U nang tuyến giáp là một trong những căn bệnh phổ biến về tuyến giáp. Mặc dù bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều phiền toái cho người mắc.
Chính vì thế, việc trang bị những kiến thức liên quan đến bệnh lý này là vô cùng cần thiết đối với chúng ta.
Nội dung bài viết
1.U nang tuyến giáp là gì?
U nang tuyến giáp là những khối u chứa đầy dịch lỏng hay 1 phần dịch lỏng kèm mô đặc. Các khối u có thể là lành tính hay ác tính. Nang tuyến giáp được phát triển với nhiều kích thước khác nhau, từ vài mm đến vài cm.
U nang tuyến giáp thường xuất hiện ở những người có độ tuổi từ 40-60 tuổi và phổ biến nhất là ở nữ giới. Người bị u nang tuyến giáp thường có cảm giác khó chịu ở vùng cổ như: Nuốt nghẹn, khàn giọng, khó thở, có cảm giác đau và căng tức vùng cổ…Khi khối u phát triển với kích thước lớn, người bệnh có thể cảm nhận và sờ thấy nó ở dưới cổ.
2.Triệu chứng của u nang tuyến giáp
Hầu hết u nang tuyến giáp không gây ra triệu chứng điển hình ở giai đoạn sớm. Khi khối u phát triển, người bệnh có thể xuất hiện một số biểu hiện sau:
-Nhìn thấy cổ sưng tấy.
-Khó thở hay khó nuốt
-Khàn giọng
-Đau họng
-Mệt mỏi
3.Nguyên nhân nào gây u nang tuyến giáp?
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh u nang tuyến giáp, bạn có thể tham khảo các nguyên nhân gây u nang tuyến giáp như:
U nang tuyến giáp do di truyền
Yếu tố di truyền chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh u nang tuyến giáp thường gặp nhất. Theo số liệu thống kê, có đến 70% số ca mắc u nang tuyến giáp đều có cha mẹ, anh chị em ruột hoặc người thân từng trực tiếp mắc phải căn bệnh này. Hiện tượng đó là do gen RET, một gen đã bị biến đổi và di truyền từ thế hệ bố mẹ sang con.
Tuy nhiên, cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được gen nào liên quan tới căn bệnh này. Hiện nay, người ta mới chỉ xác định được một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tuyến giáp trong đó có u tuyến giáp là do đột biến gen.
Nhìn chung, các nhà khoa học đều đồng ý rằng, những người có người thân từng mắc bệnh ung thư tuyến giáp sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người không có quan hệ huyết thống nào với người từng bị bệnh. Bởi vậy, những đối tượng này cần đặc biệt theo dõi sức khỏe và thăm khám sàng lọc u và ung thư tuyến giáp để có thể điều trị kịp thời.
U nang tuyến giáp do thiếu Iot
Rất nhiều bệnh lý về tuyến giáp trong đó có u tuyến giáp đều liên quan đến việc thiếu iốt.
Iốt là một thành phần không thể thiếu để tạo nên hormone T3, T4, giúp tuyến giáp khỏe mạnh. Đồng thời, Iốt cũng là nguyên liệu để tuyến giáp tổng hợp ra các hormone cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Do đó, một chế độ ăn thiếu iốt sẽ làm đảo lộn hoạt động của tuyến giáp và dần dần tăng nguy cơ mắc bệnh u bướu.
Thiếu iốt tuyến giáp bị thiếu nguyên liệu để tổng hợp hormone gây ra bệnh u tuyến giáp.
Hiện nay, đa số những người mắc bệnh u giáp ở miền núi cao hơn so với đồng bằng và miền biển. Nguyên nhân là do điều kiện chưa phát triển, việc tuyên truyền về các loại bệnh lý còn gặp nhiều hạn chế, dẫn đến người dân chưa ý thức được mức độ nguy hiểm của việc thiếu iốt sẽ gây ra bệnh.
U nang tuyến giáp do rối loạn hoạt động hệ miễn dịch
Rối loạn hoạt động của hệ miễn dịch là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến u tuyến giáp.
Rối loạn hệ miễn dịch dẫn đến u tuyến giáp.
Hệ miễn dịch của cơ thể được ví như là một “lá chắn” bảo vệ con người khỏi các vi rút, vi khuẩn và nhiều tác nhân gây bệnh. Do đó, nếu cơ thể có hệ miễn dịch tốt, khả năng bị u tuyến giáp sẽ rất thấp. Nhưng ngược lại, nếu hệ miễn dịch của cơ thể bị rối loạn, các vi rút và vi khuẩn xấu sẽ có cơ hội tốt để tấn công cơ thể, bao gồm cả tuyến giáp. Khi tuyến giáp bị tấn công, chúng dễ dàng bị tổn thương và có thể phát sinh ra u.
U nang tuyến giáp do bị phơi nhiễm xạ
Người bệnh u nang tuyến giáp có thể có tiền sử tiếp xúc với hóa trị, xạ trị hoặc các tai nạn, sự cố hạt nhân. Những trường hợp này có nguy cơ cao biến chứng thành ung thư tuyến giáp, suy giáp, cường giáp hoặc bướu giáp,… Điều lo ngại hơn là những người bị phơi nhiễm xạ thường phát hiện bệnh sau vài tháng, thậm chí hàng năm trời; đến lúc bệnh đã tiến triển phức tạp và không còn khả năng đáp ứng tốt điều trị.
