Phình tuyến giáp là một căn bệnh khá phổ biến về tuyến giáp. Bệnh ảnh không chỉ hưởng đến sức khỏe và hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể mà còn làm tác động tới bề ngoài, giảm tính thẩm mỹ cho người bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có hiểu biết đầy đủ kiến thức về loại bệnh phổ biến này. Dưới đây là 8 thông tin chi tiết về căn bệnh này mà bạn nên biết để phòng chống bệnh một cách hiệu quả nhất.
Nội dung bài viết
1. Phình tuyến giáp (U nang tuyến giáp) là gì?
Phình tuyến giáp hay u nang tuyến giáp là tình trạng tuyến giáp phình to ra quá mức làm cho vùng cổ bệnh nhân to ra bất thường. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn kèm theo các triệu chứng khó chịu làm sức khỏe người bệnh giảm sút.
Bệnh phình tuyến giáp được phân vào nhóm ” Cường giáp do tăng sự kích thích” đây là mối quan tâm đáng lo ngại của
Những dấu hiệu bệnh phình tuyến giáp
Phình tuyến giáp được phân loại thành 3 dạng cơ bản như sau.
- Phình tuyến giáp đơn thuần: Đây là dạng phình giáp phổ biến nhất mà nhiều người hay mắc phải. Khi gặp phải trường hợp này, tuyến giáp bị phình to ra nhưng không ảnh hưởng đến chức năng hoạt động bình thường của tuyến giáp. Thường nguyên nhân gây ra là do thiếu hoặc thừa i ốt, dễ điều trị bằng cách bổ sung i ốt vào bữa ăn hàng ngày.
- Phình tuyến giáp lan tỏa: là tình trạng tuyến giáp to ra ở cả hai bên. Tỉ lệ chữa khỏi hoàn toàn bệnh ở giai đoạn này khoảng 70%. Hay còn gọi là bệnh phình giáp đa hạt hay phình tuyến giáp 2 thùy.
- Phình tuyến giáp nhân: nhân khiến tuyến giáp xuất hiện một khối u đơn nhân hoặc đa nhân, lành tính hoặc ác tính. Cần sớm loại bỏ trường hợp này để bảo đảm an toàn cho người bệnh.
2. 6 nguyên nhân gây bệnh phình tuyến giáp.
Bệnh phình tuyến giáp xảy ra có thể là do các nguyên nhân sau đây:
- Thiếu i-ốt:
I-ốt là một chất không thể thiếu giúp đảm bảo hoạt động của tuyến giáp diễn ra ổn định. Khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng muối i-ốt sẽ xảy ra tình trạng rối loạn hoạt động tuyến giáp, dẫn đến nguy cơ phình tuyến giáp.
- Rối loạn miễn dịch:
Nếu hệ miễn dịch không hoạt động ổn định thì các tự kháng thể sẽ sản sinh và chống lại các hoạt động bình thường của cơ thể. Hậu quả là làm cho tuyến giáp bị rối loạn gây ra các bệnh lý về tuyến giáp trong đó có phình giáp.
- Thay đổi hormone:
Phụ nữ mang thai và sau sinh có nồng độ nội tiết tố thay đổi đã kích thích quá trình hình thành u bướu ở tuyến giáp. Vì thế, tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp ở phụ nữ cao hơn đàn ông khoảng 2 tới 4 lần.
- Di truyền:
70% bệnh nhân mắc bệnh lý tuyến giáp trong đó có phình giáp có người trong gia đình mắc bệnh về tuyến giáp. Vì vậy, nếu như gia đình bạn có người mắc phình tuyến giáp thì tỷ lệ bạn có thể mắc bệnh này cũng cao hơn.
- Chấn thương não, mắc bệnh về não:
Nếu bị chấn thương não ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến yên và vùng dưới đồi thì sẽ khiến tuyến giáp bị rối loạn và gây ra các bệnh lý trong đó có phình tuyến giáp.
- Nhiễm xạ:
Người bị nhiễm xạ do phải điều trị bệnh tật bằng phóng xạ hoặc ở trong môi trường bị phơi nhiễm thì sẽ có khả năng bị bệnh tuyến giáp.
Phụ nữ có thai đặc biệt dễ bị bệnh
3. 5 triệu chứng dễ nhận biết nhất.
Khi mắc bệnh phình tuyến giáp, cơ thể người bệnh sẽ có 5 triệu chứng dễ này.
