. Bệnh viện cũng được đầu tư trang bị những thiết bị khám chữa bệnh tân tiến nhất.
- Địa chỉ: 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Số điện thoại: 024 3825 3531
- Giờ làm việc: Mở cả ngày
Bệnh viện hữu nghị Việt Đức
Trung tâm Ung bướu Chợ Rẫy
Trung tâm Ung bướu Chợ Rẫy là cơ sở khám chữa bệnh K tuyến giáp tốt nhất khu vực miền Nam. Bệnh viện có chuyên khoa điều trị các bệnh ung bướu bằng phương pháp hiện đại và tiên tiến nhất.
- Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: (84-028) 3855 4137
- Giờ làm việc: Làm việc cả ngày
4. Chi phí điều trị K tuyến giáp
Chi phí điều trị K tuyến giáp cụ thể phụ thuộc vào từng phương pháp điều trị và nơi điều trị. Thông thường, chi phí cho các phương pháp điều trị K tuyến giáp như sau:
Phẫu thuật K tuyến giáp bằng robot
- Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật: Phương pháp phẫu thuật nội soi đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay có chi phí khoảng 5-8 triệu đồng. Phương pháp phẫu thuật bằng robot có chi phí khoảng 70-100 triệu đồng.
- Phương pháp xạ trị: Chi phí xạ trị phụ thuộc vào từng loại kỹ thuật sử dụng như sau:
- Xạ trị áp sát xuất liều cao: khoảng 3 triệu đồng
- Xạ trị áp sát xuất liều thấp: khoảng 1 triệu 500 nghìn đồng
- Xạ trị bằng máy gia tốc: khoảng 500 nghìn đồng
- Xạ trị bằng đồng vị phóng xạ: khoảng 1 triệu đồng
- Xạ trị bằng máy gia tốc có điều biến liều: khoảng 1 triệu 500 nghìn đồng
- Phương pháp điều trị bằng I-131: Chi phí điều trị bằng phương pháp này hiện đang được áp dụng theo Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC của Bộ Y tế – Bộ Tài chính là 850 nghìn đồng.gồm chi phí trực tiếp và phụ cấp đặc thù.
- Điều trị bằng liệu pháp miễn dịch sinh học: Bệnh nhân sẽ phải tốn chi phí từ 120-200 triệu đồng khi sử dụng phương pháp này để điều trị K tuyến giáp.
5. Tác dụng phụ của điều trị K tuyến giáp
Việc điều trị bệnh K tuyến giáp có tác dụng phụ như thế nào còn phụ thuộc vào phương pháp điều trị, thể trạng người bệnh. Người bệnh điều trị K tuyến giáp cần nắm được các tác dụng phụ của từng phương pháp điều trị để hạn chế chúng và có cách hỗ trợ phù hợp:
- Phương pháp phẫu thuật:
Phương pháp phẫu thuật phổ biến hiện nay là phẫu thuật nội soi có thời gian phục hồi nhanh và mất ít máu song bệnh nhân cũng sẽ có cảm giác đau sau phẫu thuật. Ngoài ra, sau phẫu thuật tuyến giáp, người bệnh sẽ phải sử dụng thuốc thay thế hormone suốt đời.
- Xạ trị – hóa trị.
Hóa trị bằng hóa chất
Bệnh nhân điều trị bằng phương pháp xạ trị sẽ cảm thấy nóng bức và mệt mỏi, bị khó nuốt, nghẹn giọng… Phương pháp xạ trị cũng có thể gây tổn thương cho những tế bào không mắc bệnh.
- Điều trị bằng I-131:
Người bệnh chữa K tuyến giáp bằng phương pháp này có thể gặp phải cảm giác khô miệng, mất vị giác, buồn nôn, rụng tóc, da dẻ khô ráp… Tuy nhiên, bệnh nhân có thể cải thiện những triệu chứng này bằng cách nhai kẹo cao su hoặc uống nhiều nước. Điều trị bằng I-131 liều lớn có thể gây mất khả năng sinh sản của nam giới.