Việc phơi nhiễm phóng xạ không chỉ là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư vòm họng, ung thư gan, ung thư não, ung thư phổi, dị tật bẩm sinh mà còn là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều bệnh lý về tuyến giáp, nhất là u tuyến giáp và ung thư tuyến giáp. Các tế bào khỏe mạnh khi bị tác động của tia xạ sẽ bị biến đổi về cấu trúc gen, trở thành các tế bào dị biệt và sinh ra u bướu, ung thư.
Nhiễm xạ là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm trong đó có u tuyến giáp
Do tính chất phân rã của các đồng vị phóng xạ là khác nhau, nên sau khi nhiễm phóng xạ, bệnh u tuyến giáp có thể không xuất hiện ngay, mà xuất hiện sau đó vài tháng, vài năm thậm chí là vài chục năm.
U nang tuyến giáp do tuổi tác và hormone
Tuổi tác và hormone cũng là hai yếu tố khiến nguy cơ mắc u tuyến giáp tăng cao. Đa phần bệnh nhân bị u tuyến giáp là phụ nữ trong độ tuổi từ 30 – 50. Tỷ lệ này cao gấp khoảng 2 – 4 lần so với đàn ông.
Đa phần u tuyến giáp thường gặp ở phụ nữ độ tuổi từ 30 – 50
Sở dĩ vậy là do phụ nữ phải trải qua nhiều giai đoạn khiến cho nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi như mang thai, sau sinh, tiền mãn kinh. Chính sự thay đổi hormone này đã kích thích hình thành u bướu ở tuyến giáp. Theo thời gian, các khối u này có thể phát triển thành ung thư.
Xem thêm: Tại sao nên tầm soát ung thư định kỳ.
U nang tuyến giáp do rối loạn trong hệ miễn dịch
Khi hệ miễn dịch bị rối loạn, các hormone cơ thể sẽ bị biến đổi theo và dẫn đến các bệnh lý như viêm giáp, suy giáp hoặc hình thành hạch, bướu ở tuyến giáp. Đây là các căn bệnh tiến triển một cách chậm chạp, âm thầm nên rất khó để phát hiện ra bệnh sớm. Đặc biệt, phụ nữ mang thai là đối tượng nhạy cảm, dễ mắc phải căn bệnh này nhất bởi hormone cơ thể họ sẽ biến đổi rất lớn trong quá trình thai nghén.
U nang tuyến giáp do mắc bệnh về não hoặc chấn thương não
Việc sản xuất hormone của tuyến giáp được điều khiển bởi tuyến yên (nằm ở đáy não) và vùng dưới đồi trong não. Chính vì vậy, những người mắc bệnh về não hoặc chấn thương não có thể làm cho hai vùng này hoạt động không hiệu quả, gây ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp.
Tuyến giáp tiết ít hormone hơn lâu dần bị suy và dễ dẫn đến các bệnh như: suy giáp, bướu cổ, viêm tuyến giáp, u tuyến giáp…
Tổn thương não vùng dưới đồi và tuyến yên làm suy giảm chức năng của tuyến giáp gây u giáp
U nang tuyến giáp do di chứng của viêm tuyến giáp hoặc phẫu thuật vùng cổ
Những trường hợp người bệnh từng bị viêm tuyến giáp đã được chữa khỏi hoặc từng phẫu thuật vùng cổ thì sẽ có khả năng mắc bệnh u nang tuyến giáp cao hơn người bình thường.
Ngoài ra, bệnh u nang tuyến giáp còn có thể xuất phát từ những nguyên nhân như thiếu i-ốt trong chế độ dinh dưỡng, người bệnh có tiền sử bệnh lý về não hoặc từng bị chấn thương não,… Việc xác định chính xác những nguyên nhân gây u nang tuyến giáp trên sẽ giúp bác sĩ có phác đồ điều trị hiệu quả và phù hợp nhất cho từng bệnh nhân.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Đối với bệnh nhân bị bệnh tuyến giáp, các bác sĩ sẽ phải chỉ định dùng thuốc để hạn chế các triệu chứng của bệnh. Việc dùng thuốc cũng giống như con dao hai lưỡi, bên cạnh khả năng trị bệnh cũng gây ra rất nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc tổng hợp hormone trong cơ thể.
Bệnh tuyến giáp vốn có mối liên hệ trực tiếp tới việc thay đổi hormone trong cơ thể. Do đó, khi lượng hormone bị mất cân bằng bởi thuốc, các khối u và ung thư sẽ dễ xuất hiện tại tuyến giáp hơn. Đặc biệt, các loại thuốc điều trị bệnh tuyến giáp có tác động nhiều tới nồng độ hormone T4 trong tuyến giáp, sử dụng lâu dài hoặc lạm dụng sẽ khiến tuyến giáp bị suy và hình thành u giáp.
