9+ thông tin về bệnh K tuyến giáp cần biết để phòng và chữa bệnh

K tuyến giáp là một trong những nguyên nhân khiến tuyến giáp bị tổn thương nghiêm trọng và đang có xu hướng trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây. Cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.

1. K tuyến giáp là gì?

K tuyến giáp hay ung thư tuyến giáp là một căn bệnh ác tính không hề hiếm gặp. Bệnh này chiếm 90% trong tỷ lệ các bệnh nhân mắc ung thư tuyến nội tiết. Phụ nữ trong độ tuổi 40-50 là đối tượng dễ mắc bệnh nhất với tần suất là 5,6/100.000 người.

Phụ nữ thường mắc bệnh K tuyến giáp

Phụ nữ thường dễ mắc bệnh hơn là nam giới

K tuyến giáp xảy ra khi có sự phát triển một cách bất thường của các tế bào tuyến giáp. Các tế bào này phát triển, xâm lấn và gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển và hoạt động của các tế bào khỏe mạnh xung quanh. 

Ở giai đoạn đầu, bệnh khó phát hiện do những triệu chứng xuất hiện nghèo nàn. Vì vậy, đa phần người bệnh thường phát hiện và điều trị khi bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn. Vì thế, để có thể chữa trị bệnh tốt nhất, mọi người cần đi khám sức khỏe định kỳ và theo dõi sát sao những phản ứng khác thường của cơ thể.

2. Triệu chứng K tuyến giáp

Bệnh nhân mắc bệnh sẽ thấy những triệu chứng sớm như sau:

Dấu hiệu của bệnh K tuyến giáp

Vị trí hạch trên tuyến giáp của bệnh

  • Người bệnh thấy xuất hiện hạch ở vùng cổ. Các hạch thường nhỏ và mềm, có tính di động và xuất hiện cùng bên với khối u.
  • Bắt đầu xuất hiện u giáp trạng: U có biểu hiện là bờ rõ và cứng, bề mặt u có thể gồ ghề hoặc nhẵn và có tính di động.

K tuyến giáp có những triệu chứng muộn là:

  • Da vùng cổ người bị K tuyến giáp có thể bị sùi loét, chảy máu hoặc xâm nhiễm.
  • Bị khàn tiếng: Đây là dấu hiệu K tuyến giáp giai đoạn muộn thường bị nhầm với các bệnh khác về đường hô hấp. Khối u ác tính có thể phát triển ra ngoài tuyến giáp và gây ảnh hưởng hoặc chèn ép đến hộp thanh âm, dây thần kinh thanh quản khiến cho người bệnh bị khàn tiếng. 
  • Khó nuốt: Khối u tuyến giáp cũng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên thực quản khiến người mắc K tuyến giáp cảm thấy khó nuốt, mắc nghẹn.
  • Khó thở: Khối u tuyến giáp phình to ra, ghèn ép lên khí quản, khiến cho người bệnh cảm thấy khó thở.
  • Đau vùng cổ: Bệnh nhân K tuyến giáp sẽ cảm thấy đau tức vùng cổ thậm chí cả những khu vực xung quanh như góc hàm hoặc mang tai.
  • Sờ thấy khối u to và rắn trước cổ: Tuyến giáp nằm trước cổ nên khi u phát triển phình to ra có thể nhận biết bằng cách sờ, nắn.

Dấu hiệu của bệnh K tuyến giáp là cổ họng sưng to

Biểu hiện bên ngoài của bệnh

3. Nguyên nhân K tuyến giáp

 Người mắc K tuyến giáp có thể do các nguyên nhân là:

  • Do di truyền: Nếu như trong gia đình có người mắc K tuyến giáp trong độ tuổi trên 30 thì bạn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Do nhiễm xạ: Người đã từng có thời gian chữa bệnh bằng phương pháp xạ trị hoặc tiếp xúc với chất phóng xạ có nồng độ cao trong thời gian dài thì có nguy cơ bị ung thư cao hơn so với người không tiếp xúc. 
  • Người bệnh có u đơn nhân hoặc có u đa nhân giáp trạng.
  • Những người sống gần biển khi mắc u nhân giáp trạng dễ bị bệnh hơn.
  • Giới tính: Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới.

4. Giai đoạn của K tuyến giáp

Bệnh Ung thư tuyến giáp phát triển qua nhiều giai đoạn. Càng về giai đoạn sau thì tình trạng bệnh càng nặng và gây nguy hiểm tới sức khỏe, thậm chí nguy hại tới tính mạng của người bệnh. 

