Bật mí chế độ dinh dưỡng cho người ung thư tuyến giáp

Chế độ dinh dưỡng cho người ung thư tuyến giáp làm sao để mang lại hiệu quả tốt nhất, góp phần cung cấp đầy đủ năng lượng, tăng thêm sức đề kháng giúp người bệnh an tâm sống khỏe hơn.

Vai trò của chế độ dinh dưỡng cho người ung thư tuyến giáp

Là bệnh ung thư khá phổ biến và thường gặp ở nữ giới, bệnh ung thư tuyến giáp thường được chẩn đoán ở phụ nữ có độ tuổi trẻ hơn so với các nhóm bệnh ung thư khác. Mặc dù căn bệnh này có tỷ lệ tử vong thấp nhưng việc sống chung với thiếu mô tuyến giáp hoặc một phần tuyến giáp sẽ mang đến những nỗi lo lắng không hề nhỏ của người bệnh bởi nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng vốn có của tuyến giáp.

dinh duong cho nguoi ung thu tuyen giap

Hầu hết những trường hợp mắc ung thư tuyến giáp được gọi là hỗn hợp u nhú, u nang hoặc gọi là u nhú. Nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng chữa trị khỏi cao và ngược lại bệnh càng ở giai đoạn muộn thì khả năng chữa trị khỏi càng thấp. Để đạt được kết quả điều trị tốt nhất cho người bệnh ung thư tuyến giáp, bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp thì chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư tuyến giáp đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên chế độ ăn uống này lại không được nhiều người bệnh quan tâm dẫn đến tình trạng sức khỏe suy yếu, sụt cân, ốm yếu và không thể đáp ứng được với các phương pháp điều trị khắc nghiệt.

Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hoàn hảo: ăn gì và kiêng gì sẽ giúp người bệnh ung thư tuyến giáp không chỉ tăng cường thêm sức khỏe thể chất, tăng cường hệ miễn dịch mà còn cải thiện tình hình điều trị bệnh, cải thiện cân nặng hợp lý và đảm bảo sức khỏe điều trị bệnh ung thư tuyến giáp.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư tuyến giáp tốt nhất

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư tuyến giáp bao gồm các loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn nhằm đảm bảo vừa có thể cung cấp đầy đủ chế độ dinh dưỡng vừa giúp ích cho quá trình kiêm khem của người bệnh.

1.Bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên kiêng ăn các loại thực phẩm nào?

Các loại thực phẩm được chế biến từ đậu nành không lên men: một số loại thực phẩm được làm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu này,… có thể làm cản trở khả năng tạo hormon của tuyến giáp. Tuy nhiên nếu người bệnh sử dụng được các loại sản phẩm đậu nành đã lên men như tempeh hay tương miso trong thực dưỡng thì lại rất tốt cho cơ thể. Để giải thích cho lý do này, các nhà nghiên cứu cho rằng đậu nành làm giảm việc hấp thụ i-ốt. Vì vậy, nếu mắc bệnh mất cân bằng hormone hay ung thư tuyến giáp thì nên ăn ít hoặc không nên ăn đậu phụ hay các sản phẩm được chế biến từ đậu nành.

Người bệnh ung thư tuyến giáp không nên ăn rau cải: các loại rau cải tủy rất tốt cho cơ thể con người nhưng riêng đối với người bệnh ung thư tuyến giáp thì đây lại là những chất có khả năng cản trở các hoạt động của tuyến yên vì vậy người bệnh nên hạn chế ăn rau này, nếu ăn thì nên luộc sơ để loại bỏ các chất có hại ở trên.
Đồ ăn chế biến sẵn luôn không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là người bệnh ung thư tuyến giáp: các loại thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều calo rỗng, chất phụ gia và đậu tương chúng thường có hàm lượng chất béo cao sẽ làm giảm hoạt động của tuyến giáp thậm chí giảm tác dụng của các loại thuốc điều trị suy tuyến giáp.

Trong chế độ dinh dưỡng khoa học của người bệnh ung thư tuyến giáp thì các loại nội tạng động vật là thực phẩm nên kiêng. Vì trong nội tạng động vật có rất nhiều acid lipoic nó có thể phá vỡ hoạt động của tuyến giáp, ảnh hưởng rất lớn đến các loại thuốc điều trị ung thư tuyến giáp mà người bệnh đang sử dụng.

Các loại chất xơ và đường cũng là các loại thức ăn mà người bệnh ung thư tuyến giáp nên kiêng: chất xơ tuy tốt cho cơ thể đặc biệt là hệ tiêu hóa, nhưng nếu nạp quá nhiều chất này vào trong cơ thể thì sẽ ảnh hưởng đến các chức năng tuyến giáp, các chế phẩm có sử dụng đường cũng vậy gây tăng cân và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của tuyến giáp.

2. Vậy người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì để tốt cho sức khỏe?

Bên cạnh những loại thực phẩm cần kiêng thì người bệnh ung thư tuyến giáp cũng nên ăn các loại thực phẩm như:

Các loại rau có lá màu xanh loại trừ rau họ cải: các loại rau có màu xanh sẫm được khuyến khích cho chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư tuyến giáp, vì các loại rau này rất giàu magie, khoáng chất giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và hoạt động của tuyến giáp. Các triệu chứng của bệnh như đau cơ, mệt mỏi hay những thay đổi trong nhịp tim có thể là dấu chấm hết cho thấy trong khẩu phần ăn không nhận đủ magie vì vậy ăn các loại rau xanh rất cần thiết.

Các loại hạt ngũ cốc đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt: từ lâu các loại hạt ngũ cốc đã được biết đến là các sản phẩm giàu chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe con người. Ngũ cốc như hạt điều, hạt bí, hạt macca, hạnh nhân,… rất giàu magie, vitamin E, đồng, kẽm và tốt cho hoạt động của tuyến giáp.

Các loại hải sản có chứa omega-3: có trong cá, thịt bò, hạt lanh, cá mòi, cá hồi, tôm giúp cho các tế bào nhạy cảm với hormone tuyến giáp hơn.

I-ốt rất tốt cho người bệnh ung thư tuyến giáp: việc cung cấp đầy đủ i-ốt trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp tuyến giáp hoạt động một cách ổn định và làm giảm sự hình thành của u tuyến giáp. Tuy nhiên cũng không nên quá lạm dụng i-ốt vì nó có thể làm cho các triệu chứng của ung thư tuyến giáp trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.

Hoạt chất selen cũng nên được bổ sung cho người bệnh ung thư tuyến giáp: là loại khoáng chất cần thiết cho việc điều tiết mức T3 và sản sinh T3. Người bệnh ung thư tuyến giáp nên bổ sung nhiều hơn các loại thực phẩm tự nhiên giàu selen. Selen có trong sản phẩm Ancan cũng rất được khuyến khích để sử dụng cho người bệnh ung thư tuyến giáp.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư tuyến giáp đóng vai trò cực kỳ quan trọng nếu như người bệnh không duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và kết quả của quá trình điều trị, bởi những người bệnh có chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ có kết quả điều trị tốt hơn và có thể kéo dài thời gian sống hơn. Với những loại thực phẩm nên kiêng và nên ăn ở trên, chúng tôi hy vọng sẽ giúp người bệnh ung thư tuyến giáp có thêm những kiến thức cần thiết về việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bản thân.

3/5 - (1 bình chọn)
Tài liệu tham khảo
Trích dẫn
Bình luận Wordpress

Bình luận Facebook