6. Các phương pháp kết hợp khi điều trị K tuyến giáp
Những phương pháp kết hợp được sử dụng để điều trị K tuyến giáp được áp dụng để hỗ trợ trong quá trình điều trị là:
6.1. Kết hợp điều trị K tuyến giáp bằng đông y
Chữa trị bằng đông y.
Nhiều người sử dụng phương pháp điều trị K tuyến giáp bằng đông y vì ít tác dụng phụ, an toàn. Nhiều loại thảo dược trong Đông y có tác dụng giúp tiêu diệt và ngăn cản sự phát triển của các tế bào ung thư như xạ đen, thông thảo, linh chi, bán liên chi, đu đủ, bạch hoa xà thiệt thảo… Một số loại thuốc Đông y hỗ trợ điều trị K tuyến giáp là:
- Bài thuốc số 1: Sử dụng các vị thuốc: hải tảo, bột vỏ ngao biển, thiên hoa phấn, bối mẫu, muối, hạ khô thảo đem nghiền bột rồi trộn với mật ong viên thành những viên nhỏ. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần khoảng 6-9g.
- Bài thuốc số 2: Dùng ngũ linh chi, nam tinh, huyết kiệt, kinh mặc, hổ phách, nguyên thốn, hải đới, mộc hương đem nghiền nhỏ rồi luyện chung với mật, viên thành từng viên nặng khoảng 3g. Mỗi lần sử dụng 1 viên uống với rượu nóng.
- Bài thuốc số 3: Xạ đen 10g, nấm lim xanh 10g, bạch hoa xà thiệt thảo 20g, bồ công anh 10g, sói rừng 10g. Các vị thuốc với liều lượng như trên đem sắc với nước trong 2-3 tiếng và chia phần nước thu được làm 3 phần sử dụng trong ngày.
- Bài thuốc số 4: Dùng lá đu đủ phơi khô sau đó sắc với 1l nước tới khi còn lại khoảng ⅔ thì chia ra uống trong ngày.
- Bài thuốc số 5: Dùng ô tặc cốt, mộc hương, hải tảo, xuyên khung, bạch chỉ, hạ khô thảo, hải đới, ốc biển nung, hải cáp phấn… đem nghiền thành bột rồi trộn với mật viên thành từng viên nặng 9g. Mỗi lần dùng 1 viên, ngày uống 3 viên.
6.2. Âm nhạc trị liệu
Nghe nhạc hỗ trợ quá trình chữa bệnh
Sử dụng âm nhạc như một biện pháp hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân K tuyến giáp hiện đang được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện tại, có 4 nhóm âm nhạc trị liệu được sử dụng phổ biến:
- Âm nhạc an thần với những âm thanh có tiết tấu nhẹ nhàng, êm ái có tác dụng làm dịu căng thẳng, stress và những lo âu cho người bệnh.
- Âm nhạc giải uất với các giai điệu khai thông những suy nghĩ tiêu cực trong trí óc, giúp người bệnh lạc quan, yêu đời hơn.
- Liệu pháp bi thắng nộ: sử dụng những giai điệu nhạc buồn để chế ngự cơn giận dữ.
- Liệu pháp tích cực dùng những âm thanh vui vẻ và sôi nổi.
6.3. Châm cứu
Phương pháp châm cứu từ lâu đã ứng dụng hỗ trợ cho việc điều trị nhiều bệnh khác nhau. Người thực hiện phải là các bác sĩ châm cứu lành nghề vì việc châm cứu phải tiến hành chuẩn xác, không có sai sót. Dưới tác dụng của châm cứu, người bệnh sẽ cảm thấy bớt mệt mỏi hơn, khí huyết lưu thông tốt hơn. Người bệnh có thể thực hiện châm cứu tại Bệnh viện châm cứu Trung ương tại địa chỉ 49 Thái Thịnh, Thịnh Quang, Hà Nội.