- Cổ phình to:
Tuyến giáp bị phình sẽ làm cho vùng cổ bị sưng lên, khiến giọng nói có thể bị thay đổi, khi ăn bị khó nuốt, hay nghẹn…
- Da và tóc thay đổi:
Phình tuyến giáp làm hoạt động của tuyến giáp bị ảnh hưởng, kém đi, khiến cho da và tóc người bệnh có sự thay đổi. Tóc trở nên yếu và dễ gãy rụng hơn, da nhạy cảm hơn.
- Hồi hộp, hay run, lo âu:
Những người mắc bệnh lý về tuyến giáp nói chung và bệnh phình giáp nói riêng thường hay bị hồi hộp, lo âu, đi kèm với các biểu hiện như tim đập nhanh, hay bị đánh trống ngực, vã mồ hôi…
- Rối loạn kinh nguyệt:
Phình giáp làm ảnh hưởng đến nội tiết tố trong cơ thể vì thế gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt của phụ nữ.
- Mệt mỏi:
Những triệu chứng bệnh của phình tuyến giáp khiến người mắc bệnh thường xuyên bị mệt mỏi, kiệt sức.
Mất ngủ mệt mỏi là những dấu hiệu đầu tiên khi mắc bệnh
Với những triệu chứng này ban đầu người bệnh có thể nhầm lẫn với lại một số bệnh lý khác, cho nên cần định kỳ kiểm tra sức khỏe để đảm bảo rằng mình không có vấn đề về tuyến giáp.
4. 6 phương pháp kiểm tra phình tuyến giáp
Tổng hợp 6 phương pháp để xác định tình trạng bệnh và phân loại phình tuyến giáp thuộc dạng nào: Phình tuyến giáp lan tỏa, Phình tuyến giáp đơn thuần hay Phình tuyến giáp nhân để tìm ra phương án điều trị phù hợp đối với từng trường hợp.
Khi thấy cơ thể, đặc biệt là vùng tuyến giáp có những dấu hiệu bất thường kể trên, bạn cần đi khám ngay tại các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để xác định bệnh sớm và có cách điều trị kịp thời. Phình tuyến giáp được chẩn đoán dựa vào những cách sau:
Xét nghiệm máu có thể phất hiện ra bệnh
- Xét nghiệm máu: Việc thực hiện các xét nghiệm sau sẽ giúp bác sĩ xác định được xem liệu các triệu chứng mà bạn đang gặp phải có phải là do phình tuyến giáp gây ra hay không.
- Xét nghiệm hình ảnh: Khi kết quả xét nghiệm máu có dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ có thể thực hiện xét nghiệm hình ảnh để tìm nguồn gốc và nguyên nhân gây ra bệnh. Các xét nghiệm hình ảnh thường được sử dụng bao gồm:
- Siêu âm: Phương pháp này dùng sóng âm để tái hiện lại hình ảnh cấu trúc cơ quan. Siêu ẩm sẽ giúp các bác sĩ xem xét được các u, hạch trọng tuyến giáp. Tuy nhiên siêu âm không thể giúp xác định u lành tính hay u ác tính nên người bệnh sẽ vẫn cần làm thêm xét nghiệm khác.
- Chụp CT: Chụp cắt lớp giúp bác sĩ quan sát được các bướu lớn và phát hiện hạch ở tuyến giáp.
- Xét nghiệm hình ảnh hạt nhân: Phương pháp sử dụng độ hấp thụ i-ốt phóng xạ để kiểm tra hoạt động của tuyến giáp.
- Sinh thiết: Chọc hút sinh thiết bằng 1 kim siêu nhỏ vào hạch tuyến giáp sau đó lấy mẫu tế bào này đem đi xét nghiệm.
Sinh thiết chắc chắn để phát hiện bệnh
5. 3 phương pháp điều trị phình tuyến giáp
Hầu hết các trường hợp mắc phình tuyến giáp có khối u lành tính và không gây ra sự nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh. Nếu chức năng của tuyến giáp vẫn bình thường thì không cần phải sử dụng thuốc chữa trị. Tuy nhiên, bệnh nhân phình tuyến giáp cần phải thăm khám thường xuyên và kiểm tra định kỳ để theo dõi sát sao chuyển biến của bệnh.
Nếu khối u có xu hướng to ra, chèn ép vào thanh quản, thực quản, gây khản giọng, mất tiếng, khó nuốt và ảnh hưởng đến thẩm mỹ thì các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị tùy thuộc vào tình trạng bệnh và thể trạng của bệnh nhân như:
5.1. Điều trị bằng sóng cao tần
- Chỉ định: Sử dụng cho những khối u lành tính và có kích thước dưới 3cm.