Xem thêm: Quy trình khám điều trị bệnh ung thư tuyến giáp như thế nào?
4.U nang tuyến giáp có nguy hiểm không?
Mặc dù có tới 68% u nang tuyến giáp là lành tính, nhưng bệnh lại gây không ít những phiền phức cho người mắc, nhất là khi khối u ngày càng to lên, cụ thể như:
-Vấn đề khi nuốt hoặc thở: Khối u to lên sẽ gây chèn ép vào thực quản, làm cản trở việc tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, nó còn có thể gây chèn ép thanh quản, gây ra tình trạng khó thở.
-Người bệnh gặp phải tình trạng cường giáp: Một số ít trường hợp, u nang tuyến giáp tăng hoạt động, sản xuất quá nhiều hormone, khiến người bệnh có các triệu chứng cường giáp như giảm cân, lo lắng, hay cáu kỉnh, nhịp tim nhanh…
-Trường hợp bướu to người bệnh có thể phải phẫu thuật: Với những khối u có kích thước trên 4cm thì có thể phải chỉ định phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật u tuyến giáp chỉ nên thực hiện khi thật sự cần thiết, bởi sau phẫu thuật bệnh vẫn có nguy cơ tái phát.
5.Chẩn đoán u nang tuyến giáp
Bác sĩ có thể phát hiện u nang tuyến giáp qua việc kiểm tra cổ của bạn. Nếu nghi ngờ có khối u, các xét nghiệm có thể được chỉ định như xét nghiệm máu, xét nghiệm hình ảnh.
Một số xét nghiệm hình ảnh có thể được sử dụng, như:
-Siêu âm: Xét nghiệm này nhằm ở dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh thực của u nang.
-Chụp CT: Xét nghiệm sử dụng tia X để tạo hình ảnh 3 chiều của các mô trong cổ họng bạn.
-MRI: Thử nghiệm này sử dụng sóng radio và từ trường để tạo ra hình ảnh các mô trong cổ họng bạn. Bạn sẽ được đưa vào bên trong một loại máy lớn, hình ống trong vài phút, trong khi hình ảnh từ máy được gửi đến và hiển thị trên máy tính.
6.U nang tuyến giáp điều trị thế nào?
Với mỗi loại u, tùy thuộc vào kích thước, tính chất cũng như thành phần của nó mà có những phương pháp điều trị thích hợp.
-Đối với u nang tuyến giáp lành tính: Nếu u nhỏ và không gây ảnh hưởng thì chưa cần điều trị, tái khám thường xuyên và xét nghiệm đầy đủ. Đối với u lớn có thể phải điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
-Đối với u nang tuyến giáp ác tính hay nghi ngờ ác tính: Giải pháp chữa trị trong trường hợp này là cần tiến hành phẫu thuật. Nếu bệnh tiến triển nhanh, có thể sẽ phải xạ trị iod phóng xạ hay cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh. Một số biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật tuyến giáp như suy giáp, khàn giọng…
U tuyến giáp là căn bệnh khá nguy hiểm và có nguy cơ phát triển thành ung thư hay thậm chí gây tử vong. Vì vậy, hãy tới ngay các cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.
7.U nang tuyến giáp có thể tự khỏi không?
Để trả lời nội dung này, các chuyên gia cho biết: Bệnh u nang tuyến giáp có thể được kiểm soát nếu như người bệnh áp dụng đúng phương pháp. Kích thước khối u có thể teo nhỏ mà không cần phải dùng thuốc hay sử dụng các phương pháp phẫu thuật, xạ trị nếu như người mắc có chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý và áp dụng các biện pháp cải thiện an toàn, hiệu quả. Một trong các phương pháp được chuyên gia khuyên dùng và đánh giá cao đó là sử dụng thảo dược thiên nhiên.
8.Chế độ dinh dưỡng cho người bị u nang tuyến giáp
Để hỗ trợ điều trị hiệu quả u nang tuyến giáp, người bệnh nên lưu ý chế độ ăn uống. Bởi lẽ, những thực phẩm mà chúng ta nạp vào cơ thể sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của tuyến giáp, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến sự tiến triển của bệnh.
Người bị u nang tuyến giáp nên kiêng những thực phẩm gì?
-Nội tạng động vật
-Các thực phẩm chế biến sẵn
-Thực phẩm có chứa nhiều đường hay chất xơ
-Những thực phẩm có chứa gluten.
-Chất kích thích như rượu, bia, café…
Bị u nang tuyến giáp nên ăn gì?
Bên cạnh việc lưu ý những thực phẩm cần kiêng, người bị u nang tuyến giáp nên biết lựa chọn thực phẩm tốt cho tình trạng của mình. Các thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung bao gồm:
-Trái cây tươi
-Thực phẩm giàu iod
-Các loại hạt
-Các loại cá
Hy vọng những thông tin mà bài viết chia sẻ đã giúp bạn đọc giải đáp những băn khoăn xoay quanh bệnh u nang tuyến giáp. Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, có chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thường xuyên cũng là yếu tố giúp bệnh u nang tuyến giáp cải thiện nhanh chóng.