Tư vấn chăm sóc bệnh nhân ung thư sau xạ trị

Bệnh nhân ung thư sau quá trình xạ trị phải chịu nhiều những thương tổn do phương pháp này để lại, sức khỏe suy yếu và cơ thể mệt mỏi, giảm cân. Vậy nên chăm sóc bệnh nhân ung thư sau xạ trị như thế nào?

Vì sao nên chăm sóc bệnh nhân ung thư sau xạ trị?

Phương pháp xạ trị là một trong những phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh nhân ung thư, phương pháp này sử dụng các tia có sóng năng lượng cao để tiêu diệt hết các tế bào ung thư trong cơ thể. Xạ trị cũng có điểm giống với phương pháp phẫu thuật đó là nó chỉ có thể gây ảnh hưởng đến 1 vị trí trong cơ thể chứ không thể làm ảnh hưởng đến toàn thể tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể như phương pháp hóa trị có thể làm.

cham soc benh nhan sau xa tri ung thu

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có thể chữa khỏi một số loại ung thư nhất định, nó còn hỗ trợ cho việc điều trị bằng phẫu thuật cả trước và sau điều trị và làm tăng hiệu quả cao của phương pháp hóa trị đồng thời cũng làm giảm những triệu chứng do bệnh ung thư này mang lại.

Chính vì vậy sau khi kết thúc quá trình điều trị người bệnh cảm thấy mệt mỏi, suy nhược cơ thể, chán ăn, rụng tóc, nôn ói, tiêu chảy, sụt cân,…. Đó là lý do vì sao cần phải chăm sóc bệnh nhân ung thư sau xạ trị

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả điều trị bệnh cho người bệnh ung thư thì những lưu ý khi chăm sóc cho bệnh nhân sau xạ trị đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Điều này bao gồm có sự kết hợp của đầy đủ các yếu tố và nhân tố sau:

  • Các bác sĩ chuyên khoa về bệnh xạ trị: là những bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và được đào tạo một cách bài bản để điều trị bệnh ung thư theo phác đồ điều trị cụ thể, các bác sĩ chuyên khoa về xạ trị sẽ là người chịu trách nhiệm hoàn toàn về kế hoạch cũng như quá trình xạ trị của bệnh nhân ung thư
  • Các kỹ sư vật lý y học cũng là người quan trọng trong quá trình chăm sóc cho người bệnh ung thư sau xạ trị: họ là nhóm những chuyên gia đảm bảo chất lượng của các thiết bị xạ trị liệu và được điều khiển bởi các loại máy móc cũng như thiết bị xạ trị nhằm phát hiện ra các loại liều lượng đúng như phác đồ điều trị mà các bác sĩ đưa ra đồng thời sẽ hỗ trợ các bác sĩ xạ trị lập kế hoạch điều trị cũng như chăm sóc cho bệnh nhân sau xạ trị.
  • Kỹ thuật viên xạ trị liệu là những người vận hành các thao tác, thiết bị xạ trị , giúp bệnh nhân xạ trị hàng ngày.
  • Điều dưỡng viên xạ trị chính là những người giúp người bệnh nắm bắt các thông tin về quá trình xạ trị cũng như theo dõi tình hình sức khỏe và tác dụng phụ của xạ trị sau khi điều trị.

Ngoài ra, việc chăm sóc bệnh nhân ung thư sau xạ trị cũng được thực hiện bởi các chuyên gia dinh dưỡng, kỹ thuật viên, người nhà, chuyên gia chăm sóc sức khỏe hay các nhà vật lý trị liệu.

Chăm sóc bệnh nhân ung thư sau xạ trị như thế nào để tốt nhất cho bệnh nhân?

Chăm sóc bệnh nhân ung thư sau xạ trị là quá trình vô cùng quan trọng bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả phục hồi sức khỏe của bệnh nhân sau khi điều trị.

cham soc benh nhan xa tri ung thu

Đặc biệt người bệnh cũng nên chú ý phần da khi bị chiếu xạ cần phải được chăm sóc một cách sạch sẽ và hạn chế tối đa những kích thích về mặt hóa học cũng như vật lý, tránh để nó cọ sát nếu không sẽ xảy ra tình trạng viêm loét sau khi tiến hành xong phương pháp xạ trị.

Còn với những trường hợp xạ trị cục bộ ví dụ như xạ trị thực quản thì sau khi tiến hành xạ trị thì người bệnh nên ăn những loại thức ăn nhẹ, mềm để dễ nhai, nuốt và tiêu hóa, với người bệnh xạ trị bệnh ung thư trực tràng thì cần tìm cách tránh bản thân bị táo bón sẽ rất hại cho sức khỏe. 

Ngoài ra, người bệnh ung thư sau khi xạ trị cũng cần phải được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể và sớm phục hồi sức khỏe cho những lần tiến hành điều trị tiếp theo.

Để có thể chăm sóc bệnh nhân ung thư sau xạ trị tốt nhất, chúng ta cũng cần phải lưu ý những điều sau:

  • Khi kết thúc quá trình xạ trị, người bệnh sẽ thấy mệt: đây là kết quả của quá trình điều trị xạ trị khiến thiếu ngủ, đau, ăn uống kém, stress. Vì vậy sau khi xạ trị xong người bệnh không nên cố hết sức lực để làm việc mà thay vào đó nên có những bài tập thể dục nhẹ nhàng. 
  • Tổn thương ở vùng da sau xạ trị thì cần phải tránh những kích thích vùng da, dùng sữa tắm nhẹ, tắm rửa với nước ấm và không nên mặc đồ chật, làm xước vùng da điều trị, không chà xát, gãi tại vùng da xạ trị.
  • Chăm sóc răng miệng thường xuyên cũng là một trong những lưu ý quan trọng khi điều trị xạ trị xong, trong đó đặc biệt là vùng đầu – mặt – cổ. Vệ sinh răng miệng bằng bàn chải mềm thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa hoặc bác sĩ điều trị, đồng thời không sử dụng thuốc lá, chất kích thích, các loại gia vị khô cứng.
  • Sau khi xạ trị, có một số người bệnh sẽ bị nôn ói thì nên ăn nhẹ khoảng từ 1 tiếng đến 2 tiếng sau khi điều trị, nên ăn các loại thức ăn mềm, lỏng và ăn uống từ từ chậm rãi.
  • Trong một vài trường hợp sau khi xạ trị, người bệnh bị tiêu chảy. Chúng ta có thể tránh được điều này bằng cách cho người bệnh hạn chế ăn các loại thức ăn sống hay nhiều chất xơ ngay từ lúc đầu của quá trình xạ trị, nên cho người bệnh ăn nhiều chất có chứa kali tự nhiên như khoai tây, chuối giúp cung cấp lại đầy đủ khoáng chất bị mất khi cơ thể người bệnh ung thư bị tiêu chảy.
  • Rụng tóc cũng là một trong những tác dụng phụ của quá trình xạ trị ung thư, khi xảy ra điều này thì người bệnh cũng không nên lo bởi sau khi điều trị xạ trị vùng đầu thì tóc sẽ thường được mọc lại.

Chăm sóc bệnh nhân ung thư sau xạ trị là việc vô cùng quan trọng và chúng ta không nên lơ là, bỏ qua bởi đây là quá trình ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như kết quả điều trị cuối cùng của bệnh nhân.

 

4/5 - (1 bình chọn)
Tài liệu tham khảo
Trích dẫn
Bình luận Wordpress

Bình luận Facebook