- Nguyên tắc điều trị: Phương pháp này sử dụng sóng cao tần đốt trực tiếp bướu tuyến giáp.
- 2 bước thực hiện:
- Bước 1: Xác định vị trí chính xác của khối u bằng nhiều phương án chuẩn đoán hình ảnh, siêu âm.
- Bước 2: Sử dụng thiết bị tập trung sóng cao tần ”đốt” tế bào u tuyến giáp lành tính.
- Thời gian điều trị: Sau 3-5 giờ thực hiện là bệnh nhân có thể xuất viện.
- Chi phí điều trị: Với phương pháp này người bệnh thường cần chuẩn bị từ 25 – 30 triệu đồng cho một liệu trình điều trị bệnh.
Chữa trị bệnh bằng sóng cao tần
5.2. Phẫu thuật nội soi
- Chỉ đinh: Áp dụng cho bệnh nhân có khối u nhỏ hơn 3cm và khi người bệnh có ít hơn 3 u.
- Nguyên tắc điều trị: Can thiệp ngoại khoa, loại bỏ khối u ra khỏi cơ thể người bệnh.
- 2 Bước thực hiện
- Bước 1: Sử dụng các phương pháp chuẩn đoán hình ảnh để xác định vị trí, kích thước của khối u xơ.
- Bước 2: Tiến hành đưa thiết bị phẫu thuật nội soi từ đường miệng để tiến hành cắt bỏ khối u ra khỏi cơ thể.
- Thời gian điều trị: Có thể xuất hiện những triệu chứng phụ như chảy máu nên cần phải tiến hành theo dõi từ 5-7 ngày trước khi xuất viện. Sau khi điều trị cần có thường xuyên thăm khám và bổ sung hormone cần thiết.
- Chi phí điều trị bệnh: Chi phí mỗi lần điều trị phình tuyến giáp bằng phương pháp phẫu thuật nội soi là từ 12-20 triệu đồng.
Chữa trị bệnh dứt điểm bằng nội soi
5.3. Điều trị bằng phẫu thuật cắt laser:
Phương pháp an toàn, điều trị nhanh nhất được sử dụng tài Việt Nam.
- Chỉ định: Dùng cho trường hợp kích thước khối u còn nhỏ, chỉ mới phát hiện nhỡ thăm khám bệnh định kỳ
- Nguyên tắc điều trị bệnh: Sử dụng tia laser năng lượng cao để tiêu diệt tế bào u
- 2 bước thực hiện
- Bước 1: Xác định vị trí, kích thước chính xác bằng phương pháp siêu âm chụp CT chính xác.
- Bước 2: Tiến hành chiếu tia laser đến vị trí khối u đã được đánh dấu.
- Thời gian điều trị: từ 7-10 ngày
- Chi phí điều trị bệnh: Chi phí cho việc điều trị bệnh từ 7-12 triệu đồng tùy thuộc vào từng bệnh viện.
Phương pháp này an toàn và người bệnh có thể xuất viện ngay sau khi tiến hành phẫu thuật.
Phương pháp mới an toàn trong việc chữa trị phình tuyến giáp
6. Cách phòng ngừa bệnh
Để có thể phòng người bệnh phình tuyến giáp, cần xây dựng chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý. Ăn gì và kiêng ăn gì để hạn chế biểu hiện của bệnh, hoặc kích thước khối u ngừng phát triển.
6.1. Bệnh phình tuyến giáp nên ăn gì?
Khi bị phình tuyến giáp nên ăn ăn những thực phẩm nhiều vitamin, an toàn cho cơ thể người sử dụng. Để phòng ngừa bệnh phình tuyến giáp, bạn ưu tiên sử dụng 4 loại thực phẩm sau trong các bữa ăn hàng ngày:
- Rau xanh: Các loại rau xanh đậm có chứa nhiều Vitamin như A, K, magie và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể giúp tuyến giáp hoạt động tốt. Bạn nên ăn rau cải bina, rau ngót, rau cải xoăn, súp lơ…
- Quả mọng: Những loại quả mọng như dâu tây, nho, cà chua, việt quất, mâm xôi…đều có chứa chất chống oxy hóa, khi ăn vào cơ thể sẽ phát huy tác dụng chống oxy hóa giúp cho các tế bào tuyến giáp khỏe mạnh, giải độc cho tuyến giáp. Ngoài ra, các loại quả mọng trên cũng chứa nhiều vitamin có lợi cho cơ thể.