4.1. K tuyến giáp dạng nhú

K tuyến giáp dạng nhú là dạng phổ biến chiếm từ 70-80%. K tuyến giáp khi ở dạng này thường tiến triển chậm, không gây đau đớn cho người bệnh. Khi khối u phát triển đến một giai đoạn nào đó thì có thể được phát hiện bằng cách sờ hoặc nắn từ ngoài da. 

4.2. K tuyến giáp di căn.

Tùy từng trường hợp, ung thư tuyến giáp có thể di căn theo một số dạng khác nhau. 

  • K tuyến giáp di căn xương: Khi u tuyến giáp phát triển ra ngoài mà không được chữa trị kịp thời có thể gây ra tình trạng di căn vào xương. Bệnh nhân mắc K tuyến giáp di căn xương thường có biểu hiện là xương dễ gãy, giòn, hay đau nhức xương khớp, có thể gây thiếu máu do mất tủy xương. 
  • K tuyến giáp di căn hạch: Là tình trạng bệnh nhân mắc K tuyến giáp có khối u hình thành ở vùng tuyến giáp sau đó tế bào bệnh phát triển và di căn tạo thành hạch ở cổ. Người bệnh K tuyến giáp di căn hạch thường có các triệu chứng như cổ đau rát, khó nuốt, nghẹn…  Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiếp tục phát triển khó kiểm soát. 

5. Cách chẩn đoán K tuyến giáp 

Khi phát hiện ra những triệu chứng nghi ngờ của bệnh, người nghi mắc ung thư tuyến giáp cần phải đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh để được xác định bệnh sớm và điều trị kịp thời. Các bác sĩ sẽ sử dụng những phương pháp khác nhau để xác định tình trạng bệnh. Thông thường, các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp siêu âm và chẩn đoán hình ảnh thu được. Phương pháp siêu âm sử dụng sóng âm từ đó tái tạo lại hình ảnh của các cơ quan trong tuyến giáp. 

Phương pháp sinh thiết để xác định bệnh K tuyến giáp

Sịnh thiết để biết chính xác tình trạng bệnh

Ngoài ra, để xác định chính xác có phải là K tuyến giáp hay không, các bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết. Họ sẽ sử dụng kim siêu nhỏ để chọc hút vào tế bào ở tuyến giáp mang đi xét nghiệm. Sử dụng phương pháp này sẽ biết được K tuyến giáp ở dạng nào cũng như chắc chắn được người bệnh có K hay không. 

6. Giải đáp câu hỏi thường gặp

6.1. K tuyến giáp có chữa được không?

Nếu được điều trị ở giai đoạn sớm, bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Việc điều trị K tuyến giáp có hiệu quả hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe người bệnh, giai đoạn phát hiện bệnh, phương pháp điều trị… Người bệnh K tuyến giáp càng được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì càng có cơ hội chữa trị bệnh tốt. Ngược lại, nếu bệnh phát hiện ở giai đoạn muộn và phương pháp điều trị không phù hợp thì người bệnh sẽ có tiên lượng xấu. 

6.2. K tuyến giáp có nên mổ không?

Phẫu thuật giúp loại bỏ hoàn toàn K tuyến giáp

Siêu âm giúp loại bỏ trực tiếp các hạch tuyến giáp

Điều trị bệnh K tuyến giáp có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật. Phương pháp này sẽ áp dụng cho những bệnh nhân K tuyến giáp thể nhú hoặc thể nang. Thông thường, những bệnh nhân được phét hiện ở giai đoạn sớm chỉ cần thực hiện phương pháp phẫu thuật. Nếu là điều trị K tuyến giáp di căn, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bổ trợ.

Nhiều bệnh nhân K tuyến giáp lo ngại sau khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp sẽ phải sử dụng hormone thay thế suốt đời. Tuy nhiên, nếu việc phẫu thuật do bác sĩ chỉ định và cần thiết thì người bệnh phải thực hiện. Việc có áp dụng phương pháp phẫu thuật hay bất kỳ phương pháp điều trị K tuyến giáp nào phụ thuộc vào từng bệnh nhân quyết định sau khi được bác sĩ tư vấn. Để có thể hồi phục tốt nhất, người bệnh nên tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ về phương pháp điều trị. 