6.4. Massage
Massage cho toàn bộ cơ thể hoặc một số bộ phận mang lại nhiều tác dụng cho người bệnh. Bệnh nhân điều trị K tuyến giáp được massage sẽ cảm thấy thư giãn hơn, thoải mái hơn và giảm bớt đau đớn trong quá trình điều trị.
7. Thời gian điều trị K tuyến giáp
Việc bệnh nhân K tuyến giáp phải điều trị trong thời gian bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bệnh nhân điều trị bằng phương pháp phẫu thuật nội soi có thể xuất viện và hoàn thành việc điều trị trong 5-7 ngày trong khi điều trị bằng phương pháp xạ trị, hóa trị sẽ có thời gian điều trị lâu hơn. Người bệnh phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị phù hợp, thể trạng tốt sẽ có thời gian điều trị ngắn.
8. Các lưu ý khi điều trị K tuyến giáp
Bệnh nhân sau khi điều trị K tuyến giáp cần phải lưu ý những điểm sau:
Thăm khám định kỳ đảm bảo bệnh không tái phát
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể hồi phục, không hoạt động mạnh hoặc làm việc quá sức.
- Cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể.
- Tuân thủ mọi chỉ dẫn của bác sĩ về loại thuốc sử dụng sau điều trị hoặc các căn dặn khác về nghỉ ngơi và dinh dưỡng.
- Tránh xa các chất kích thích như đồ uống có cồn, thuốc lá, cafe,…và các chất độc hại.
- Tăng cường rèn luyện sức khỏe bằng những bài tập luyện nhẹ nhàng.
- Khám định kỳ 3 tháng/lần trong 2 năm đầu sau điều trị K tuyến giáp và duy trì khám 6 tháng/lần trong những năm sau đó.
- Không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.
9. Các vấn đề sau khi điều trị K tuyến giáp
9.1 Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ
Sau khi điều trị K tuyến giáp, tùy từng phương pháp sử dụng mà các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc hỗ trợ. Bệnh nhân K tuyến giáp được chỉ định phẫu thuật sau khi cắt bỏ tuyến giáp phải sử dụng thuốc thay thế hormone suốt đời. Người bệnh cần phải tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ về thời gian sử dụng thuốc và liều lượng thuốc để đảm bảo sức khỏe.
9.2 Kiêng cữ
Bệnh nhân K tuyến giáp cần phải thực hiện chế độ kiêng cữ nghiêm ngặt sau khi điều trị để cơ thể nhanh phục hồi và tránh bệnh tái phát. Những thực phẩm nên tránh ăn, hạn chế sử dụng cần được ghi nhớ để không làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Người bệnh cũng cần phải tránh những môi trường nhiều chất độc hại, tránh làm việc quá sức và tránh xa những chất kích thích có hại cho cơ thể.
9.3 Kiểm tra định kỳ
Sau khi điều trị, người bệnh cần theo dõi cơ thể sát sao để phát hiện những phản ứng và chuyển biến xấu. Người bệnh cần duy trì khám sức khỏe định kỳ 3 tháng/lần trong 2 năm đầu hoặc đi khám khi thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể.
10. Câu chuyện bệnh nhân điều trị K tuyến giáp thành công
Chị Phan Thị Uyên Thảo sống tại thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa là một trong những người bệnh K tuyến giáp đã điều trị bệnh thành công. Năm 2017, khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu bất thường, chị đã vào trong thành phố Hồ Chí Minh khám và được các bác sĩ xác định có khối u tuyến giáp và chỉ định phương pháp điều trị là xạ trị.
Sản phẩm sử dụng thuốc Ancan hỗ trợ tốt quá trình điều trị K tuyến giáp
Nhận được sự quan tâm và động viên to lớn của người chồng, chị bắt đầu có động lực để điều trị bệnh. Qua tìm hiểu nhiều người thực hiện phương pháp xạ trị, chị không chữa trị bằng phương pháp này vì nóng rát, khó chịu.