- Cân bằng thực phẩm chứa i-ốt: Hàm lượng i-ốt không được cung cấp đủ chính là một trong những nguyên nhân khiến cho hoạt động của tuyến giáp bị rối loạn. Vì thế, để đảm bảo cho tuyến giáp được hoạt động bình thường, bạn cần cân bằng hormone tuyến giáp bằng các thực phẩm chứa i-ốt như hải sản, rong biển…
- Sữa chua: Trong sữa chua có chứa vitamin D và probiotic có tác dụng giúp tuyến giáp hoạt động tốt hơn. Sữa chua cũng chứa nhiều lợi khuẩn giúp đường ruột và dạ dày hoạt động khỏe mạnh.
Rong biển có nhiều i-ốt tốt cho việc phòng bệnh
6.2. 3 thực phẩm tuyện đối kiêng
Phình tuyến giáp tuyệt đối phải tránh xa 3 loại thực phẩm dưới đây để đảm bảo quá trình điều trị bệnh diễn ra hiệu quả nhất
- Đồ hộp: Thực phẩm từ đồ hộp có chứa nhiều muối natri và các chất bảo quản sẽ gây hại cho cơ thể khi sử dụng trong một thời gian dài. Thay vì sử dụng đồ hộp, nên chế biến đồ ăn từ những thực phẩm tươi sống.
- Nội tạng động vật: Nội tạng động vật như ruột, gan, tim…có chứa axit lipoic. Loại axit này gây ảnh hưởng lên hoạt động của tuyến giáp. Vì thế, bạn nên hạn chế ăn nội tạng động vật để ngăn ngừa bệnh về tuyến giáp.
- Các chất kích thích: Đồ uống có cồn như rượu bia, cafe, thuốc lá…không nên sử dụng nhiều vì sẽ gây rối loạn hoạt động tuyến giáp và ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.
6.3. Chế độ sinh hoạt
Để phòng ngừa bệnh phình tuyến giáp, bạn cần xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý, lành mạnh:
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao giúp phòng bệnh hiệu quả
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn: Giúp tăng sự dẻo dai và nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Tránh xa căng thẳng, stress: Cơ thể bị căng thẳng thường xuyên sẽ khiến bạn bị mệt mỏi và ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp.
- Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ có tác dụng giúp cơ thể tái tạo năng lượng sau một ngày dài hoạt động. Duy trì giấc ngủ đủ giờ, đủ giấc giúp các cơ quan không bị rối loạn và hoạt động hiệu quả.
- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện các dấu hiệu bất thường của cơ thể cũng như tìm thấy dấu hiệu của bệnh phình tuyến giáp sớm để điều trị kịp thời.
7. 7 địa điểm chữa phình tuyến giáp
Bệnh nhân có thể khám và điều trị bệnh phình tuyến giáp tại những địa chỉ sau sao cho thuận tiện cho quá trình di chuyển.
7.1. Bệnh viện nội tiết Trung ương
Bệnh viện nội tiết Trung ương là địa chỉ tin cậy điều trị bệnh về nội tiết và rối loạn chuyển hóa trong đó có phình tuyến giáp.
- Địa chỉ: Ngõ 215 Đường Ngọc Hồi, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
- Số điện thoại: 024 3853 3527
- Giờ làm việc: Làm việc cả ngày
Bệnh viện nội tiết trung ương
- Vị trí của Bệnh viện Nội tiết Trung Ương
7.2. Bệnh viện K cơ sở hàng đầu chữa bệnh phình tuyến giáp
Bệnh viện K là cơ sở khám chữa bệnh đầu ngành về phòng chống và chữa trị bệnh u bướu nói chung. Bệnh viện có những giáo sư, tiến sĩ giỏi nhiều kinh nghiệm. Trang thiết bị khám chữa bệnh tại đây cũng rất hiện đại.
Cơ sở 1:
- Địa chỉ: 43 Quán Sứ, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Điện thoại: 024 3825 2143
- Giờ mở cửa: mở cửa cả ngày
- Vị trí bệnh viện K cơ sở 1.
Cơ sở 2:
- Địa chỉ: Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
- Điện thoại: 0936 238 808
- Giờ mở cửa: mở cửa cả ngày
- Vị trí bệnh viện K cơ sở 2.
Cơ sở 3:
- Số 30 đường Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
- Điện thoại: 0904 690 818
- Giờ mở cửa: mở cửa cả ngày
- Vị trí bệnh viện K cơ sở 3.