6.3. Các cách chữa K tuyến giáp

Bệnh nhân K tuyến giáp có thể được điều trị bằng các phương pháp sau đây:

  • Phẫu thuật: Đối với K tuyến giáp thể nhú và thể nang thì phẫu thuật là phương pháp điều trị phổ biến nhất. Phương pháp này có thể cắt bỏ một phần tuyến giáp hoặc toàn bộ bộ phận này. Bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ tuyến giáp và vét hạch cổ họng để không làm bỏ sót tế bào bị bệnh. Nếu là trường hợp K tuyến giáp di căn, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bổ trợ bằng  I-131 (i-ốt phóng xạ). 
  • Điều trị bằng I-131 phóng xạ: Phương pháp này sử dụng I-131 phóng xạ đưa vào cơ thể để tiêu diệt tế bào bị bệnh. Các tế bào mắc ung thư có đặc tính hấp thu tốt i-ốt trong khi các tế bào khỏe mạnh không có đặc tính này. Vì vậy, điều trị phóng xạ bằng I-131 sẽ phá hủy ADN của tế bào ung thư tuyến giáp. Người bệnh K tuyến giáp sẽ phải sử dụng I-131 phóng xạ từ 3-5 lần.
  • Xạ trị: Phương pháp xạ trị sử dụng tia xạ có năng lượng cao tác động vào tế bào ung thư và khiến nó bị tiêu diệt.
  • Hóa trị: Phương pháp này sử dụng hóa chất đưa vào cơ thể bằng cách tiêm hoặc uống, truyền…để tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn chặn chúng phát triển và tiêu diệt.
  • Điều trị đích: Là phương pháp đang được ứng dụng cho nhiều bệnh nhân K tuyến giáp giai đoạn tiến triển. Phương pháp này sử dụng các loại thuốc đưa vào cơ thể để ngăn chặn sự phát triển của các tế bào bị bệnh.

Sau khi chữa trị bằng Hóa Trị nhiệu tác dụng phụ xuất hiện

Hóa trị điều trị K tuyến giáp nhưng cũng ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh rất nhiều

7. Chế độ sinh hoạt của bệnh nhân K tuyến giáp

7.1. K tuyến giáp kiêng ăn gì?

Bệnh nhân K tuyến giáp nên hạn chế, tránh ăn những thực phẩm sau:

  • Đậu nành, sữa đậu nành, đậu phụ: Món ăn từ đậu nành gây cản trở sự hấp thu i-ốt của tuyến giáp.
  • Người bệnh K tuyến giáp điều trị bằng i-ốt phóng xạ sẽ được các bác sĩ hướng dẫn cho chế độ ăn ít i-ốt hơn để hỗ trợ cho việc điều trị. Trước khi uống phóng xạ 2 tuần và sau khi uống 5 ngày, người bệnh nên hạn chế ăn i-ốt. Sau khi điều trị xong, bệnh nhân có thể ăn bình thường.
  • Gluten: Thực phẩm giàu Gluten như lúa mì, lúa mạch,…có thể gây ra phản ứng tự miễn trong cơ thể và khiến người bệnh K tuyến giáp thêm trầm trọng.
  • Nội tạng động vật: Nội tạng động vật chứa nhiều chất béo axit lipoic phá vỡ hoạt động của tuyến giáp và ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều loại thuốc tuyến giáp.
  • Thực phẩm giàu đường: Khi người bệnh mắc K tuyến giáp, cơ thể bị suy giảm chức năng tuyến giáp và khiến cho cơ thể dễ bị tăng cân.
  • Rau họ cải: Rau cải bắp, cải bẹ trắng, súp lơ xanh…có chứa nhiều isothiocyanate gây ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp.
  • Đồ hộp: Đồ hộp chứa nhiều chất bảo quản và muối natri gây hại cho tuyến giáp.
  • Cafe: Bệnh nhân sử dụng thuốc levothyroxine điều trị bệnh K tuyến giáp không nên dùng cafe vì nó làm giảm khả năng hấp thu thuốc.

Uống cà phê làm ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh K tuyến giáp

Uống cà phê làm giảm khả năng hấp thụ thuốc điều trị

7.2. K tuyến giáp nên ăn gì?

Bệnh nhânK tuyến giáp nên ăn các thực phẩm sau đây để hỗ trợ hoạt động của tuyến giáp:

  • Các loại hạt: Hạt bí, hạt hướng dương, hạt điều,…rất giàu magie tốt cho tuyến giáp và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng.
  • Hải sản: rong biển, tôm, cua,…là những loại thực phẩm cung cấp i-ốt tự nhiên cho người bệnh K tuyến giáp.
  • Rau lá xanh: rau bina, rau diếp,…tốt cho hoạt động của tuyến giáp vì chứa nhiều magie.
  • Hoa quả tươi: Các loại hoa quả nhất là quả mọng như dâu tây, mâm xôi,…chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa và khoáng chất tốt cho người bệnh K tuyến giáp.
  • Thực phẩm giàu selen: cá ngừ, cá hồng,…là những loại thực phẩm chứa selen có tác dụng cho việc sản sinh và điều tiết nồng độ T3.