Chị lên mạng xem thông tin về những người bệnh có hoàn cảnh giống mình thì phát hiện sản phẩm Ancan được nhiều người tin dùng. Nhận thấy Ancan có thành phần từ các loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh K tuyến giáp nên chị an tâm sử dụng.
Việc lựa chọn Ancan để hỗ trợ quá trình điều trị K tuyến giáp đã được các y bác sỹ trực tiếp tư vấn cho chị.
Khi sử dụng sản phẩm Ancan được 1 tháng thì chị bắt đầu thấy cơ thể có những chuyển biến tích cực: chị ăn ngon hơn, ngủ sâu hơn, người bớt mệt mỏi. Chị đặt thêm Ancan về uống tiếp thêm 2 tháng nữa. Không phụ công kiên trì của chị, sau 3 tháng sử dụng Ancan, khi đi tái khám, các bác sĩ đã kết luận khối u lành tính, không còn gây hại nhiều cho sức khỏe nữa. Chị vô cùng vui mừng vì bệnh tình đã được kiểm soát.
Ngoài sử dụng Ancan đều đặn, chị cũng quan tâm tới chế độ ăn uống hàng ngày: hạn chế sử dụng thịt và tinh bột, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Chị luôn giữ tinh thần lạc quan, sẵn sàng chiến đấu với bệnh tật. Nhờ thế, sức khỏe của chị đã cải thiện đáng kể, chị đã kiểm soát được căn bệnh của mình.
Câu chuyện của chị Thảo, bạn có thể tham khảo chi tiết tại đây:
Bệnh K tuyến giáp không phải là căn bệnh hiếm gặp và gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe người bệnh. Vì vậy, khi phát hiện thấy những dấu hiệu nghi mắc K tuyến giáp, bạn cần phải đến ngay các cơ sở y tế để khám và có phương pháp điều trị thích hợp. Bệnh càng được phát hiện sớm thì khả năng điều trị K tuyến giáp càng cao.
Q&A:
K tuyến giáp sống được bao lâu?
So với các loại ung thư khác, bệnh K tuyến giáp được đánh giá là có khả năng chữa trị cao hơn. Nếu bệnh nhân K tuyến giáp được phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị phù hợp, cơ hội sống trên 5 năm cho các bệnh nhân là 100%.
Bệnh nhân K tuyến giáp sống được bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thể K tuyến giáp mắc phải, tình trạng người bệnh, phương pháp điều trị… Những bệnh nhân phát hiện bệnh muộn và điều trị bằng phẫu thuật triệt căn và I-131 bổ trợ có tiên lượng xấu hơn. Nếu K tuyến giáp phát triển đến giai đoạn cuối, khi tế bào ung thư đã di căn rộng sang các cơ quan khác như gan, phổi hoặc xương… thì khả năng chữa khỏi là rất khó. Trong trường hợp này, những phương pháp điều trị thường chỉ có thể kéo dài thời gian sống và giảm bớt đau đớn cho người bệnh.
K tuyến giáp thể nhú và thể nang có tiên lượng tốt hơn. Các bệnh nhân mắc K tuyến giáp giáp thể nhú có tỷ lệ sống sau 5 năm và 10 năm là 95%và 90%. Bệnh nhân K tuyến giáp thể nang có tỷ lệ sống sau 5 năm và 10 năm lần lượt là 70%. Người mắc K tuyến giáp dạng tủy có tỷ lệ sống sau 5 năm là 90% và sau 10 năm lần lượt là 90% và 86%. Bệnh nhân K tuyến giáp thể không biệt hóa có tỷ lệ sống còn trung bình dưới 1 năm.
Khi ngờ bản thân có bệnh về tuyến giáp, hãy đi khám ngay để phát hiện kịp thời và có phương án điều trị sớm. Việc điều trị K tuyến giáp sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất nếu được bắt đầu sớm từ giai đoạn đầu của bệnh.