7.3. Bệnh viện Việt Đức cơ sở hàng đầu chữa phình tuyến giáp
Khi người bệnh phình tuyến giáp phải điều trị bằng cách phẫu thuật thì bệnh viện Việt Đức chính là lựa chọn hàng đầu. Bệnh viện là một trung tâm phẫu thuật lớn nhất Việt Nam. Đội ngũ y bác sĩ có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại sẽ có những phương pháp điều trị hiệu quả.
- Địa chỉ: 40 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Điện thoại: 024 3825 3531
- Giờ mở cửa: mở cửa cả ngày
Bệnh viện Việt Đức
- Vị trí bệnh viện Việt Đức trên bản đồ
7.4. Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu Bạch Mai
Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu thuộc bệnh viện Bạch Mai là nơi ứng dụng kỹ thuật hạt nhân vào điều trị bệnh. Tại đây có nhiều phương pháp hiện đại điều trị phình tuyến giáp cho người bệnh.
- Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
- Số điện thoại: 024 3869 3781
- Giờ làm việc: Từ 6h-21h
- Vị trí Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu Bạch Mai
7.5. Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội
Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội là nơi mà bệnh nhân mắc u bướu nói chung là phình tuyến giáp nói riêng đến điều trị.
- Địa chỉ: 42A Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Số điện thoại: 024 3821 1297
- Giờ làm việc: Làm việc cả ngày
- Vị trí bệnh viện Ung bướu Hà Nội trên bản đồ
7.6. Bệnh viện U Bướu Đà Nẵng
Bệnh viện U Bướu Đà Nẵng xây dựng cách đây 5 năm. Đây được coi là bệnh viện chữa trị phình tuyến giáp nói chung và bệnh nội tiết nói riêng tốt nhất khu vực miền Trung. Bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ trình độ cao, trang thiết bị hiện đại.
- Địa chỉ: Hoà Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng.
- Điện thoại: 0236 3717 717
- Giờ mở cửa: Mở cả ngày
Bệnh viện Việt Đức
- Vị trí bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng trên bản đồ
7.7. Bệnh viện Chợ Rẫy- Thành phố Hồ Chí Minh
Bệnh viện Chợ Rẫy có chuyên khoa tai-mũi-họng được đánh giá là chuyên khoa hàng đầu của cả nước trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, chính phủ Áo đã tài trợ để xây dựng bệnh viện thành trung tâm chữa trị ung bướu hàng đầu của cả nước. Các trang thiết bị hiện đại được Áo tài trợ sẽ nâng cao hiệu quả chữa trị cho bệnh nhân phình tuyến giáp.
- Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh – Quận 5 – Thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 028 3855 4137
- Giờ mở cửa: mở cửa cả ngày
- Vị trí bệnh viện Chợ Rẫy trên bản đồ.
8. Chi phí chữa trị phình tuyến giáp
Chi phí điều trị phình tuyến giáp phụ thuộc vào các yếu tố như nơi điều trị, phương pháp, kỹ thuật điều trị, thể trạng bệnh nhân, tình trạng bệnh. 4 loại chi phí cho việc chữa trị phình tuyến giáp cho bạn tham khảo như sau:
- Chi phí khám bệnh: Chi phí siêu âm tuyến giáp khoảng 100.000 – 220.000 đồng. Chi phí sinh thiết khoảng 1 tới 1 triệu rưỡi.
- Điều trị bằng sóng cao tần: Chi phí đốt sóng cao tần khoảng 18 tới 20 triệu đồng. Tùy thuộc vào từng bệnh viện
- Phẫu thuật nội soi: Chi phí phẫu thuật nội soi khoảng 3 tới 5 triệu
- Điều trị bằng i-ốt phóng xạ: Chi phí khoảng 3 – 5 triệu/lần. Người bệnh phải sử dụng từ 3-5 lần nên chi phí sẽ vào khoảng 9 tới 25 triệu.
- Chi phí ăn uống sinh hoạt: Tùy thuộc vào từng khu vực, chế độ ăn ngủ nghỉ của người bệnh và người nhà bệnh nhân thường giao động ở mức 200.000 VNĐ/người/ngày.
- Chi phí đi lại: Chi phí xe cấp cứu, xe khách, taxi, xe ôm phục vụ công tác di chuyển của người bệnh và người nhà bệnh nhân.
Trên đây là tất cả những kiến thức cần thiết về bệnh phình tuyến giáp mà bạn cần biết. Hy vọng đã giúp bạn có những tham khảo hữu ích.