Ăn nhiều rong biển giúp phòng bệnh phình tuyến giáp

Rong biển là thực phẩm chứa nhiều i-ốt thành phần phòng bệnh hiệu quả

8. Thuốc chữa K tuyến giáp

Với những người bệnh điều trị K tuyến giáp và phải cắt bỏ tuyến giáp thì sẽ phải sử dụng thuốc levothyroxine từ sau khi phẫu thuật cho đến hết đời. Loại thuốc này có tác dụng duy trì mức độ TSH trong tuyến yên để chúng không kích thích sự tăng trưởng của tế bào ung thư, đồng thời điều hòa hoạt động của tuyến giáp. 

Trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau. Người bệnh cần phải tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ về loại thuốc sử dụng, liều lượng và thời gian dùng thuốc. Tuyệt đối không được tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

8.1. Bệnh có lây không?

K tuyến giáp là bệnh phổ biến mà nhiều người mắc phải. Tuy nhiên, đây là căn bệnh hoàn toàn không lây nhiễm. Người bệnh có thể sống và sinh hoạt bình thường với người khỏe mạnh mà không sợ nguy cơ lây bệnh. 

Mặc dù vậy, bệnh có tính di truyền nên có trường hợp người trong gia đình cùng mắc bệnh nên bị lầm tưởng rằng K tuyến giáp có lây lan.

Bệnh K tuyến giáp có tính di truyền

Bệnh K tuyến giáp có tính di truyền

8.2. K tuyến giáp sống được bao lâu?

Điều trị bệnh này có thể kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Thời gian này là bao lâu phụ thuộc vào thể trạng người bệnh, phương pháp điều trị và đặc biệt là loại K tuyến giáp bị mắc phải. Thông thường, người bệnh ở dạng thể nhú và thể nang có tiên lượng tốt:

  • K tuyến giáp thể nhú: Tỷ lệ sống sau 5 năm là 95%, tỷ lệ sống sau 10 năm là 90%.
  • K tuyến giáp thể nang: Tỷ lệ sống sau 5 năm là 90%, tỷ lệ sống sau 10 năm là 70%.

Với K tuyến giáp dạng tủy, người bệnh có tỷ lệ sống sau 5 năm là 90% và sau 10 năm là 86%. Người bệnh mắc này di căn có tiên lượng xấu, tỷ lệ sống trung bình dưới 1 năm.

Người bệnh phát hiện và điều trị bệnh càng sớm thì hiệu quả nhận được càng cao hơn. 

8.3. K tuyến giáp có kiêng đám ma không?

Nhiều người truyền tai nhau rằng mắc K tuyến giáp nếu đi đám ma sẽ khiến tình trạng bệnh xấu đi. Đây là quan niệm dân gian, hoàn toàn không chính xác. Hiện nay chưa có cơ sở khoa học nào khẳng định bệnh nhân K tuyến giáp khi đi đám ma về sẽ phát bệnh nặng hơn, mà chỉ là những câu chuyện truyền miệng không rõ ràng. 

Nguyên nhân nhiều người đồn đại như vậy có thể do đi đám ma khiến người bệnh buồn rầu và ảnh hưởng đến tâm lý, chấn động tâm lý khiến cho người bệnh đã có thể trạng yếu ớt dễ suy sụp hơn, gây ảnh hưởng tới tiến trình điều trị. 

Để có thể hỗ trợ chữa trị bệnh hiệu quả, người bệnh K tuyến giáp nên để tinh thần thoải mái, tránh có tâm lý nặng nề. Nếu không giữ vững được tinh thần và sợ đau buồn quá độ thì có thể tránh đến các đám lễ hiếu này. 

Để chữa khỏi bệnh ung thư, người bệnh cần thăm khám thường xuyên cũng như theo sát pháp đồ điều trị đã được vạch ra bởi bác sĩ chuyên môn. Tuyệt đối không nên tự ý uống thuốc lạ hoặc nghe theo những lời khuyên không rõ ràng, vô cơ sở mà dễ khiến tình trạng K tuyến giáp nặng lên, gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng. 

5/5 - (2 bình chọn)
Trích dẫn
Bình luận Wordpress

Bình luận Facebook